Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

 (Phạm Tiến Duật)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1-Kiến thức:

-Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật .

-Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một số kiến thức cụ thể :giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn .

-Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong tác phẩm với vẻ đẹp hiên ngang ,dũng cảm ,tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

 2-Kĩ năng:

-Đọc hiểu một bài thơ hiện đại .

-Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 3-Thái độ:

 - Giáo dục HS lòng kính yêu các anh bộ đội , lòng yêu n¬ước .

II. Chuẩn bị :

- GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức;Sgk+Sgv, soạn bài.

 - HS: Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi .

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động :

1.Ôn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” .Nêu cảm nhận về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 	Ngày soạn: 23/10/2011
Tiết 46+47	Ngày dạy: 25/10/2011
Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
	 (Phạm Tiến Duật)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1-Kiến thức:
-Những hiểu biết ban đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật .
-Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một số kiến thức cụ thể :giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn .
-Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trong tác phẩm với vẻ đẹp hiên ngang ,dũng cảm ,tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
 2-Kĩ năng:
-Đọc hiểu một bài thơ hiện đại .
-Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
 3-Thái độ:
	- Giáo dục HS lòng kính yêu các anh bộ đội , lòng yêu nước .
II. Chuẩn bị : 
- GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức;Sgk+Sgv, soạn bài.
 - HS: Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi .
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
1.Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” .Nêu cảm nhận về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 
 3 .Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1. Khởi động: Phương pháp thuyết trình
*Hoạt động 2 Phương pháp vấn đáp
?Nêu những nét chính về tác giả ?
- HS trả lời, GV giới thiệu thêm về tác giả.
? Em biết gì về tác phẩm?
-HS trả lời ,gv nhận xét bổ sung thêm 
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu, HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong sgk..
 *Hoạt động 3 :Phương pháp vấn đáp,thuyết trình,kĩ thuật động não.
?: Hình ảnh nổi bật của bài thơ là gì?
? Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã giới thiệu điều gì về những chiếc xe?
-Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung thêm
(Nhan đề bài thơ khá dài tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ ,độc đáo của nó .)
?Em có nhận xét gì về hình tượng thơ đó? Vì sao có thể nói đó là hình ảnh độc đáo ?
-Học sinh trả lời,lớp nhận xét ,giáo viên thuyết trình.
(Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường .Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả Xưa nay những hình ảnh xe cộ ,tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì được “mĩ lệ hóa”,”lãng mạng hóa”đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực ,nhưng chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn –Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh toàn bài :những chiếc xe không có kính)
? Nguyên nhân nào dẫn đến điều đó?
? Ngoài không kính ra, những chiếc xe này còn điều gì đặc biệt?
?Vậy, ý nghĩa của những chiếc xe không kính này là gì?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả trong việc giới thiệu về hình ảnh những chiếc xe?
-Học sinh trả lời,lớp nhận xét ,giáo viên bổ sung thêm.
(Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch ,như tác giả thì mới nhận ra được và đưa vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời kì chiến tranh chống Mĩ)
- GV liên hệ, chuyển ý.
Tiết 2
- GV cho HS thảo luận nhóm.(3 phút)
- Nhóm 1+2: Người lính lái xe ra trận trong tư thế như thế nào? Tác giả sử dụng từ loại gì để gợi tả tư thế đó? Tác dụng?
- Nhóm 3+4 : Tìm những chi tiết nói lên hiện thực của người lính khi lái xe không kính chạy trên đường? Thái độ của họ trước hiện thực ấy ra sao? Thể hiện bản chất gì của những người lính ?
- Nhóm 5+6: Tình cảm của những người lính trong khó khăn gian khổ được thể hiện qua những chi tiết nào? Em nhận xét gì về họ?
- Nhóm 7+8: Điều gì đã tạo nên sức chiến đấu kì lạ của những người lính? Mục đích chiến đấu của những người lính là gì? - HS thảo luận ghi kết quả ra bảng phụ.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, diễn giảng thêm vấn đề, bình, liên hệ và giáo dục cho HS.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố ấy có góp phần khắc hoạ tính cách gì của người lính lái xe?
?Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ này? 
? Thế hệ trẻ ngày nay thì sao?
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét và thống nhất ,giáo dục học sinh lòng kính yêu các anh bộ đội ,lòng yêu nước và liên hệ cho học sinh thấy sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường sống bị ảnh hưởng 
*Hoạt động 3 Phương pháp vấn đáp,khái quát 
? Em hãy khái quát lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ sgk
I. Tìm hiểu chung:
	1.Tác giả: 
- Nhà thơ – Người lính, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
	2.Tác phẩm :
- Giải nhất cuộc thi thơ, văn nghệ 1969. Trích Vầng trăng quầng lửa.
 3. Đọc, tìm hiểu chú thích.
-Đọc
-Chú thích
II. Phân tích:
1 Hình ảnh những chiếc xe không kính 
- Xe không kính → băng trên đường ra trận → hình tượng thơ độc đáo. 
- Nguyên nhân: bom giật, bom rung → kính vỡ.
- Không đèn, không mui
→ Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh.
	=> Giọng văn xuôi thản nhiên, hình ảnh chân thực thể hiện sự am hiểu hiện thực và khám phá mới lạ của tác giả.
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
+Tư thế: Ung dung, nhìn thẳng: dùng từ tượng hình → hiên ngang,tự tin, biến khó khăn thành thoải mái, tự nhiên
+Thái độ :
-Có buị → chưa cần rửa 
-Ướt áo → chưa cần thay
→ Bất chấp khó khăn nguy hiểm thể hiện nét hồn nhiên, ngang tàng đậm chất lính.
+Tình cảm:
- Nhìn nhaucười ha ha
- Bắt tay ... vỡ rồi
- Chung bát đũa.
→ Hồn nhiên, sôi nổi, trẻ trung, lạc quan vượt qua mọi gian khổ.
+Mục đích:
- Vì miền Nam, vì sự thống nhất của đất nước tạo nên sức mạnh cho những người lính.	
→ Giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm
=>Tình đồng đội, tình yêu nước tạo cho họ một sức chiến đấu kì lạ vì sự thống nhất của nước nhà.
III.Tổng kết :
- Ghi nhớ sgk
4. Củng cố : Giaó viên hệ thống lại bài học.
5. Dặn dò: 
 -Học thuộc lòng bài thơ và bài học 
-Chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng 
IV.Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 47.doc