Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09 năm 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09 năm 2012

 Ngày dạy: 18/10/2012

ĐỒNG CHÍ

 -Chính Hữu -

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta

 -Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại

 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ

 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu những người lính bộ đội cụ Hồ.

II.Chuẩn bị:

 GV: Đọc văn bản,nghiên cứu sách chuẩn kiến thức , tài liệu Sgk,Sgv,soạn bài

 HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk

III.Tiến trình các hoạt động

1.ổn định

2.Kiểm tra bài

 

doc 52 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 09 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09	Ngày soạn: 15/10/2012
Tiết 43-44 	Ngày dạy: 18/10/2012
ĐỒNG CHÍ
	 -Chính Hữu -
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
	- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
	-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
	- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực 
2. Kĩ năng:
	- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
	- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ
	- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu những người lính bộ đội cụ Hồ.
II.Chuẩn bị:
	GV: Đọc văn bản,nghiên cứu sách chuẩn kiến thức , tài liệu Sgk,Sgv,soạn bài
	HS: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk
III.Tiến trình các hoạt động
1.ổn định 
2.Kiểm tra bài
	Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ” ?
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1. Khởi động : phương pháp thuyết trình
*Hoạt động 2. phương pháp thuyết trình, vấn đáp
? Nêu những nét chính về tác giả?
Gv giới thiệu thêm tác giả được phong tặng Giải thưởng HCM năm 2000
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Gv giới thiệu thêm hoàn cảnh ra đời và giá trị bài thơ.
( Cuối năm 1947, t/g tham gia chiến dịch Việt Bắc. T/g là chính trị viên đại đội, đang cùng đồng đội phục kích địch nhảy dù để đánh : Chiến dịch thì ác liệt mà bản thân t/g và các chiến sĩ chỉ phong phanh trên mình một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày, nhiều đêm phải rải lá cây làm chiếu, không chăn màn, ăn uống kham khổ. Nhiệm vụ của Chính Hữu là chăm sóc thương binh và chôn cất các tử sĩ.
 Sau trận đó, t/g bị ốm, phải nằm ở một cái lán heo hút trong cánh rừng già để điều trị. Trong thời gian này, t/g đã viết tác phẩm” Đồng chí”)
*Hoạt động 3. phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Gv hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng theo dòng tâm sự của người lính, lưu ý những từ ngữ miêu tả cuộc sống, những câu thơ sóng đôi, có vế sóng đôi, đoạn cuối ngân dài.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc--> nhận xét cách đọc của HS
- HS tìm hiểu các chú thích trong sgk
?Tìm bố cục văn bản?
(03 phần: 7câu đầu :cơ sở của tình đồng chí 
10câu tiếp theo:biểu hiện của tình đồng chí 
03câu cuối:biểu tượng vẻ đẹp của người lính)
*Hoạt động 4. phương pháp thuyết trình, vấn đáp,thảo luận nhóm ,kĩ thuật động não 
Hs đọc lại 7 câu thơ đầu.
? Cách giới thiệu quê hương của các anh có gì đặc biệt ? ( Tác giả sử dụng từ ngữ như thế nào với cấu trúc câu ra sao? ) .
? Thế nào là “ Nước mặn đồng chua”, “ Đất cày lên soỉ đá” ?
? Từ đó em hiểu gì về quê hương của các anh ?
( GV: Giới thiệu thêm về quê hương các anh:. Người từ miền biển, người từ vùng đồi núi trung du nhưng lại tụ họp về đây trong hàng ngũ CM).
? Tác giả lý giải tình đồng chí được hình thành từ cơ sở nào qua 2 câu thơ đầu ?
? Hoàn cảnh nào khiến họ xích lại gần nhau? Em hãy đọc những câu thơ đó?
? Qua những hình ảnh thơ trên, ta thấy được cơ sở thứ hai để hình thành tình đồng chí là gì?
(Có sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành tri kỷ. Đó là cuộc sống chiến đấu đã làm thay đổi tình cảm. “Súng bên súng” chung mục đích chiến đấu “đầu sát bên đầu” chung ý nghĩ, lý tưởng “Đêm rét chung chăn” là chung kỷ niệm).
? “Tri kỷ”nghĩa là sao?(chú giải/sgk)
?Vậy câu thơ “đêm rét tri ky”cho em biết thêm cơ sở nào để hình thành tình đồng chí?
?Tóm lại tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? 
? Vì sao tác giả không viết: “Đêm rét chung chăn thành đôi đồng chí” mà tách “Đồng chí” thành một dòng thơ . Điều đó có ý nghĩa gì ?
(Sở dĩ tác giả viết như trên là do ý nghĩa sẽ khác đi mặc dù cấu trúc câu không thay đổi. Bởi “tri kỷ” là hiểu bạn như hiểu ta ,là tình thân. Còn “Đồng chí”vừa là tình thân bạn bè, vừa là tình cách mạng 
Nhà thơ hạ dòng thơ đặc biệt với 2 chữ “Đồng chí” và dấu chấm than tạo một nốt nhấn trong bài thơ=> Nó như chiếc bản lề khép lại phần một và mở ra phần tiếp theo của tác phẩm )
Sang tiết 44
Hs đọc 10 câu thơ (tt). Em hãy cho biết ? Mở đầu đoạn 2 là những tâm sự gì của người lính ?
? Qua những câu thơ trên, em cảm nhận được tình cảm gì của các anh?
? Từ “mặc kệ” diễn tả tình cảm gì của người lính đối với quê nhà ? Phải chăng là sự vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm? 
( Từ “mặc kệ”vốn có nghĩa là: Bỏ tất, để lại, bỏ mặc, không quan tâm. Nhưng ở trong mạch thơ này, ta thấy đây không phải là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với gia đình , người thân mà là một thái độ, tình cảm rất đáng trân trọng của người lính nông dân:Xuất thân là nông dân nên họ rất yêu và gắn bó với mảnh ruộng, luỹ tre, con trâu, cái cày. Nhưng họ sẵn sàng bỏ lại tất cả những gì quí giá, thân thiết nhất của c/s làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. Rõ ràng, ở họ tình cảm lớn dành cho Tổ quốc, non sông đã chiến thắng tình cảm nhỏ hẹp về gia đình . Bởi vậy, từ mặc kệ thể hiện sự dứt khoát, lòng quyết tâm mạnh mẽ lúc lên đường ra tiền tuyến.
 Mặt khác, từ “ Mặc kệ “ thể hiện sự tếu táo, hóm hỉnh của những người lính trẻ)
 ? Em hiểu thế nào về câu thơ “Giếng nước...ra lính” ?
( Quê hương, người thân nhớ thương các anh khi anh giã biệt gia đình ra tiền tuyến và các anh cũng nhớ quê nhà khôn nguôi)
? Qua phân tích, theo em hiểu gì về tâm tư,nỗi lòng của các anh?
( Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của nhau, cảm thông, chia sẻ với nỗi nhớ quê hương, sự trăn trở, lo toan việc nhà, việc nước của nhau = > Đó là biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí)
? Những dòng thơ tiếp theo nói gì về người lính ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ trên?( Gợi ý: Về cấu trúc câu? phép tu từ , hình ảnh thơ ?)
 Từ đó em cảm nhận được gì về tình cảm và cuộc sống của những người lính ?
(Cùng cảnh ngộ xuất thân từ những nông dân lam lũ nghèo khổ nên các anh dễ thông cảm cho nhau hơn. Chính trong điều kiện sống chung hàng ngày mà các anh đã gắn bó với nhau, chia sẻ những gian lao của cuộc đời người lính: đó là những cơn sốt rét rừng tàn phá cơ thể : 
“Đợt rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật”.
 Hoặc những trận sốt rét rừng làm tóc các anh không mọc nổi :
“Tây Tiến đoàn binh.oai hùm”.
 Chính Hữu không những nói về cái khổ mà chủ yếu nói về sự hiểu nhau,sự đồng cảm trong gian khổ.
 Trong một tp khác tg từng viết:
“ Đồng đội ta
Nắm cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”
 Mặt khác , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, người lính rất thiếu thốn về quân trang, chưa có quân phục phát cho người lính. Họ mang theo áo quần đi chiến đấu. Khi rách thì lấy dây vá níu, buộc túm chỗ rách lại. Bởi vậy mới có giai thoại vui về “Vệ túm, vệ trọc” là vậy. Ở đây tác giả sử dụng những chi tiết rất chân thực, chọn lọc).
? Theo em sức mạnh nào giúp họ vượt lên hoàn cảnh gian khổ này ? 
( Chú ý về hình ảnh “ Nụ cười buốt giá” )
(Niềm lạc quan, cách mạng, coi thường gian khổ. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng người lính đã vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ đó).
? Cái bắt tay của anh chứa đựng những tình cảm gì ? 
? Vậy qua khổ thơ trên, em hãy khái quát lại những biểu hiện của tình đồng chí?
- Hs đọc 3 câu thơ cuối và nêu tiêu đề – Đọc chú thích “ Sương muối”:
? Bài thơ khép lại bằng một bức tranh về tình đồng chí với một thời gian, không gian và hành động rất cụ thể. Em hãy phân tích để thấy rõ ý đó ?
( - Thời gian-không gian: đêm nay, rừng hoang sương muối
 - Hành động: Đứng cạnh...chờ giặc tới 
=> Sức mạnh tình đồng đội giúp các anh vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt ). 
 Kĩ thuật động não trong 3’và trả lời câu hỏi sau:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
 GV bình giảng 
(Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm phục kích giặc của t/giả. 
Đồng thời ,hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng được gợi ra bởi nhiều liên tưởng phong phú: Ngoài tình đồng chí ,người lính còn có thêm ba người bạn nữa trong những đêm phục kích giặc đó là đồng đội, khẩu súng và vầng trăng:
 + Bạn cùng đứng gác: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó
+Súng:: Là nhiệm vụ chiến đấu , bảo vệ quê hương, là thực tế khốc liệt của cuộc chiến
+ Trăng : Là khát vọng hoà bình, là ước mơ bay bổng 
 Súng và trăng là gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ... là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa nhau . Hình ảnh vừ hiện thực vừa lãng mạn tạo nên biểu tượng cao phòng cách điển hình cho thơ ca kháng chiến . Đó là luôn có sự kết hợp giữa chất hiện thực với cảm hững lãng mạn).
*Hoạt động 5. phương pháp khái quát 
? Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của những người lính mà lại mang tiêu đề là đồng chí ?
(Đồng chí là cùng chung chí hướng, lý tưởng. Cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể CM. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất của tình đồng đội và biểu hiện sâu sắc của tình đồng đội). ? Bài thơ được diễn đạt qua những nét đặc sắc nào về nghệ thuật ?
? Từ đó, em cảm nhận được gì trong tình đồng chí của những người lính cụ Hồ ?
?ý nghĩa của văn bản?
Hs đọc Ghi nhớ/sgk.
 ? Qua bài thơ, em hãy phát biểu suy nghĩ , tình cảm của em về ngưòi lính cụ Hồ trong thời kì chống Pháp?
 * giáo dục tình cảm(- Trân trọng, yêu mến , cảm phục người lính cụ Hồ trong kháng chiến, trong thời bình
-Tình yêu thương bạn bè, biết cảm thông , sẻ chia nỗi niềm với nhau)
I.Tác giả ,tác phẩm
1.Tác giả:
Chính Hữu tên thật là Trần Đắc . Sinh:1926.Quê ở Can Lộc,Hà Tĩnh
	Làm thơ từ năm 1947, viết về nguời lính và chiến tranh
	2.Tác phẩm: 
	Viết năm 1948.Sau khi tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947.Nói về người lính cách mạng thời kì chống Pháp (1946-1954)
II.Đọc – tìm hiểu chung 
1.Đọc 
2.Chú thích
3.Bố cục 
III.Phân tích
1, Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Quê hương anh nước mặn đồng chua
-Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
-> Thành ngữ , cấu trúc câu sóng đôi
=> Cùng chung cảnh ngộ, giai cấp- thành phần xuất thân (đều là nông dân.)
-Súng bên súng,đầu đầu
- Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
=> Chung mục đích, lý tưởng chiến đấu.
=> Sự chan hòa, chia sẻ gian lao
- Đồng chí! 
-> Câu đặc biệt
=> Đỉnh cao của tình bạn, kết tinh của mọi cảm xúc, tình cảm. 
2.Biểu hiện của tình đồng chí:
- Ruộng nương ... ra lính-> Cảm thông với tâm sự của nhau
- áo anh ... không giày -> Hình ảnh chân thực cụ thể ->Sự gắn bó chia sẻ thiếu thốn ,gian lao của ngời lính
	- Thương nhau ... lấy bàn tay->Gắn bó,đồng cảm và sởi ấm lòng người
	3.Biểu tượng vẻ đẹp của người lính
- Đêm nay .. chờ giặc tới ->Sức mạnh tình đồng chí giúp họ vượt qua khắc nghiệt,gian khổ thiếu thốn
	- Đầu súng trăng treo ->Hiện thực và cảm hứng lãng mạn (liên tưởng phong phú)->Thực tại và mơ mộng,chất chiến đấu và chất trữ tình,chiến sĩ và thi sĩ
IV.Tổn ... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	***********************************
Tuần 10	Ngày soạn: 14/10/2010
Tiết 49 	Ngày dạy: 19/10/2010
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt
	- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
	- Các hình thức trau dồi vốn từ
b. Kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Nghiên cứu Sgk từ lớp 6 ->9 + Sgv,soạn bài
	*Trò: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
C.Tiến trình các hoạt động :
	1.ổn định tổ chức lớp
	2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Từ đồng âm khác từ đồng nghĩa như thế nào ? Cho ví dụ để minh hoạ 
	3.Bài mới
*Hoạt động 1. Khởi động
*Hoạt động 2. * Sử dụng phương pháp vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề	
? Có mấy cách phát triển từ vựng ?
	- giáo viên treo bảng phụ
	- Cho học sinh lên điền nội dung thích hợp vào ô trống theo sơ đồ trên 
	? Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên
	*Học sinh thảo luận cả lớp : Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ hay không ? Vì sao ?(KNS : KT động não)
	- Đại diện từng nhóm trả lời
	- Lớp nhận xét. Giáo viên thống nhất ý và chốt lại 
*Hoạt động 3. * Sử dụng phương pháp vấn đáp –tái hiện , nêu vấn đề	? 
	? Từ mượn là gì ?
	Tổ chức cho Hs làm bài tập 2 và 3
*Hoạt động 4. * Sử dụng phương pháp vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề
	? Từ Hán Việt là gì ?
	- Cho Hs đọc,xác định yêu cầu của bài tập 2 để làm
*Hoạt động 5: * Sử dụng phương pháp vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề	? Thuật ngữ là gì ?Biệt ngữ xã hội là gì ? 
	*Thảo luận cả lớp(KNS: KT động não): 
	- Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay ?
	- Làm bài tập 3
*Hoạt động 6: * Sử dụng phương pháp vấn đáp – tái hiện, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
	? Có mấy hình thức trau dồi vốn từ ?
	? Cho hs giải nghĩa những từ ở bài tập 2
	BT 3 (KNS : hoạt động nhóm(3’)/ KT động não)
I.Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
- Có hai hình thức 
 	+ Phát triển về nghĩa của từ
	+ Phát triển về số lượng từ ngữ
	• Cấu tạo thêm từ ngữ mới
	• Mượn từ ngữ nước ngoài	
II.Từ mượn
 1Khái niệm
	2.Chọn nhận định đúng : c
	3.Các từ săm,lốp,phanh,ga ... là từ
mượn nhưng đã được Việt hoá cao độ gần như đồng hoá vào vốn từ thuần Việt,còn các từ a-xít, ra-đi-ô,vi- ta-min là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai ở hình thức âm thanh
III.Từ Hán Việt
	1.Khái niệm
	2.Quan điểm đúng là : c
 IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
	1.Khái niệm
	2.Một số biệt ngữ : 
	- Trứng (điểm 0 ),phao (tài liệu dùng để quay cóp khi đi thi ),viêm màng túi (hết tiền ) -> Biệt ngữ của hs,sv
	- Cháy giáo án (hết giờ mà dạy chưa hết giáo án ) -> Biệt ngữ của giáo viên
	- Ô-sin (người giúp việc trong nhà) -> Biệt ngữ của một số người ở thành thị hiện nay
V.Trau dồi vốn từ
	1.Các hình thức trau dồi
	2.Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau
	- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa,ghi đầy đủ tri thức các ngành
	- Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói
	3.Sửa lỗi dùng từ 
 a.Béo bổ (chỉ dùng cho cơ thể) Sai ->béo bở (mang lại nhiều lợi nhuận)
 b.Đẩy mạnh (thúc đẩy cho sự phát triển nhanh) Sai -> mở rộng
4.Củng cố: 
 Sử dụng tốt từ ngữ tiếng Việt có góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không ?
5.Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị tiết “Nghị luận trong văn bản tự sự”
D.Rút kinh nghiệm: 	
*************************************
Tuần 10	Ngày soạn: 19/10/2011
Tiết 45	Ngày dạy: 22/10/2011
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu : Giúp Hs
1. Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn tự sự
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
2. Kĩ năng:
	- Nghị luận trong khi làm bài văn tự sự
	- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ:
	- Giáo dục Hs lòng yêu thương con người, có cách nhìn đời tốt.
II.Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu kĩ bài ở chuẩn kiến thức ,Sgk và Sgv,soạn bài
HS: Đọc kĩ hai đoạn trích,trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.
III.Tiến trình các hoạt động.
1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số của học sinh
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng nh thế nào?
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1:Khởi động:phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2. phương pháp vấnđáp , nêu vấn đề, hoạt động nhóm
	- Hs đọc hai đoạn trích
	- Gv chia lớp thành 4 nhóm (2nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo gợi ý của Sgk và yêu cầu của gv)
	*Thảo luận nhóm trong 5’
	? Đoạn văn 1 là lời của ai? Người ấy thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì? Tìm những câu có tính chất nghị luận trong đoạn trích?Câu nào nêu luận điểm? Để làm rõ luận điểm đó người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
? Đoạn văn 2 Thuý Kiều đối thoại với ai? Tìm những câu mang tính chất nghị luận?
Hs trao đổi trong nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản.
	? Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe,người đọc như thế nào?
	? Trong đoạn văn nghị luận,người ta thường dùng những loại từ và câu nào?Vì sao lại sử dụng các từ và câu như thế?
? Nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò như thế nào?
-Hs đọc ghi nhớ 
*Hoạt động 3. phương pháp vấn, nêu vấn đề
-Cho Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập1
- Hs làm bài tập
? Lời văn trong đoạn trích a là lời của ai? người ấy đang thuyết phục ai? thuyết phục điều gì?
-Cho Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập2
- Hs làm bài tập
? Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều?

I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1.Đọc các đoạn trích a & b
2.Nhận xét: 
Đoạn 1..Ông giáo đối thoại với chính mình,thuyết phục mình rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận” 
	- Nêu vấn đề:Nếu ta không cố ... độc ác với họ
	- Phát triển vấn đề:Vợ tôi không phải là người ác nhưng... vì thị đã quá khổ.:
+Khi người ta đau...đến cái chânđau
+Khi người ta quá khổ ... được nữa
+Vì bản tính tốt ... che lấp mất
	- Kết thúc vấn đề:Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
Đoạn 2..Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư tại phiên toà. Các câu mang tính nghị luận như:
	- Rằng:Tôi ... thường tình
	- Dễ dàng ... oan trái nhiều
	- Lòng riêng ... chiều được ai
	- Trót lòng ... nào chăng
=>Dùng câu khẳng định và phủ định,câu có mệnh đề hô ứng như: nếu ... thì, không những(không chỉ) ... mà còn, vì thế ... cho nên ,...
Dùng những từ lập luận như: Tại sao ,thật vậy, tuy thế, tuy nhiên, trước hết, sau cùng
*Ghi nhớ Sgk /138
II.Luyện tập
Bài 1: 
Ông giáo đang tự nói với mình cũng là nói với những người xung quanh,nói với người nghe.Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những ngời xung quanh	
Bài 2: 
Hoạn Thư lập luận
	- Đa ra lời khẳng định: Ghen tuông là sự thường tình của phụ nữ,chồng chung dễ ai nhường cho ai
	- Kể lại hai lần tha cho Kiều, không truy lùng khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư.Trước sau Hoạn Thư vẫn kính yêu và khâm phục Kiều
	- Bây giờ Hoạn Thư trông vào lượng trời bể của Kiều với lỗi lầm của mụ ta
=> Lập luận trên dẫn đến Kiều phải tha cho Hoạn Thư.
 4.Củng cố : 
- Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Vai trò và ý nghĩa của nghị luận trong văn bản tự sự
 5.Dặn dò: 
-Về nhà học bài 
 -Phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể
 -Soạn: Tập làm thơ tám chữ 
IV.Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc