Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 106 đến tiết 110

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 106 đến tiết 110

Tiết 106-107

CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG –TEN

( Trích )

 Hi-pô-lit Ten

I .Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: Bằng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy-phông về 2 con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật : in đậm dấu ấn , cách nhìn , cách nghĩ riêng của nghệ sĩ .

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ,phân tích luận điểm , luận chứng trong văn nghị luận , so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng .

 - thái độ: Căm ghét cái xấu xa bẩn thỉu trong cuộc sống , trân trọng cách nhìn tuyệt vời của nhà nghệ thuật .

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK , bảng phụ , bài thơ “ Chó sói và chiên con ”

 + Phương pháp : Thảo luận , diễn giảng , phân tích , đọc diễn cảm , vấn đáp

 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , SGK

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’ )

 2. Kiểm tra ( 4’ )

 Câu hỏi 1 : Trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới . Vũ Khoan có viết “ Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ” . Em thấy như thế nào ?

 Câu hỏi 2 : Để Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới , thế hệ trẻ Việt Nam cần biết được điều gì ? Vì sao ?

3.Bài mới ( 81’ )

Gọi HS đọc bài thơ Chó sói và chiên con – La Phông-ten

Ai chẳng biết chó sói là loài động vật ăn thịt hung dữ , ranh ma , xảo quyệt còn cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành , chậm chạp , yếu ớt , thường là mồi ngon của chó sói. Cùng là một loài động vật ấy , nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật học , thì những con vật này được miêu tả , phân tích khác hơn so với một nhà thơ . Sự khác nhau đó như thế nào . Đọc đoạn văn nghị luận của Hi-pô-lit Ten , chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời ( 2’)

Phương pháp Nội dung

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 106 đến tiết 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 106-107
CHÓ SÓI VÀ CỪU 
TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG –TEN
( Trích )
 Hi-pô-lit Ten
I .Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Bằng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy-phông về 2 con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật : in đậm dấu ấn , cách nhìn , cách nghĩ riêng của nghệ sĩ .
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ,phân tích luận điểm , luận chứng trong văn nghị luận , so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng .
 - thái độ: Căm ghét cái xấu xa bẩn thỉu trong cuộc sống , trân trọng cách nhìn tuyệt vời của nhà nghệ thuật .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK , bảng phụ , bài thơ “ Chó sói và chiên con ”
 + Phương pháp : Thảo luận , diễn giảng , phân tích , đọc diễn cảm , vấn đáp
 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , SGK
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới . Vũ Khoan có viết “ Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất ” . Em thấy như thế nào ?
 Câu hỏi 2 : Để Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới , thế hệ trẻ Việt Nam cần biết được điều gì ? Vì sao ?
3.Bài mới ( 81’ )
Gọi HS đọc bài thơ Chó sói và chiên con – La Phông-ten
Ai chẳng biết chó sói là loài động vật ăn thịt hung dữ , ranh ma , xảo quyệt còn cừu là loài vật ăn cỏ hiền lành , chậm chạp , yếu ớt , thường là mồi ngon của chó sói. Cùng là một loài động vật ấy , nhưng dưới ngòi bút của một nhà sinh vật học , thì những con vật này được miêu tả , phân tích khác hơn so với một nhà thơ . Sự khác nhau đó như thế nào . Đọc đoạn văn nghị luận của Hi-pô-lit Ten , chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời ( 2’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 30’ ) Đọc diễn cảm ,vấn đáp
Cho HS dựa vào SGK để nêu đôi nét về tác giả
Đọc rõ ràng , mạch lạc ( 2 HS )
 + HS1 : Từ đầu tốt bụng như thế
 + HS2 : Còn lại
Tìm hiểu từ khó ( ngoài các từ đã được chú giải ở SGK có thể cho HS nêu thêm một số từ khác để giải thích )
Xác định bố cục đoạn nghị luận , đặt tên cho từng phần ?
Tìm sự giống nhau trong biện pháp lập luận trong 2 phần ?
* GV giải thích thêm : Cách triển khai các ý khác nhau , không lặp lại ( khi nói về cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten ) .
Hoạt động 2 ( 45 ’) Phân tích , diễn giảng , đàm thoại , thảo luận
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông , cừu là nhân vật như thế nào ? ( HS tái hiện ) .
Ngoài đặc điểm trên , cừu của La Phông-ten có đặc tính gì khác ( thảo luận nhóm 3’)
HẾT TIẾT 1
Chó sói dưới con mắt của Buy-phông thì như thế nào ?
Còn La Phông-ten , chó sói ra sao ? ( HS tái hiện ) .
Chó sói là một tên trộm cướp nhưng bất hạnh ,độc ác mà khổ sở , là nhân vật chính để La Phông-ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc . Ý kiến em ra sao ? ( dựa vào bài chó sói và chiên con , suy nghĩ , phát biểu cá nhân ) .
 * Muốn ăn thịt cừu→ bịa nhiều lí do ( vụng về , sơ hở )→ cừu non vạch trần .
Theo em , Buy-phông đã tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào ? nhằm mục đích gì ?
Còn La Phông-ten , ông tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào ? nhằm mục đích gì ?
Qua đó em có nhận xét gì ?
Hoạt động 3 ( 4 ’) Vấn đáp
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu ở đoạn văn nghị luận này là gì ?
Qua đoạn trích trên , em hiểu H.Ten muốn nói gì không ?
( Sau khi trả lời xong , cho HS đọc ghi nhớ )
I . Đọc – Hiểu khái quát
Tác giả ( SGK )
Đọc
Bố cục : 2 Phần
Phần 1 : Từ đầu tốt bụng như thế : Hình tượng con cừu .
Phần 2 : còn lại ,hình tượng chó sói
* Cả 2 phần đều triển khai mạch nghị luận : dưới ngòi bút của La Phông-ten → dưới ngòi bút của Buy-phông → Dưới ngòi bút của La Phông-ten .
II. Đọc – Hiểu chi tiết
Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của Buy-phông và La Phông-ten
Buy-phông : Cừu là con vật ngu ngốc , sợ sệt , thụ động , không biết trốn tránh khi gặp nguy hiểm .
La Phông-ten : ngoài đặc tính trên , cừu là con vật dịu dàng , đáng thương , giàu tình cảm 
Hình tượng con chó sói trong con mắt của nhà khoa học và nhà thơ
Buy-phông : Chó sói đáng ghét , hôi hám , sống gây hại , chết vô dụng 
La Phông-ten : Chói sói là bạo chúa khát máu , tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh ( lo lắng vì sự truy đuổi ) .
 * Nhà khoa học dựa trên quan sát , nghiên cứu , phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật
 *Nhà nghệ sĩ dựa trên quan sát kết hợp với cảm xúc và trí tưởng tượng cùng với phép nhân hóa giúp người đọc hiểu thêm về đạo lí ở đời: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác ; giữa cái yếu và cái mạnh .
Sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ .
III. Tổng kết ( ghi nhớ SGK )
4.Củng cố ( 3’) GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất
Câu 1 : Con cừu trong cách nhìn của nhà khoa học Buy-phông :
Hiền lành , tốt bụng .
Dễ gần , dễ thương .
Ngu ngốc và sợ sệt .
Chậm chạp và ngu ngốc .
 Câu 2 . Chó sói trong cách nhìn của nhà thơ La Phông-ten
Độc ác nhưng cũng khổ sở và thường bị mắc mưu .
Có hại nhưng đôi khi cũng đáng thương .
Nguy hiểm .
Hoàn toàn vụng về .
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép ghi nhớ , học và nắm vững kiến thức vừa hướng dẫn .
Chuẩn bị tiết 108 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí – Đọc kĩ văn bản Tri thức là sức mạnh và trả lời câu hỏi bên dưới .
Nhận xét tiết học .
 ..
Tiết 108
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÍ
 I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Nắm được kiểu bài nghị luận xã hội : nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí . 
 - kĩ năng: Nhận diện và rèn luyện kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí .
 - thái độ: Thông qua việc nghị luận nhằm xây dựng một tư tưởng , đạo lí đúng đắn cho bản thân .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK , bảng phụ .
 + Phương pháp : Thảo luận , vấn đáp , đọc diễn cảm .
 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , bảng nhóm, SGK .
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 1’ )
 Kiểm tra vở chuẩn bị của HS.
3.Bài mới ( 39’ )
Tư tưởng , đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người , các tư tưởng đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ , danh ngôn ,ngụ ngôn , khẩu hiệu hoặc khái niệm . Ví dụ : Học đi đôi với hành , có chí thì nên , khiêm tốn , khoan dung Những tư tưởng , đạo lí đó thường được nhắc đến trong đời sống . Nhưng để hiểu cho rõ , cho sâu , đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi con người . ( 1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 28 ’ ) Đọc diễn cảm , vấn đáp ,thảo luận
* Gọi 3 HS đọc văn bản Tri thức là sức mạnh 1 lần :
+ HS1 : Đọc đoạn 1
+ HS2 : Đọc đoạn 2,3
+ HS3 : Đoạn còn lại
Văn bản trên bàn về vần đề gì ?
Văn bản có thể chia làm mấy phần ?
Hãy chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau ?
Thảo luận , ghi bảng nhóm các câu mang luận điểm chính trong bài ( 5’)
Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính ?
Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống như thế nào ?
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí là như thế nào ? ( sau khi cho HS trả lời , GV cho đọc mục ghi nhớ chấm 1 )
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này ra sao ? ( tương tự sau khi cho HS trả lời , GV cho đọc mục ghi nhớ chấm 2 )
Hình thức trình bày ra sao ? ( sau khi cho HS trả lời , GV cho đọc mục ghi nhớ chấm 3 )
Gọi HS khác đọc to , rõ lại toàn bộ phần ghi nhớ
Hoạt động 2 ( 10 ’) đọc diễn cảm,vấn đáp
Gọi 1 HS khá đọc văn bản Thời gian là vàng 
Văn bản thuộc loại nghị luận nào ?
Nghị luận vấn đề gì ?
Chỉ ra các luận điểm chính ?
Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì ?
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Văn bản Tri thức là sức mạnh bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người tri thức .
Văn bản chia 3 phần :
Đoạn 1 : Nêu vấn đề cần bình luận (MB).
Đoạn 2, 3 : ( TB ) lập luận chứng minh vấn đề ( 2 VD chứng minh tri thức là sức mạnh ).
Đoạn 4 : ( KB ) Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ ( mở rộng để bàn luận ).
Các câu mang luận điểm chính trong bài :
Nhà khoa học tri thức là sức mạnh .
Sau này có được sức mạnh .
Tri thức đúng là sức mạnh .
Rõ ràng làm nổi .
Tri thức cũng cách mạng .
Tri thức có quý trọng tri thức .
Họ không biết lĩnh vực
Phép lập luận chủ yếu trong bài là chứng minh .
So sánh :
Nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống : Từ sự việc , hiện tượng đời sống → Khái quát thành vấn đề tư tưởng , đạo lí .
Nghị luận về vấn đề tư tưởng , đạo lí : dùng giải thích , chứng minh → làm sáng tỏ các tư tưởng , đạo lí quan trọng trong đời sống .
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập 
 Văn bản Thời gian là vàng 
Nghị luận một vấn đề tư tưởng , đạo lí .
Nghị luận về giá trị của thời gian .
 Các luận điểm chính :
Thời gian là sự sống ,
Thời gian là thắng lợi ,
Thời gian là tiền ,
Thời gian là tri thức .
Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh .
4.Củng cố ( 3 ’ ) GV treo câu hỏi bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất
Câu 1 : Nghị luận một vấn đề tư tưởng , đạo lí là :
Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng
Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức
Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực lối sống
Tất cả những trường hợp trên
Câu 2 : Mục đích của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí là :
Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí 
Chỉ ra chỗ đúng , chỗ sai của một tư tưởng nào đó
Khẳng định tư tưởng của người viết
Tất cả các trường hợp trên
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép và học thuộc ghi nhớ .
Chuẩn bị tiết 109 : Liên kết câu và liên kết đoạn văn (chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK ).
Nhận xét tiết học
Tiết 109
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: HS nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn .
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu ,liên kết đoạn khi viết văn .
 - thái độ: Có ý thức trong việc liên kết câu , đoạn khi giao tiếp cho mạch lạc , rõ ràng .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK , Bảng phụ .
 + Phương pháp : vấn đáp , gợi tìm , thực hành , diễn giải ,phân tích .
 - học sinh : bảng nhóm , vở chuẩn bị , vở ghi .
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Thành phần gọi – đáp là gì ? Cho ví dụ .
 Câu hỏi 2 : Thành phần phụ chú là gì ? Cho ví dụ .
3.Bài mới ( 36’ )
 Trong ngôn ngữ giao tiếp , giữa câu với câu , giữa đoạn với đoạn bao giờ cũng có sự kết nối ý nghĩa với nhau . Vậy sự kết nối đó như thế nào ? Ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay .
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 20’ ) Gợi tìm ,vấn đáp , diễn giải .
*GV treo bảng phụ ghi đoạn văn ( Tr.42 )
*Gọi HS đọc .
*Cho lớp lần lượt xác định yêu cầu :
Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ?
Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ?
Nội dung chính của mỗi câu ?
Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào ?
Hướng dẫn HS vào phần ghi nhớ .( GV phân tích , diễn giải , minh họa ví dụ )
Hoạt động 2 ( 16 ’) Thực hành , phân tích
Gọi HS đọc đoạn văn .
Chủ đề của đoạn văn là gì ?
Nội dung của các câu văn trong đoạn phục vụ chủ đề ấy như thế nào ?
Các câu được liên kết với nhau bằng những phép nào ?
I. Khái niệm liên kết
1. Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ .
Chủ đề của đoạn là một bộ phận làm nên “ Tiếng nói của văn nghệ ” ( bộ phận – toàn thể ) .
2. Nội dung chính của mỗi câu :
Câu 1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại .
Câu 2 : Khi phản ánh thực tại , người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ .
Câu 3 : Cái mới mẻ ấy là thái độ , tình cảm và lời nhắn gởi của người nghệ sĩ .
3. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các câu được thể hiện :
Lặp từ vựng : Tác phẩm – tác phẩm.
Cùng trường liên tưởng : Tác phẩm , nghệ sĩ .
Thay thế : Nghệ sĩ – anh ; thực tại – cái đã có rồi .
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
1.Chủ đề : Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực và trí tuệ con người Việt Nam .
Nội dung các câu đều xoay quanh điểm mạnh , điểm yếu ấy .
Câu 1 : Khẳng định điểm mạnh .
Câu 2 : Tính ưu việt của điểm mạnh .
Câu 3 : Khẳng định điểm yếu .
Câu 4 : Phân tích biểu hiện cụ thể của yếu kém .
Câu 5 : Khẳng định nhiệm vụ cấp bách để khắc phục .
2. Các câu được liên kết với nhau :
Câu (2) liên kết câu (1) bằng phép thế : bản chất trời phú ấy thế thông minh nhạy bén.
Câu (3) liên kết câu ( 2) bằng phép nối : quan hệ từ nhưng .
Câu (4) liên kết câu (3) bằng phép nối : ấy là.
Câu (5) liên kết câu (4) bằng phép lặp : lỗ hỏng .
Câu (5) liên kết câu (1) bằng phép lặp : thông minh 
4.Củng cố ( 3’ ) GV treo ảng ghi câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 : Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản cùng tập trung thể hiện một chủ đề thì được gọi là :
Liên kết chủ đề.
Liên kết logic.
Liên kết hình thức.
Liên kết nội dung. 
Câu 2 : Phép liên kết hình thức mà câu sau dùng từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là :
Phép lặp .
Phép thế .
Phép nối.
Phép dùng từ đồng nghĩa.
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép và học thuộc ghi nhớ .
Chuẩn bị tiết 110 : Luyện tập Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
Nhóm 1 : Ghi bảng đoạn văn bài tập 1 a .
Nhóm 2 : Ghi bảng đoạn văn bài tập 2.
Nhóm 3 : Ghi bảng đoạn văn bài tập 3 a 
Nhóm 4 : Ghi bảng đoạn văn bài tập 4 a.
- Nhận xét tiết học .
 ..
Tiết 110
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN
( Luyện tập )
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
 - thái độ: Biết cách lập luận , trình bày một vấn đề logic .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Bảng phụ , giáo án , SGK
 + Phương pháp : thực hành 
 - học sinh : bảng nhóm , vở chuẩn bị , vở ghi , SGK
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm tra ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Về nội dung , các câu , các đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau như thế nào ?
 Câu hỏi 2 : Về hình thức , các câu , các đoạn trong văn bản liên kết với nhau bằng những biện pháp chính nào ?
3.Bài mới ( 36’ )
 Ở tiết trước , chúng ta đã tìm hiểu về sự liên kế câu và liên kết đoạn trong văn bản . Hôm nay , chúng ta sẽ luyện tập để củng cố lại kiến thức của tiết học trước .
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 12 ’) Thực hành cá nhân
 * Cho HS xác định yêu cầu bài tập 1
Nhóm 1 : treo bảng phụ bài tập 1a, cho thành viên nhóm 1 đọc – GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu .
Phần 1b,c,d cho cả lớp thực hiện và phát biểu cá nhân .
Hoạt động 2 ( 7 ’) Thực hành nhóm
Nhóm 2 : treo bảng phụ ghi bài tập 2 , thành viên nhóm 2 đọc và xác định yêu cầu bài tập .
Cho 4 nhóm thảo luận bài tập 2 (3’) – trình bày lên bảng nhóm
Hoạt động 3 ( 17 ’) Thực hành nhóm
Nhóm 3 : treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 a , nhóm 4 treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 a .
Lần lượt cho đại diện nhóm đọc và xác định yêu cầu bài tập .
Cho nhóm 1,2 thảo luận bài tập 3a – ghi kết quả lên bảng nhóm .
*Phần còn lại hướng dẫn về nhà thực hiện
Cho nhóm 3,4 thảo luận bài tập 4a – ghi kết quả lên bảng nhóm .
 *Phần còn lại hướng dẫn về nhà thực hiện
1.Xác định phép liên kết câu và liên kết đoạn
a. Câu (2) liên kết câu (1) bằng phép lặp : trường học .
Đoạn (II ) liên kết đoạn ( I ) bằng phép thế : như thế .
 b. Câu (2) liên kết câu (1) bằng phép lặp : văn nghệ .
Đoạn (II ) liên kết đoạn ( I ) bằng phép lặp : văn nghệ , sự sống .
 c. Câu (2) liên kết câu (1) bằng phép nối : bởi vì .
 d. Câu (2) liên kết câu (1) bằng phép trái nghĩa : yếu – mạnh , hiền – ác .
2. Tìm cặp từ trái nghĩa tạo sự liên kết :
(Thời gian) vật lí – (thời gian) tâm lí 
Vô hình – hữu hình
Giá lạnh – nóng bỏng
Thẳng tắp - hình tròn
Đều đặn – lúc nhanh , lúc chậm
3. Tìm lỗi liên kết nội dung và sửa chữa :
a.Các câu không phục vụ chủ đề chung .
 Sửa lại : Cắm đi một mình trong đêm . Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông . Anh chợi nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận . Bây giờ , mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối .
b. Trật tự nêu không hợp lí .
Sửa lại : Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai , sau đó chồng mắc bệnh ,ốm liền trong hai năm rồi chết . Suốt hai năm chồng ốm nặng , chị làm quần quật ..
4.Tìm lỗi liên kết hình thức và sửa chữa 
a. Dùng từ gọi loài nhện ở câu (2) (3) không thống nhất .
Sửa lại : Thay từ nó ở câu (2) (3) bằng từ chúng .
b.Từ văn phòng và hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này .
Sửa lại : Thay từ hội trường ở câu (2) bằng từ văn phòng .
4.Củng cố (3’) GV treo ảng ghi câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 : Khi các câu trong một đoạn văn hoặc các đoạn văn trong một văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí thì được gọi là :
Liên kết hình thức.
Liên kết logic.
Liên kết chủ đề .
Liên kết nội dung 
Câu 2 : Phép liên kết hình thức mà câu đứng sau sử dụng từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước gọi là :
Phép đồng nghĩa , trái nghĩa và liên tưởng .
Phép lặp. 
 c. Phép thế . 
 d. Phép nối. 
5.Dặn dò ( 1’)
Chuẩn bị tiết 111-112 : văn bản Con cò ( hướng dẫn đọc thêm ) – đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới .
Sưu tầm một số bài thơ , ca dao có hình ảnh con cò .
Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 23.doc