Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết từ vựng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết từ vựng

TỔNG KẾT TỪ VỰNG

A. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nắm vững hơn , sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở các lớp từ 6 đến lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)

 - Rèn luyện kĩ năng dùng đúng từ loại khi cần thiết.

 - Giáo dục HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu bài học ở Sgk + Sgv và các tài liệu có liên quan để soạn bài

 - HS :Ôn lại các kiến thức đã học từ lớp 6 → lớp 9, đọc và trả lời các câu hỏi ở Sgk

và lấy ví dụ minh hoạ .

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động :

 HĐ 1: Khởi động

 a. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 - Kiến thức GV kiểm tra kết hợp luôn khi nhắc khái niệm và làm bài tập .

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9 	Ngày soạn:10/10/08
 Tiết 43 	Ngày dạy:15/10/08
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm vững hơn , sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở các lớp từ 6 đến lớp 9 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
 - Rèn luyện kĩ năng dùng đúng từ loại khi cần thiết.
 - Giáo dục HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài học ở Sgk + Sgv và các tài liệu có liên quan để soạn bài 
 - HS :Ôn lại các kiến thức đã học từ lớp 6 → lớp 9, đọc và trả lời các câu hỏi ở Sgk
và lấy ví dụ minh hoạ .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 HĐ 1: Khởi động
	a. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 - Kiến thức GV kiểm tra kết hợp luôn khi nhắc khái niệm và làm bài tập .
 b. Bài mới:
 HĐ 2:GV hướng dẫn HS ôn lại các khái niệm 
- H: Vẽ sơ đồ từ loại tiếng Việt?
- H: Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
- H: Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
- H: Từ phức có mấy loại? Nêu khái niệm và cho ví dụ ?
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 theo nhóm (mỗi nhóm làm 01 bài)
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét , bổ sung
- GV nhận xét và chốt lại
- H: Thành ngữ là gì ?
- H: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ?
- Học sinh làm theo nhóm từ bài tập 2 đến bài tập 4.
- Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- H: Nêu khái niệm nghĩa của từ?
 - GV sử dụng bảng phụ, HS lên bảng xác định.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét.
- H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
- H: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 theo nhóm.	 
- Đại diện nhóm 1 lên làm.
- Lớp nhận xét bổ sung 
 (Chuyển tiết 44)
- H: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?
- H: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Đại diện nhóm 2 lên làm.
- Nhận xét bổ sung 
- H: Nêu khái niệm từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
- HS làm bài tập 2
+HS thảo luận nhóm làm bài tập 3
- Đại diện nhóm 3 lên làm.
- Nhận xét bổ sung 
- H: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
- HS thảo luận nhóm 2 bài tập trong sgk.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
- GV dùng bảng phụ có bài tập ghi sẵn cho HS lên điền từ thích hợp vào ô trống .
- H: Trường từ vựng là gì?
- HS trả lời, GV chốt ý.
- HS đọc yêu cầu bài tập và phân tích sự độc đáo của hai từ : Tắm và bể.
I.Từ đơn và từ phức .
	1.Khái niệm và cấu tạo.
	 Từ loại 
Từ đơn Từ phức
 Từ láy Từ ghép
 2. Bài tập
*	BT 2: - Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tơi tốt, bọt bèo, cỏ cây đón đưa, nhường nhịn, rung trời, mong muốn.
- Từ láy: Nho nhỏ, lấp lánh, xa xôi, 
*	BT 3.Từ láy giảm nghĩa :Trắng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. 
II.Thành ngữ 
1. Khái niệm:
- là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2.Bài tập:
- Xác định thành ngữ và tục ngữ 
	-Thành ngữ : b,d,e.
	-Tục ngữ : a,c.
3.Tìm thành ngữ chỉ thực vật 
	-Cây nhà lá vườn 
	-Cây cao bóng cả.
4.Thành ngữ trong văn chương 
	-Bảy nổi ba chìm 
	-Cá chậu chim lồng 
III. Nghĩa của từ 
	1.Khái niệm 
- Nghĩa của từ là phạm vi sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.	
2 Bài tập:
- Chọn cách hiểu đúng nhất :
 a. Mẹ: là người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
- Cách giải thích đúng nhất: 
b. Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
1.Khái niệm 
- Từ nhiều nghĩa là những từ có hai nghĩa trở lên.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng dựa trên cơ sở nghĩa gốc từ chuyển đổi thành một nghĩa khác.
2. Bài tập: Từ “hoa” trong“lệ hoa”được dùng theo nghĩa chuyển (lâm thời vì cha làm thay đổi nghĩa của từ ,cha thể đa vào từ điển )
V.Từ đồng âm .
	1.Khái niệm :
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau
	2 Bài tập
.a.Từ nhiều nghĩa : Vì: nghĩa của “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả của từ “lá” trong “lá xa cành”
	b.Đồng âm : Vì hai từ này không tìm thấy mối liên hệ nào về ý nghĩa ở đây 
VI.Từ đồng nghĩa :
	1.Khái niệm :
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau.
+ Đồng nghĩa hoàn toàn
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn.
	2. Bài tập: 
 BT 1:Chọn cách hiểu đúng :
- d: Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong mội trường hợp
	BT 3.Từ “xuân” có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ “xuân” có thể chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ .
-Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả .
VII.Từ trái nghĩa : 
	1.Khái niệm :
- Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau dựa trên một đặc điểm chung nào đó.
	2. Bài tập:
- Các cặp từ trái nghĩa: xấu - đẹp , xa- gần , rộng – hẹp,
- Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm: sống -chết, chiến tranh- hoà bình, đực-cái, (thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau )
- Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm : già -trẻ, yêu-ghét, cao-thấp , nông-sâu, giàu- nghèo (Các khái niệm có tính tham luận )
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
	1.Khái niệm :
- Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
+ Phạm vi rộng: phạm vi nghĩa của một từ bao hàm nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Phạm vi hẹp: phạm vi nghĩa của một từ được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
2. Bài tập:
- Hoàn thành sơ đồ và giải thích ý nghĩa các loại từ.
 Từ đơn Chính phụ
Từ Từ ghép Đẳng lập
 Từ phức Toàn bộ Vần
 Từ láy Bộ phận Ấm
	IX.Trường từ vựng :
	1. Khái niệm 
- Là tập hợp những từ có chung một nét nghĩa
	2. Bài tập: “Tắm” và “bể”: cùng trường nghĩa → Tăng giá trị biểu cảm ,có sức tố cáo mạnh mẽ.
 HĐ 4 . Củng cố - dặn dò:
 - GV hệ thống lại kiến thức đã ôn tập.
 - HS về nhà hoàn thành các bài tập còn lại. Chuẩn bị “Trả bài viết số hai”
D.Rút kinh nghiệm: 
.....

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43,44.doc