Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

VIẾNG LĂNG BÁC.

 (Viễn Phương).

A Mục tiêu: Giúp HS:

- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính; vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Rèn kĩ năng phân tích thơ.

- Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ.

B. Chuẩn bị.

- GV: Chân dung Bác, ảnh lăng Bác.

- HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25.	Soạn: 17/02/09
Tiết 117.	Dạy: 24/02/09
VIẾNG LĂNG BÁC.
 	(Viễn Phương).
A Mục tiêu: Giúp HS:
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính; vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ.
- Bồi dưỡng tinh thần tự hào và lòng kính trọng Bác Hồ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Chân dung Bác, ảnh lăng Bác.
- HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1: Khởi động.
a. Bài cũ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
- Điều tâm niệm của tác giả Thanh Hải là gì? Từ đó em có suy nghĩ gì trước khát vọng của tác giả?
b. Bài mới.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1
- HS đọc chú thích(*).
- GV khái quát. 
- HS đọc. GV nhận xét.
- H: Bài thơ có thể chia làm máy phần? Nội dung?
- HS trả lời. GV khái quát.
- GV chuyển ý.
- HS đọc lại đoạn đầu. 
- H: Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong cách xưng hô như thế nào? Cách xưng hô đó gợi lên điều gì?
- H: Nét mới trong lời bày tỏ cảm xúc là gì?
- H: Vì sao tác giả không dùng từ "viếng" mà lại dùng từ "thăm"? 
- H: Ấn tượng đầu tiên của tác giả khi đến lăng là gì? Từ ấn tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- H: Ngoài hình ảnh hàng tre còn hình ảnh nào khác? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
- H: Hình ảnh Bác được tác giả nói đến trong bài thơ thông qua những hình ảnh nào?
- HS thảo luận, phát hiện.
- H: Các hình ảnh đó nói lên điều gì?
- H: Câu thơ "Bác nằm... dịu hiền" gợi cho em suy nghĩ gì?
- H: Nỗi đau của nhà thơ được thể hiện như thế nào khi đối diện với hiện thực?
- HS đọc đoạn cuối.
- H: Tâm trạng của tác giả được thể hiện ở đoạn cuối như thế nào?
HĐ 3:
- H: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc- hiểu khái quát.
1. Tác giả- tác phẩm.
SGK.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc của nhà thơ.
- Con - Bác→ gần gũi, thân thương và kính trọng.
- Con ở miền Nam→ nỗi khát khao, mong nhớ.
- Thăm→ gần gũi, thiêng liêng và tha thiết.
- Hàng tre bát ngát→ kiên cường, hiên ngang, bất khuất nhưng cũng hết sức thân thuộc, gần gũi như con người VN quanh Bác.
- Dòng người→ kết tràng hoa→ Ẩn dụ→ thể hiện lòng thành kính của nhà thơ và của nhân dân.
2. Cảm xúc của tác giả về Bác.
- Mặt trời.
- Trời xanh.
→ Sự vĩ đại và sự trường tồn của Bác. Sự tôn kính của tác giả và của nhân dân đối với Bác.
- Nhói ở trong tim→ đau đớn, xót xa trước hiện thực bác đã ra đi.
3. Tâm trạng khi rời xa lăng.
→ Lưu luyến không muốn rời xa Bác→ lòng thành kính của người con Nam Bộ đối với Bác Hồ.
III Tổng kết.
- Ghi nhớ: SGK.
HĐ 4. Củng cố- dặn dò.
1. Giọng điệu chung của bài thơ là :
a. Biến đổi phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
b. Trang nghiêm, thiết tha, tự hào.
c. Suy tư, trầm lắng, đau xót.
d. Cả b và c.
2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ đầu? 
a. So sánh.	c. Phóng đại.
b. Ẩn dụ.	d. Nói giảm.
- Về học bài, chuẩn bị "nghị luận về tác phẩm truyện".
D. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 117.doc