Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Tập làm văn )

1.MỤC TIÊU

 1.1.Kiến thức:

 - HS biết:

 + Củng cố lại kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 + Tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống địa phương.

 - HS hiểu:

 + Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.

 + Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩ ở địa phương.

 1.2. Kỹ năng:

 -Thu nhập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.

 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tương, một sự việc thực tế ở địa phương.

 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

1.3. Thái độ:

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 19 - Tiết: 101
Tuần: 22
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tập làm văn )
1.MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 + Củng cố lại kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 + Tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống địa phương.
 - HS hiểu:
 + Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
 + Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩ ở địa phương.
 1.2. Kỹ năng:
 -Thu nhập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
 - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tương, một sự việc thực tế ở địa phương.
 - Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
1.3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng đắn trước những hiện tượng đó
 2.TRỌNG TÂM
 -Tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống địa phương.
 -Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi dàn ý 
 3.2.Học sinh: bài soạn
4. TIẾN TRÌNH
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ
 - Em hãy nêu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng, đời sống? 8đ
 - Phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới:
 - Em đã nghiên cứu ở địa phương em có những vấn đề nào cần quan tâm hiện nay? 2đ
 -Trang phục kém văn hóa như học sinh mặc quần đáy ngắn, uống rượu bia, vi phạm an toàn giao thông. 
4.3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm công việc chuẩn bị.
Cho học sinh đọc phần hai cách làm sách giáo khoa trang 25. Dựa vào đó có thể xác định vấn đề cần viết?
- Em hãy xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương?
 + Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.
 + Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.
 + Hậu quả rác thải khó thiêu hủy (bao bì, ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc cánh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng và sửa chữa trường học, nơi vui chơi giải trí, giúp đỡ những em khó khăn
- Sự quan tâm của nhà trường: xây dựng phong cách sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt động tham quan, ngoại khóa
- Sự quan tâm của gia đình: Cha mẹ có làm gương hay không, có những biểu hiện bạo hành hay không?
- Sự quan tâm giúp đỡ đối với gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VNAH), những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( bị thiên tai, tai nạn, bệnh hiểm nghèo)
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em.
- Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội, trang phục kém văn hóa
Giáo viên lựa chon một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương em (ở trường của em) để các em bày tỏ thái độ, nêu lên ý kiến riêng của mình, sự việc, hiện tương nổi bật, những tác động của nó đến đời sống của nhân dân địa phương.
- GV hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý vấn đề.
* Bài cần giới thiệu như thế nào?
* Những biểu hiện của vi phạm an toàn giao thông?
* Tác hại của những lần vi phạm ?
* Nguyên nhân là do đâu?
* Những biện pháp khắc phục?
* Em có suy nghĩ gì về hiện tương này?
* Yêu cầu về nội dung phải như thế nào?
- Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội.
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng.
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu, tránh việc dẫn sách vở dài dòng, không cần thiết.
* Yêu cầu về hình thức của bài viết?
 - Bài viết gồm đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 - Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
 - Độ dài khoảng 1500 chữ
 - Kết cấu: có chuyển mạch, chuyển ý, chiếu ứng, đọc lên có sức thuyết phục
Giáo viên lưu ý nhắc nhở để lớp trưởng thu bài từ tuần 26, 27.
 1. Những yêu cầu của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống:
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
 - Tìm hiểu đề và tìm ý:
 + Tìm hiểu đề: 
 Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
 + Tìm ý :
 - Lập dàn ý 
 - Viết bài 
 - Đọc lại bài viết và sửa chữa
2. Các hiện tượng ở địa phương
 a-Vấn đề môi trường:
 b-Vấn đề quyền trẻ em:
 c-Vấn đề xã hội:
II.Luyện tập:
-Đề bài: “Một số thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông dẫn đến tai nạn thương tâm”. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó.
Gợi ý: Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu đây là hiện tượng khá phổ biến, nạn nhân là bóng dáng của thanh thiếu niên.
b.Thân bài:
- Những biểu hiện:
 + Muốn khẳng định mình.
 + Đua xe ban đêm.
 + Rồ ga thật to, chạy uốn vòng, đánh võng.
-Tác hại:
 + Gây tai nạn cho người khác thảm khốc.
 + Gây tai nạn cho bản thân tàn phế có thể chết người.
 + Hao tốn sức khỏe.
 + Hại cha me.ï
 + Lãng phí thời gian học tập.
 + Dễ sa vào con đường tệ nạn xã hội là gánh nặng cho xã hội.
- Nguyên nhân:
 + Không làm chủ được mình.
 + Bị lay động do những lời dụ dỗ của kẻ khác.
 + Gia đình không quan tâm hoặc cưng chiều quá mức.
 + Xã hội chưa có biện pháp triệt để. Khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Biện pháp:
+Gia đình quản lí kịp thời
+Xã hội xử lí mạnh tay
c.Kết bài: Suy nghĩ của em về những hiện tượng này và rút ra bài học bản thân.
2-Xác định cách viết:
 a-Yêu cầu về nội dung:
 b-Yêu cầu về hình thức:
 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 HS nhắc lại dàn ý của đề bài.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối vời bài học ở tiết học này:
 + Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống với cứng cứ cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn: “Các thành phần biệt lập”
 + Đọc ví dụ
 + Thế nào là thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú
 + Chuẩn bị viết đoạn văn ngắn về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới có chứa thành phần phụ chú.
V. Rút kinh nghiệm:
-Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- .-Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------–Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 20 - Tiết: 102
Tuần: 22
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG
VÀO THẾ KỈ MỚI
 (Vũ Khoan)
1.MỤC TIÊU
 1.1.Kiến thức: 
 - HS biết:
 + Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
 + Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.
 - HS hiểu:
 + Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
 + Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản..
 1.2. Kỹ năng:
 - Đọc-hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
 - Trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá một vấn đề xã hội.
 - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
 1.3. Thái độ: 
 Giáo dục học sinh có tư tưởng tốt để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế giới mới. Kỹ năng sống.
2. TRỌNG TÂM
 - Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
 - Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: 
 3.2.Học sinh: chuẩn bị bài, vở bài tập 
4. TIẾN TRÌNH
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Câu hỏi kiểm tra bài cũ
 a. Nêu vai trò của văn nghệ? 8đ
 -Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
 -Văn nghệ là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường.
 -Văn nghệ mạng lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn.
b. Nêu nghệ thuật văn bản Tiếng nói văn nghệ ? 8đ
 - Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
 - Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú thuyết phục.
 - Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
Câu 2: Câu hỏi kiểm tra các nội dung tự học, gồm cả phần tự nghiên cứu bài mới
 a. Cảm nhận của em về hai từ “hành trang” mà Vũ Khoan nói đến trong văn bản này? 2đ
 - Hành trang là sự chuẩn bị về con người, tri thức, thói quen, tập quán lối sống, đạo đức 2đ
b. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
 -Tác phẩm ra đời đầu năm 2001, thời kì chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ., hai thế kỉ. 2đ
 4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài 
 Chúng ta đang sống ở những năm đầu thế kỉ XXI - một thế kỉ chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự hòa nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi mỗi con người phải tự hoàn thiện mình để có một hành trang vững chắc bước vào thế kỉ mới.hành trang đó là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời qua một bài viết của một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng trầm tĩnh, gần gũi, giản dị
- Giáo viên đọc mẫu - học sinh lần lượt đọc đến hết văn bản.
 ... úng bổ sung điều gì?
- Giáo viên giảng thêm ví dụ:
 Cô gái nhà bên (có ai ngờ ) 
 Cũng vào du kích. 
 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích.
 Mắt đen tròn (thương thương quá đi
 thôi )
Hai bộ phận in đậm là thành phần phụ chú không trình bày việc cô gái làm hoặc miêu tả đôi mắt cô gái. Thành phần phụ chú ở đây trình bày thái độ của người đang nói: Ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười hồn nhiên và đôi mắt đen của cô gái.
 Qua phân tích ví dụ trên cho thấy thành phần phụ chú có tác dụng đáng kể. Mặc dù nó chỉ là thành phần biệt lập.
 Không chỉ được dùng giải thích cho từ ngữ khác, mà còn được dùng xuất xứ của từ ngữ, nêu thái độ, cử chỉ, hành động đi kèm theo lời nói của người nói, của nhân vật và nhờ đó lời nói, văn bản được hiểu đúng hơn, thích hợp hơn với hoàn cảnh chúng được sử dụng
*Dấu hiệu nhận biết, thành phần phụ chú?
- GV đưa ví dụ cho HS quan sát: “Con đường này tôi đã đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
* Thành phần phụ chú còn đứng sau dấu nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Nhận xét, bổ sung, giáo viên sửa.
* Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh giải quyết các bài tập.
- Học sinh đại diện nhóm lên trình bày.
Nhóm 1, 2, 3
* Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
* Nhóm 4, 5, 6 vẽ bản đồ tư duy với từ khóa: Các thành phần biệt lập.
I- Thành phần gọi – đáp:
 1-Ví dụ: (SGK/31 )
.
-Thành phần gọi- đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi đáp.
* Nhận diện thành phần gọi đáp, xác định những từ dùng để gọi, dùng để đáp, kiểu quan hệ giữa người gọi với người đáp.
Bài 1: Tìm thành phần gọi đáp
- Này: (từ dùng để gọi)
- Vâng (từ dùng để đáp)
-> Quan hệ giữa người gọi và người đáp là trên dưới và thân quen.
Bài 2: 
- Bầu ơi ( thành phần gọi – đáp mang tính chất chung hướng tới nhiều người, không hướng đến riêng ai. (ca dao)
-Trong thành phần gọi đáp có sử dụng từ ngữ gọi đáp.
II-Thành phần phụ chú:
 Ví dụ: SGK/31 
-Thành phần chú thích là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu .
Bài 3: Nhận diện thành phần phụ chú và chỉ ra công dụng trong từng văn cảnh cụ thể:
- Thành phần phụ chú.
a.Kể cả anh (giải thích thêm cho cụm từ “mọi người” (CN)
b. Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ: giải thích cho cụm từ “Những người giữ chìa khóa của cánh cửa này” ( CN)
c.Những người chủ thực sự của đất nướctới: giải thích cho cụm từ “lớp trẻ”
 d.Có ai ngờ: thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật trữ tình “tôi”.
 + Thương thương quá đi thôi: thể hiện tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình “tôi” với nhân vật “cô bé nhà bên”
4.Dấu hiệu nhận biết: thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang một dấu phẩy.
 Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm.
* Ghi nhớ: SGK
III- Luyện tập:
4. Thành phần phụ chú liên quan đến những từ mà nó bổ sung, để HS thấy rắng thành phần phụ chú có địa chỉ liên lạc khá xác định.
5.Vũ Khoan- tác giả Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- đã chỉ ra cho ta thấy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt nam. Chúng ta đặc biệt là lớp trẻ) phải tự nhận thức rõ bản thân để trang bị cho mình một hành trang tốt, những phẩm chất và năng lực đầy đủ để bước vào thế kỉ mới, làm chủ tương lai, làm chủ đất nước, có như thế mới mong đưa đất nước tiến kịp đã phát triển của thế giới.* Ghi nhớ: (SGK/ trang 32
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Khái quát kiến thức bài học.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Đối vời bài học ở tiết học này
+Nắm khái niệm thành phần gọi- đáp, thành phần phụ chú
+Viết hoàn chỉnh đoạn văn, vẽ bản đồ tư duy cho từ khóa : Các thành phần biệt lập, mỗi em điều vẽ vào vở của mình.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 Soạn: “Viết bài tập làm văn số 5”
 + Xem lại : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội
 + Chuẩn bị ôn bài, xem lại các dàn y1cua3 bài viết nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội.
 + Chuẩn bị giấy, bút tiết sau làm bài viết.
V. Rút kinh nghiệm:
-Nội dung:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- .-Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------–Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 20 – Tiết: 104, 105
Tuần :22
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
- HS biết:
+Vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết bài văn nghị luận đời sống xã hội.
- HS hiểu:
 Những tác hại, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của trò chơi điện tử.
 1.2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội: diễn đạt ,trình bày bố cục chặt chẽ, lời văn sinh động.
1.3. Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh có ý thức tốt trong học tập, tránh xa trò chơi điện tử.
2.TRỌNG TÂM
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội: diễn đạt, trình bày bố cục chặt chẽ, lời văn sinh động.
- Những tác hại , nguyên nhân, biện pháp khắc phục của trò chơi điện tử.
3. CHUẨN BỊ
 3.1. Giáo viên: Để bài kiểm tra
 3.2.Học sinh: chuẩn bị giấy, bút.
4. TIẾN TRÌNH
 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2- Kiểm tra miệng:Kiểm tra tài liệu HS
 4.3.Bài mới: 
MA TRẬN 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài học
- GV ghi đề bài lên bảng
 ĐÁP ÁN
 Gợi ý: Dàn ý 
a.Mở bài: hiện nay trong HS còn bộ phận không nhỏ ham chơi gam. Đây là hiện tương không tốt. 1, 5 đ
b.Thân bài: 7đ
1.Biểu hiện:
-Trốn học, không thuộc bài.
-Thường xuyên đến các chỗ chơi gam.
- Không tập trung vào vần đề học.
2.Tác hại:
-Tốn thời gian
- Aûnh hưởng sức khỏe
- Kết quả học tập sa sút.
-Tự phá hủy tương lai.
3. Nguyên nhân:
- Không làm chủ bản thân
- Bạn bè rủ rê
- Gia đình không quản lí
- Xã hội có nhiều tiệm gam
4. Biện pháp:
- Làm chủ bản thân
-Gia đình, xã hội hợp tác chặt chẽ hơn
 (có quy định về thời gian, đối tượng chơi).
-Thành lập đoàn kiểm tra giám sát.
c. Kết bài:1,5đ 
 Tuy In-ter-net có lợi nhưng vẫn có mặt hại của nó, cần ý thức không sa đà nghiện gam
 Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học và còn những sai phạm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
4.4.Câu hỏi , bài tập củng cố:
 HS đọc lại bài làm của mình và nộp bài cho GV
 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
 - Đối với bài học của tiết học này:
 Về nhà xem lại lí thuyết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Đối với bài học của tiết học tiếp theo:
 + Soạn” Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten “
 + Đọc văn bản
 + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 + Những sự khác biệt trong cách viết của hai tác giả
 5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 19 Tiết CT:104, 105
Ngày dạy: 20/01/2011 Tuần CM:22
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MA TRẬN 
Chủ đề
 Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
-Nắm được sự việc, hiện tượng xấu trọng giới học sinh bố cục ba phần đúng thể loại văn nghị luận.
-Nêu được chủ đề, sắp xếp các luận điểm hợp lý, dùng ngơn ngữ thích hợp, từ ngữ đoạn văn.
-Nghị luận, sự việc cụ thể , sinh động hấp dẫn, có sứ thuyết phục
-Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo khi làm bài cĩ nhiều ý tưởng hay, ấn tượng.
 5đ
3đ
1đ
1đ
Cộng %
5đ 50%
3đ 30%
1đ 10%
1đ 10%
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài học
GV ghi đề bài lên bảng
 Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học và còn những sai phạm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
 ĐÁP ÁN
 Gợi ý: Dàn ý 
a.Mở bài: hiện nay trong HS còn bộ phận không nho ûham chơi gam. Đây là hiện tương không tốt. 1, 5 đ
b.Thân bài: 7đ
1.Biểu hiện:
-Trốn học, không thuộc bài
-Thường xuyên đến các chỗ chơi gam
-Không tập trung vào vần đề học
2.Tác hại:
-Tốn thời gian
-Aûnh hưởng sức khỏe
-Kết quả học tập sa sút.
-Tự phá hủy tương lai.
3.Nguyên nhân:
-Không làm chủ bản thân
-Bạn bè rủ rê
-Gia đình không quản lí
-Xã hội có nhiều tiệm gam
4.Biện pháp:
-Làm chủ bản thân
-Gia đình, xã hội hợp tác chặt chẽ hơn ( có quy định về thời gian, đối tượng chơi_
-Thành lập đoàn kiểm tra giám sát.
c.Kết bài:1,5đ 
Tuy In-ter-net có lợi nhưng vẫn có mặt hại của nó, cần ý thức không sa đà nghiện gam

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc