Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2010

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

( Trích “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

A. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức

-Hiểu dược tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn,xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.

 2. Kĩ năng.

- Đọc hiểu truyện thơ trung đại.

- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm chất hiện thực trong văn bản.

 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức lên án, phê phán sự bất công; sự cảm thông với số phận bất hạnh của con người

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/9/2010	 	 Ngày dạy: 2/10/2010
TUẦN 8: 	 
Tiết 36, 37
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( Trích “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
A. Mục đích yêu cầu: 
 1. Kiến thức
-Hiểu dược tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn,xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
 2. Kĩ năng.
- Đọc hiểu truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm chất hiện thực trong văn bản.
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức lên án, phê phán sự bất công; sự cảm thông với số phận bất hạnh của con người
 B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc VB, một số tư liệu liên quan
 HS: Đọc kĩ VB, soạn bài
C. T iến trình các hoạt động dạy học
1/Ổn định lớp 
2Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: PP vấn đáp
GV hướng dẫn đọc: Phân biệt giọng đọc từng nhân vật:
-Gv và hs đọc một lượt hết vb. Gv sửa cách đọc cho hs
Gv kiểm tra việc hiểu từ khócảu hs
? Vì sao VB lại được đặt tên là “ MGS mua Kiều” ?Vị trí đoạn trích?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu VB
PP vấn đáp, thuyết trình , minh họa
Kĩ thuật khăn phủ bàn
? Nhân vật trung tâm của cuộc mua bán này là ai? Vì sao em lại khẳng định như vậy ?
Hs; Là MGS , vì hắn xuất hiện từ đầu đến cuối VB;Chủ động mang tiền đi mua Kiều dưới danh nghĩa hỏi vợ.
? T/ g miêu tả MGS ở những phương diện nào?
HS: Dáng vẻ, lời nói, cử chỉ...
GV yêu cầu làm việc theo kĩ thuật khăn phủ bàn
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của MGS?
?Chi tiết” Mày râu.bảnh bao” gợi lên hình ảnh một con người ntn?
? Cách ăn mặc ấy có phù hợp với tuổi tác không?Vì sao?
Hs trả lời, gv bình giảng thêm.....
?Dáng vẻ đó đã bộc lộ bản tính gì của MGS?
? MGS đến nhà Kiều cùng những ai? Với cảnh tượng ra sao? 
( + Dẫn đoàn người -> Chứng tỏ ta đây cũng có người hầu -> Sĩ diện
 + Cảnh tuợng nhốn nháo, mất trật tự không tôn trọng những người xung quanh trong buổi lễ trang trọng)
? Vì sao đến nhà Kiều, Mã lại phải tạo cho mình một dáng vẻ, một thanh thế như vậy?
( Danh nghĩa vấn danh, hỏi vợ )
? Trong lễ vấn danh, nhà gái phải biết được tên tuổi quê quán của chàng rể tương lai . Vậy, MGS đã trả lời ntn khi được hỏi tới? HS chú ý chú thích (2)/ Sgk
Hs trả lời: Không phải tên rõ ràng, cụ thể, nói mơ hồ, chung chung, thiếu thành thật vì MGS chỉ một người sinh viên ở trưòng Quốc Tử Giám họ Mã, không phải là tên riêng của người
 Nếu là sinh viên thì lời nói phải lễ phép, đàng hoàng, thưa gửi, có chủ- vị)
? Em có nhận xét gì về cách nói naỳ?
( Cộc lốc, vô học hợm của, cậy tiền)
? Thế nhưng ở lời thoại thứ 2: “ Rằng mua ngọc đến..cho tường” có gì đặc biệt?
? Vì sao hắn lại thay đổi giọng nói như vậy?
Hs: Mục đích chính là mua cho được Kiều -> đưa đẩy bằng lời lẽ khuôn sáo, bóng bẩy lễ phép để mua bằng được hàng)
GV dẫn dắt: Lời nói nho nhã đó có thực chất với con người của MGS không , chúng ta theo dõi tiếp hành vi, cử chỉ của MGS.
? T/g giới thiệu cử chỉ của hắn qua những chi tiết nào?
? “ Ngồi tót” là ngồi ntn?Hành động đó có phù hợp với hoàn cảnh này không? Vì sao?
Hs:“ Tót” : Hành độngngồi nhanh bất nhã, thiếu lịch sự vì “ Ghế trên” là ghế dành cho người lớn tuổi, Mã lại là người đi hỏi vợ -> Hành động sỗ sàng, mất tư cách -> Thói quen của của kẻ vô học, cậy mình có tiền nên không coi ai ra gì chứ không phải do sơ suất.
GV: Chiếc áo choàng giả danh sinh viên đi hỏi vợ dần dần được lột trần, đặc biệt là khi tiếp cận với Kiều
? Khi tiếp cận với nàng Kiều, Mã đã có suy nghĩ, cử chỉ gì?
? “ Cò kè” là hành động mua bán ntn? Vì sao hắn lại làm như vậy?
( Lúc đầu: Nhanh nhẹn, hấp tấp mua hàng vì chắc mẩm đây sẽ là món hàng hời
 Về sau: Chậm rãi tính toán chi li vì sợ mua hớ)
? Để khắc hoạ chân dung MGS, t/g sử dụng từ ngữ ntn với bút pháp nghệ thuật gì?
?Từ bút pháp NT đó, t/g muốn bóc trần bản chất gì của hắn?
GV chuyến ý sang mục 2: Kẻ mua người là vậy, còn nạn nhân của cuộc mua bán này ra sao? Hãy tìm đọc những câu thơ nói về Kiều.
? Lúc này Kiều đang ở trong cảnh ngộ ntn?
( Đành chấp nhận đem thân mình ra bán vì cảnh ngộ éo le của gđ)
? Trông cảnh ngộ ấy thì dáng vẻ, tâm trạng của Kiều được t/g miêu tả qua những chi tiết nào?
? Cách tả Kiều có gì khác so với cách tả MGS?
Vì sao nàng lại có dáng vẻ, tâm trạng như vậy? 
 ( Nàng là tiểu thư khuê các, đang sống trong cảnh “ Êm đếm trướng rủ màn che”, đang say đắm với mối tình đầu hạnh phúc với chàng Kim. Giờ đây, gđ bị vu oan giá hoạ, cha và em trai đang đứng trước vòng tù tội , lao lí; Với chàng Kim nàng không còn có thể vun đắp mộng ước hạnh phúc gđ
 Nỗi buồn riêng- chung chồng chất khiến cho nàng đau đớn như đứt từng khúc ruột. Bởi vậy, mỗi bước đi là nước mắt lại tuôn rơi. Trong cuộc mua bán này, nàng không hề hé một lời nào, chỉ câm lặng làm theo sự hướng dẫn của bà mối và yêu cầu của kẻ đi hỏi vợ như một cái máy.
 Đó là nỗi đau đớn, hổ thẹn, tủi nhục tột cùng vì không có cảm giác tự hào, kiêu hãnh của một cô gái được chú rể xem mặt mà chỉ là một món hàng hoá không hơn không kém
 Tất cả tài sắc của nàng chỉ làm tăng thêm số phận bi thảm của “ Cành hoa đem bán cho thuyền lái buôn” =.> Cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng bắt đầu từ đây)
* Kĩ thuật động não:
 Em hãy đọc câu cuối của đoạn trích?. Đây là câu nói của ai? Với dụng ý gì?
( Có thể là:
+ Của MGS và bọn đầy tớ: Huênh hoang, đắc chí
+Của mụ mối: Đưa tiền đầy đủ thì mọi việc sẽ trót lọt, mua bao nhiêu hàng cũng được, hàng giá trị mấy cũng mua đứt
+ Của Thuý Kiều: Có 400 lạng bạc thì sẽ giải quyết xong nỗi oan gia, mua được án, đổi trắng thay đen
+ Của tác giả: Tố cáo thế lực đồng tiền, tiền chi phối, thao túng tất cả, mãnh lực đồng tiền là vạn năng:
 -Chuyển nguy thành an, nhan sắc, tài năng trở thành món hàng tủi nhục, kẻ táng tận lương tâm trở thành kẻ mãn nguyện, tự đắc => Thế lực đồng tiền và thế lực lưu manh quan lại đã tàn phá, chà đạp gđ Kiều và cuộc đời nàng)
? Vậy lòng nhân đạo của t/g còn thể hiện ở khía cạnh nào nữa? 
( Tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên quyền sống con người)
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Nhắc lại những thành công về mặt nghệ thguật của đoạn trích?
? Em hãy rút ra nội dung chính của đoạn trích?
? Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về số phận, vị trí của người phụ nữ xưa và nay?
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
 Viết đoạn văn kể lại cuộc mua bán trên
( HS làm vào vở )
I/ Tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Vị trí: Đầu phần 2“Gia biến và lưu lạc”
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh
 a. Dáng vẻ:
- Quá niên trạc ngoại tứ tuần
-Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
=.> Sự chải chuốt đến mức lố bịch ,kệch cỡm
 giả dối.
 b. Lời nói:
-“Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
 Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần
-> Trả lời cộc lốc,thiếu thành thạt, thiếu lịch sự.
-Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
=> Giả lịch sự, nhã nhặn
 c. Cử chỉ:
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Đắn đo cân sắc cân tài
- Ép cungthử tài
- Cò kè bớt một thêm hai.-> tính toán chi li
T K: Từ ngữ gợi hình,bút pháp tả thực
=>Tên buôn người lão luyện,sành sỏi, giả dối, bất nhân,đáng ghê tởm.
 2. Nhân vật Thuý Kiều:
-Nỗi mình, nỗi nhà
- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
- bóng thẹn
- Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai
-> Hình ảnh ước lệ=> Kiều phải chịu nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề.
IV/ Tổng kết: 
( Ghi nhớ / Sgk )
VI/ Luyện tập:
4.Củng cố
Hs nhắc lại nội dung đoạn trích
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng đoạn trích
 - Đọc thêm: Kiều báo ân báo oán
_ Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự
 D * Rút kinh nghiệm
Q2
 Ngày soạn: 26/9/2010 
 Tuần 7 Ngày dạy:28/9/2010
Tiết 32: 
Miêu tả trong văn bản tự sự
 AMục tiêu cần đạt:
Giúp HS: -Thấy được vai trò của miêu tả nhân vật, hành động,sự việc,cảnh vật trong văn bản.
 -Rèn luyện kỹ năng vận dụng các yếu tố miêu tả trong VBTS
 B.Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ (ghi VD /sgk)
 HS : Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn địnhn lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự? 
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1:Tìm hiểu đề vai trò của miêu tả trong VBTS
HS: Đọc đoạn trích (bảng phụ)
? Đoạn trích kể về sự việc gì?
? Sự việc ấy diễn ra ntn? Để trả lời câu hỏi này,một bạn HS đã nêu ra các sự việc như trong sgk
HS: Đọc các sự việc ấy
? Bạn h/s đã nêu đầy đủ các sự việc chính chưa?
? Em hãy liên kết các sự việc ấy thành một đoạn văn?
? Sự việc có sinh động không nếu chỉ kể các sự việc chính như bạn? Vì sao?
? Em hãy so sánh đoạn văn mà bạn nêu với đoạn trích /sgk?Đoạn nào hay hơn?Nhờ yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện sinh động?
? Em hãy chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
(HS: Lên bảng gạch chân yếu tố miêu tả)
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
(Nhân vật:QTrung,quân lính;quang cảnh trận đánh,sự thất bại của quân giặc)
? Vậy sử dụng yếu tố m/tả trong VBTS có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk,gv chốt lại ý chính
*.Hoạt động2:Hướng dẫn luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu bài 1 là gì?
? Tìm yếu tố tả người,tả cảnh trong 2 đoạn trích “Chị em Thúy Kiều,Cảnh ngày xuân”?
Hs:(2 dãy tìm yếu tố tả người -2 dãy tìm yếu tố tả cảnh)
->2 Hs lên bảng làm)
? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?
(HS chỉ được những phương diện mà ND miêu tả ở từng nhân vật:Những hình ảnh so sánh ra sao?Vẻ đẹp 2 nàng khác nhau ntn?)
GV: ND đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả,nhất là tả người nhằm tái hiện lại chân dung “Mỗi người vẹn mười”của 2 nàng. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ,tượng trưng,một bút pháp nổi bật và quen thuộc của văn thơ cổ 
? Tác giả đã chọn những chi tiết ntn để làm nổi bật cảnh ngày xuân?
HS: Đọc yêu cầu bài 3
HS: Làm nhóm(đại diện trình bày,nhóm khác bổ sung)
? Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em?
(Gợi ý:+Giới thiệu chung 2 chị em: nguồn gốc,vẻ đẹp chung
 +Vẻ đẹp từng người ra sao?)
.Vai trò của miêu tả trong VBTS:
1.Tìm hiểu đoạn trích /sgk:
-Sự việc: vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
+Kể các sự việc chính
+Kết hợp miêu tả bằng các chi tiết
=>Bài sinh động,hấp dẫn.gợi cảm
*.Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:
-Yếu tố tả người “Chị em Thuý Kiều:”
+Mai cốt cách,tuyết tinh thần
+Khuôn trăng đầy đặn
+Nét ngài nở nang
+Hoa cười,ngọc thốt
+Mây thuatuyết nhường
+Làn thu thủy,nét xuân sơn
+Hoa ghen..liễu hờn
->Bút pháp ước lệ,tượng trưng
=>Vẻ đẹp hoàn mỹ của 2 nàng.
-Yếu tố tả cảnh:“Cảnhngày xuân”
+Con én đưa thoi
+Cỏ non xanh tận chân trời
+Cành lê trắng điểm
+Tà tà bóng ngả về Tây
+Phong cảnh thanh thanh
+dòng nước uốn quanh
+Nhịp cầu nho nhỏngang
->tả thực->cảnh rõ nét chân thực
Bài 3:Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em
 4.Củng cố:
Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự
 5. Dặn dò. 
Học bài. Làm bài tập 2
-Chuẩn bị làm bài viết số 2
D.* Rút kinh nghiệm
Tuần 7 Ngày soạn:26/9/2010 
 Ngày kiểm tra: 30/9/2010
Tiết 34,35:
	 	 Bài viết số 2-văn Tự sự 
LỚP 9, KÌ I, NĂM HỌC 2010-2011
Đề bài: Tưởng tượng 10 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 ĐÁP ÁN 
 A Yêu cầu chung.
-Thể loại: Văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
-Nội dung: Kể lại cảm xúc về buổi thăm trường.
-Hình thức: Dạng viết thư. Bố cục đủ 3 phần, nội dung đầy đủ, cảm xúc chân thành, văn phong sáng sủa, diễn đạt chôi chảy
 B Yêu cầucụ thể 
I. Phần đầu thư: (2 điểm)
- Nơi viết, ngày tháng năm
 - Lời chào
- Lý do viết thư (Hoàn cảnh lý do thăm trường cũ, công tác của mình lúc đó)
 - Cảm xúc chung khi đến trường
II. Phần chính thư: (6 điểm)
Nội dung kể và tả quá trình thăm trường cũ
1. Quang cảnh chung của trường có gì thay đổi?(Gắn với cảnh ngày hè)
+ Cổng trường, tên trường sửa lại ntn?
+ Cây cối, vườn hoa, sân Thể dục
+ Các dãy phòng học: Có thêm dãy nào mới, trang trí trong lớp ra sao...
+ Các phòng thiết bị: Phòng vi tính, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, 
2. Tâm trạng bản thân:
+ Kỷ niệm gợi về là gì?
+ Kỷ niệm với người viết thư ra sao?
+ Gặp lại những ai?(Bác bảo vệ hay các em HS đi học thêm: Bác bảo vệ thay đổi ntn? Có nhận ra mình không ? Các em HS ra sao?)
+ Cảm xúc lúc ra về.
III. Phần cuối thư: (2 điểm)
 + Lời chúc, lời tạm biệt
 +Lời hẹn ngày họp lớp, cùng bạn thăm trường
 + Ký tên
C.Cách chấm điểm: 
 * Bài 9-10 điểm:
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép yếu tố miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, cảm xúc chân thành. Không sai lỗi diễn đạt.
 - Nội dung:
 + Đầy đủ các ý chính trên .
 * Bài 7-8 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép yếu tố miêu tả phù hợp.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn phong sáng sủa, cảm xúc chân thành .Sai một vài lỗi chính tả.
 - Nội dung:
 +Đạt 3/4 các ý chính trên .
 * Bài 5-6 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép yếu tố miêu tả nhưng chưa thật hiệu quả.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng, đôi chỗ chưa rõ ràng. Còn mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
 - Nội dung:
 + Đạt ½ các ý chính trên .
 * Bài 3-4 điểm.
 -Hình thức: Đúng thể loại , có lồng ghép yếu tố miêu tả nhưng chưa thật phù hợp .
 + Bố cục chưa đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt lủng củng.
 - Nội dung:
 + Đạt 1/3 các ý chính trên .
 * Bài 1-2 điểm.
 -Hình thức: Không đúng thể loại , Không lồng ghép miêu tả.
 - Nội dung: Học sinh chỉ viết được một đoạn, hoặc một vài ý không cơ bản.
 * Bài 0 điểm.
 HS bỏ giấy trắng.
 Lưu ý
 *Khuyến khích những bài làm diễn đạt trôi chảy,sáng tạo, giàu cảm xúc thuyết phục,sử dụng yếu tố miêu tả sinh động,phù hợp.
 * GV linh động khi chấm bài
 Duyệt của BGH Duyệt của TCM Giáo viên ra đề
 Trần Thị Huyền
-Hình thức: 1 đ
-Nội dung:9 đ 
+Mở bài :1đ
+Thân bài :7 đ -ý 1(4 đ), -ý 2(3 đ
+Kết bài :1 đ
*Lưu ý
 -Phần thân bài chỉ đạt1/2 số điểm nếu chưa sử dụng yếu tố miêu tả phù hợp.
Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của TCM GV ra đề 
 Trần Thị Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc