Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm học 2013

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm học 2013

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. Mục tiêu cần đạt:

 Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

 Đặc điểm, yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Thái độ:

 Từ việc tìm hiểu, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ biết yêu thơ nói riêng, văn học nói chung

C. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P ,KP . .

2. Bài cũ :

Đặt một đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ? Trình bày cách làm kiểu bài này?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

 Cảm nhận và đánh giá đúng về giá trị của những tác phẩm văn học nói chung, đoạn thơ, bài thơ nói riêng là vấn đề không dễ. Để thuyết phục người khác rằng đó là đoạn thơ, bài thơ hay lại càng khó. Nhưng làm được điều đó chúng ta sẽ thêm yêu thích những đoạn thơ, bài thơ và bước đầu trở thành những người có năng lực đánh giá văn chương. Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27	 Ngày soạn: 12/03/2013
TIẾT 129	 Ngày dạy: 15/03/2013 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
 Đặc điểm, yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
 Từ việc tìm hiểu, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ biết yêu thơ nói riêng, văn học nói chung
C. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : 
CĐặt một đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ? Trình bày cách làm kiểu bài này?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Cảm nhận và đánh giá đúng về giá trị của những tác phẩm văn học nói chung, đoạn thơ, bài thơ nói riêng là vấn đề không dễ. Để thuyết phục người khác rằng đó là đoạn thơ, bài thơ hay lại càng khó. Nhưng làm được điều đó chúng ta sẽ thêm yêu thích những đoạn thơ, bài thơ và bước đầu trở thành những người có năng lực đánh giá văn chương. Ở tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HStìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- GV gọi một em đọc văn bản mẫu của SGK, nêu các câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời.
CVấn đề nghị luận của văn bản?
CTác giả nêu lên mấy luận điểm? Những luận cứ nào có tác dụng làm sáng tỏ các luận điểm đó ?
C Xác định bố cục của văn bản?
CNhận xét cách diễn đạt của bài văn ?
- GV gọi 2 em đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Gv hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu nêu trong phần luyện tập:
+ HS đọc lại bài thơ một lần.
+ GV hướng dẫn các em tìm ra các luận điểm khác . Chẳng hạn : luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hoặc về ước mong hoà nhập, cống hiến của tác giả.
- Gv nêu đề bài của bài tập bổ sung, hướng dẫn HS thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hương dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Phân tích ví dụ . Văn bản: Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời.
- Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của tác giả.
- Các luận điểm:
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
+ Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của tác giả.
=> Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc; phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu bài thơ .
- Bố cục : Chặt chẽ, đầy đủ các phần.
 - Mở bài : Từ đầu đến “đáng trân trọng “ : Giới thiệu bài thơ.
 - Thân bài : Tiếp đến “Chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân” : Trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ ; là sự triển khai các luận điểm.
 - Kết bài: Phần còn lại : Tổng kết, khái quát lại giá trị về nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Cách diễn đạt: Cách dẫn dắt vấn đề, phân tích hợp lí; cách tổng kết, khái quát có sức thuyết phục.
=> Với sự đồng cảm sâu sắc, người viết đã chỉ ra được cái hay, cái đẹp của bài thơ với thái độ tin yêu và tình cảm thiết tha, trìu mến.
2.Ghi nhớ : SGK.
II. Luyện tập: 
- Luận điểm về nhạc điệu của bài thơ: bất kỳ một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó; tính nhạc thể hiện ở nhịp điệp và tiết tấu của bài thơ, nó vang ngân trong tâm hồn người đọc. Bằng chứng là nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ này
- Luận điểm về bức tranh mùa xuân của bài thơ: một bài thơ hay bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố hội hoạ trong nó (tho trung hữu hoạ); tính hoạ thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, không gian, đối tượng ..được miêu tả trong bài thơ, nó giúp cho người đọc có thể hình dung ra một cách cụ thể các đối tượng và kèm theo đó là những cảm xúc khi thì hưng phấn, lúc lại bâng khuâng .
* Bài tập bổ sung: 
Đề bài : Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Lập dàn ý đại cương cho đề bài trên.
BL: 
a. Mở bài :- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và giá trị của bài thơ Ánh trăng.
b. Thân bài :Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ :
- Con người với vầng trăng quá khứ
- Con người với vần trăng hiện tại
- Suy ngẫm của nhà thơ.
- Đánh giá về bài thơ:
+ Cách xây dựng tình huống thể hiện cảm xúc.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật,
c. Kết bài :
- Khẳng định giá trị của bài thơ.
 III. Hướng dẫn tự học:
Dựa vào dàn ý viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
Học bài, nắm nội dung bài học.
Soạn bài: Tổng kết văn bản nhật dụng.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 27	 Ngày soạn:14/03/2013
TIẾT 130	 Ngày dạy: 16/03/2013 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. Mục tiêu cần đạt:
 Củng Cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đăc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của văn bản nhật ụng đã học.
2. Kĩ năng:
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Quan tâm đến những vấn đề mang tính thời sự trong cuộc sống và có thái độ đúng đắn khi đánh giá, tiếp cận những vấn đế đó,
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP...
2. Bài cũ : Kiểm tra 15 phút. (Đề, đáp án kèm theo)
Thống kê chất lượng:
Lớp
Tổng
> = 8
> = 5
< 5
< = 3
9A3
30
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Từ lớp 6 đến lớp 9, chúng ta được học một số văn bản đề cập đến các vấn đề có tính thời sự. Số văn bản ấy không chỉ của tác giả trong mà ngoài nước. Và dù tác giả là ai thì chúng đều có vai trò thiết thực đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bài hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại đặc điểm và nội dung ý nghĩa của những văn bản ấy- văn bản nhật dụng.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập, hệ thống kiến thức:
- Gọi 1 em đọc mục I. 
CVăn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không? ?Những điểm cần chú ý của khái niệm này?
 CEm hiểu thế nào là tính cập nhật ? Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan gì với nhau? 
 CTheo em những vă bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời?
 CVậy học các văn bản nhật dụng có tác dụng gì?
CKể tên và nhắc lại nội dung từng văn bản nhật dụng đã học trong toàn 
cấp ?
 CNội dung các văn bản đề cập có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài và có giá trị văn chương không ?
* Gọi 1 em đọc mục III của SGK.
CEm rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
 C Lấy ví dụ văn bản”On dịch, thuốc lá”, hãy chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể?
C Qua các lớp 6-7-8-9, em có sự chuẩn bị và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào?
 CƠ mỗi lớp, việc làm trên có sự thay đổi không ?
Gọi 2 em đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
- GV nêu yêu cầu cần luyện tập. HS thực hiện.
- Nếu còn thời gian, GV chấm bài một số em, rút kinh nghiệm cho cả lớp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Hệ thống kiến thức về văn bản nhật dụng:
1.Hệ thống kiến thức về văn bản nhật dụng 
1.1 Khái niệm văn bản nhật dụng:
a. Khái niệm : Không phải là khái niệm thể loại; Không chỉ kiểu văn bản; Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật.
b. Đề tài phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức
c. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giánhững vấn đề, hiện tượng của con người và xã hội.
d. Tính cập nhật và tính lâu dài : Có tính thời sư kịp thời , đáp ứng yêu câu của cuộc sống hiện tại vừ có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
đ. Gía trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng. Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
e. Tác dụng: Mở rộng hiểu biết toàn diện, tích cực hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
1.2.Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
Lớp
 Tên văn bản 
 Nội dung
6
1- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2- Động Phong Nha.
3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
-Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
-Quan hệ giữa thiên và con người.
7
4- Cổng trường mở ra.
5- Mẹ tôi.
6- Cuộc chia tay của những con búp bê.
7- Ca Huế trên sông Hương.
- Giáo dục nhà trường, gia đình 
 và trẻ em.
-Văn hoá dân gian.
8
8- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
9- Ôn dịch, thuốc lá.
10- Bài toán dân số.
-Môi trường.
-Chống tệ nạn xã hội.
-Dân số và tương lai nhân loại.
9
11- Tuyên bố trẻ em.
12- Đấu tranh hoà bình.
13- Phong cách Hồ Chí Minh.
-Quyền sống con người.
-Chống C.T ; Bảo vệ hoà bình.
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
1.3. Hình thức của văn bản nhật dụng:
-Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
-Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
* Ví dụ:
 VĂN BẢN : ÔN DỊCH, THUỐC LÁ.
 Kết hợp giữa yều tố biểu cảm, dùng dấu câu tu từ ở đề mục, tự sự, thuyết minh => Làm cho người đọc ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do khói thuốc lá gây ra.
1.4 Phương pháp học văn bản nhật dụng:
1- Đọc kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
2- Liên hệ với thực tế bản thân và thực tế cộng đồng.
3- Biết có ý kiến, quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp . Ví dụ như : Chống hút thuốc lá, đổ rác bừa bãi ; không dùng bao ni lông
4- Vận dụng kiến thức ở các môn học khác để hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại .( Lịch sử, địa lí, công dân, sinh vật)
* Ví dụ: Môi trường là vấn đề được đề cập trong văn bản nhật dụng ở lớp 6 và lớp 8. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập. Đặc biệt là ở môn địa lí lớp 6, lớp 7 và một số chương về “ Sinh vật và môi trường “ ở sách sinh vật lớp 9.
5- Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
6- Kết hợp việc xem tranh ảnh; nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học truyền thông trên ti vi và sách báo hàng ngày.
2. Tổng kết : Học ghi nhớ của SGK.
II. Luyện tập:
1-Thử tìm hiểu một trong những vấn đề cập nhật sau :
+ Vấn đề an toàn giao thông trên đường lưu thông ở địa phương Di Linh.
+ Bỏ thi tốt nghiệp bậc tiểu học và THCS.
2- Làm thế nào để khắc phục nạn hút thuốc lá ở lớp, trường và khu phố nơi em ở?
III.Hướng dẫn tự học:
- Rút ra bài học về phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho hiệu quả.
- Soạn bài : Ôn tập kiểm tra thơ.
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 27 T129 130.doc