Giáo án Ôn thi vào 10 năm học 2010 - 2011

Giáo án Ôn thi vào 10 năm học 2010 - 2011

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I/ Từ vựng

1.Nhắc lại các khái niệm sau và lấy ví dụ minh hoạ

1/ Từ đơn và từ phức: từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa cấu tạo thành, từ phức là từ do từ hai tiếng trở lên cấu tạo thành

2/ Thành ngữ: Là những cụm rừ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

3/ Nghĩa của từ: Là nội dung ( sự việc, tính chất, hoạt động quan hệ.) mà từ biểu thị.

4/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

5/ Từ đồng âm:

6/ Từ đồng nghĩa

7/ Từ trái nghĩa:

8/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ biểu thị. Nghĩa rộng: bao hàm ( vd: động vật bao hàm Thú, chim ). Nghĩa hẹp là nghĩa được bao hàm( Vd gai cầm bao hàm gà, vịt, nagn , ngỗng)

9/ Trường từ vựng: tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

10/ Từ tượng hình: là tư gợi hình ảnh,trạng thái của sự vật

11/ Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và của con người.

 

doc 526 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn thi vào 10 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/06/2010
Tiết : 1đến 6
Ôn tập tiếng việt
I/ Từ vựng 
1.Nhắc lại các khái niệm sau và lấy ví dụ minh hoạ 
1/ Từ đơn và từ phức: từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa cấu tạo thành, từ phức là từ do từ hai tiếng trở lên cấu tạo thành
2/ Thành ngữ: Là những cụm rừ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
3/ Nghĩa của từ: Là nội dung ( sự việc, tính chất, hoạt động quan hệ...) mà từ biểu thị.
4/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 
5/ Từ đồng âm: 
6/ Từ đồng nghĩa
7/ Từ trái nghĩa:
8/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ biểu thị. Nghĩa rộng: bao hàm ( vd: động vật bao hàm Thú, chim ). Nghĩa hẹp là nghĩa được bao hàm( Vd gai cầm bao hàm gà, vịt, nagn , ngỗng)
9/ Trường từ vựng: tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
10/ Từ tượng hình: là tư gợi hình ảnh,trạng thái của sự vật
11/ Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và của con người.
Bài tập:
1/ Bài 1 trường từ vựng
a/ Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: bút máy, bút bi, bút chì, bút mực.
b/ Tìm trường từ vựng “ Trường học”
	(Đề thi tuyển sinh vào 10 , năm 2007-2008)
Đáp án:
a. Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ:
Tên chính xác: Bút viết 
chỉ đặt tên: Bút, dụng cụ cầm để viết 
b. Tìm trường từ vựng “Trường học”
- Giáo viên học sinh, cán bộ, phụ huynh, lớp học, sân chơi,
 bãi tập, thư viện...(đúng 5 từ trở lên cho 1đ)
2/ Bài 2 thành ngữ
“ Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”
Đoạn thơ trên nằm ở đoạn trích nào trong “Truyện Kiều” của ND? Đây là lời nói của ai nói về ai?
Đoạn thơ trên có sử dụng thành ngữ không? Hãy chép lại thành ngữ đó.
(Đề thi tuyển sinh vào 10 – LHP - Đề chung, năm 2006-2007)
Đáp án:
a)Đoạn thơ trên nằm ở đoạn trích “ Thuý Kiều báo ân, báo oán”.
 Đây là lời của nhân vật TK nói về Hoạn Thư
b) Đoạn thơ có sử dụng thành ngữ
Đó là: “Kẻ cắp bà già gặp nhau, kiến bò miệng chén”
3/ Bài 3 Từ nhiều nghĩa
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải nghĩa từ “Vàng” trong các cụm từ sau:
Củ nghệ vàng
Quả bóng vàng
Tấm lòng vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đáp án:
+Củ nghệ vàng: Vàng- Chỉ màu sắc vàng của củ nghệ
+Quả bóng vàng: Vừa chỉ màu vàng của quả bóng, vừa chỉ chất liệu làm ra quả bóng, vừa chỉ đặc điểm quý của biểu tượng được dùng làm phần thưởng ở lĩnh vực bóng đá (Có biểu tượng quả bóng vàng)
+Tấm lòng vàng: Vàng ở đây chỉ tấm lòng cao quý, cao cả...
+Ông lão đánh cá và con cá vàng: Vàng ở đây vừa chỉ màu sắc (cá màu vàng). Nhưng nghĩa chính là cá quý, cá thần
Bài tập 4 : GV hướng dẫn hs viết một số đoạn văn có sử dụng nội dung kiến thức đã ôn tập theo một số chủ đề yêu cầu 
Gọi hs trình bày và sửa chữa 
Cho hs viết trên bảng để tiện sửa và nhận xét 
2. Các biện pháp tu từ từ vựng
? Nhắc lại các biện pháp tu từ đã học?
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)
1.So sánh : 
?Thế nào là so sánh ? Ví dụ?
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 A như B
So sánh mặt trời = hòn lửa có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc à để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.
2. ẩn dụ :
? Thế nào là ẩn dụ? Ví dụ?
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời àBác có sự tương đồng về công lao giá trị.
3. Nhân hóa : 
? Thế nào là nhân hóa? Ví dụ?
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 Ví dụ : Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhân hóa hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn à dự báo số phận êm ấm của nàng Vân.
4. Hoán dụ : 
? Thế nào hoán dụ? Ví dụ?
- Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ : Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm à Giữa trái tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
5. Nói quá :
? Thế nào là nói quá? Ví dụ?
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất cớngự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu đạt.
Ví dụ : Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói quá mức độ mồ hôi để nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân.
6. Nói giảm, nói tránh :
? Thế nào là nói giảm, nói tránh?
- Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên.
 Nói Bác đang nằm ngủ là làm giảm đi nỗi đau mất Bác.
7. Điệp ngữ : 
? Thế nào là điệp ngữ? Ví dụ?
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp đi, lặp lại từngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp đi, lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi la điệp ngữ.
Ví dụ: Ta làm con chim hót ..xao xuyến
HS tự phân tích.
8. Chơi chữ :
? Thế nào là chơ chữ? Ví dụ?
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Ví dụ : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Quốc quốc, gia gia là chơi chữ chỉ nước, nhà - nỗi nhớ nước thương nhà của nhà thơ.
GV hướng dẫn hs hệ thống kiến thức theo bảng sau :
. Tổng kết 
từ vựng
1. Từ đơn và phức
2. Thành ngữ
3. Nghĩa của từ
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của.
5.Từ đồng âm
6. Từ đồng nghĩa
7. Từ trái nghĩa
8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
9. Trường từ vựng
10. Từ tượng thanh, tượng hình
Ví dụ 1 : Ăn, giam giữ, tốt tươi  
Ví dụ 2 : “ Nước mắt cá sấu”
Ví dụ 3 :Trắng tay- tay trắng.
Ví dụ 4 : ăn, cuốc, bàn 
Ví dụ 5 : Lồng, chín 
Ví dụ 6 : Quả- trái; máy bay- phi cơ
Ví dụ 7 : Xấu- đẹp, cao- thấp 
Ví dụ 8 : Từ : từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy 
Ví dụ 9 : “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại  hu hu khóc”.
Ví dụ 10 : ầm ầm.
 Thấp thoáng, man mác, 
11. Một số phép tu từ vựng :
a. So sánh: ( A như B)
b. ẩn dụ : ( ẩn về A)
c. Nhân hoá
d. Hoán dụ
e. Nói quá(khoa trương, phóng đại)
g. Nói giảm, nói tránh 
h. Điệp ngữ
i. Chơi chữ
Ví dụ 11:
a. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
b.“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
c. “Sóng đã cài then đêm sập cửa”
d. “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
e. “Thuyền ta lái gió  biển bằng”
g.“Con ở Miền Nam ra thăm lăngBác”
h. “Buồn trông  ghế ngồi”
i. “Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Luyện tập :
Bài tập1:
 Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Vì sao trái đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên người HCM
Như một niềm tin như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”
 (Tố Hữu)
( Đề thi vào 10 LHP- Đề chuyên- Năm học 2002-2003)
Chỉ ra: Các BPTT chính: Câu hỏi tu từ và so sánh (Mô hình: A như B1 như B2 như B3 , B4).
Nêu tác dụng: Nhà thơ đã sáng tạo cách biểu đạt giàu chất suy tưởng, KĐ sự vĩ đại, ảnh hưởng to lớn của cuộc sống sự nghiệpvà phẩm chất HCM đối với nhân loại. Đó là sự trân trọng, ngưỡng vọng của nhân loại trước vẻ đẹp cao quý từ bản lĩnh đến cốt cách đến tâm hồn, tình cảm ủa chủ tịch HCM.
Bài tập 2: Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 1/ “ Nhưng mỗi năm....nghiên sầu”
 (Ông Đồ- VĐL)
2/ “ Từ ấy......tiếng chim”
 (Từ ấy- TH)
3/ “Lũ chúng ta......tâm hồn”
 (Người đi tìm hình của nước- CLV)
II. Ngữ pháp
1. Từ loại
Từloại
Cụm từ
1. Danh từ : Chỉ sự vật
2. Động từ : Chỉ hoạt động, trạng thái
3. Tính từ: Đặc điểm, tính chất
4. Số từ:
5. Đại từ
6. Lượng từ
7. Chỉ từ
8. Phó từ
9. Quan hệ từ
10. Trợ từ
11 Tình thái từ
12Thán từ
Cụm danh từ ( danh từ là trung tâm)
Cụm động từ( động từ là trung tâm)
Cụm tính từ (Tính từ là trung tâm)
Ví dụ 1 : Một nhân cách Việt Nam 
Ví dụ 2 : Sẽ chạy xô vào lòng anh
Ví dụ 3 : Sẽ không êm ả
2. Câu và các thành phần của câu
Thành phần câu 
1. Thành phần chính : C- V
2. Thành phần phụ : Trạng ngữ, khởi ngữ
Câu đơn : C- V
Câu ghép : C- V, C- V
Biến đổi câu
Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau
Ví dụ 1 : Hoa – nở
Ví dụ 2 : Sáng nay, hoa nở
..........................
.
..........
Dùng để hỏi, mời, ra lệnh, yêu cầu, 
3/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Phép lặp từ vựng
Phép thế, Phép nối, Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
4/ Các thành phần biệt lập
. Các thành phần biệt lập
1. Tình thái:
- Cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ở trong câu.
- Gắn với ý kiến của người nói:
- Thái độ người nói đối với người nghe.
2. Cảm thán: Biểu lộ tâm lí người nói:
3. Gọi đáp: Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
4. Phụ chú :
- Nằm giữa 2 dấu phảy
- Nằm giữa 2 dấu gạch ngang
- Nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn
- Nằm sau 2 chấm ( ít gặp)
 Ví dụ : Tin cậy cao : Chắc chắn, chắc hẳn . 
+ Tin cậy thấp : Hình như, dường như
Ví dụ: Theo ý tôi, ý anh , ý ông ấy 
Ví dụ : ạ, à, ư, nhỉ, nhé, hả, hử, đây, đấy Ví dụ 2 : Than ôi!thời oanh liệt nay còn đâu?
Ví dụ 3 : Này; xin lỗi, làm ơn, thưa ông! 
Ví dụ 4: 
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ) 
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi)
5. Phân loại câu
* Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp:
- Câu đơn: được cấu tạo bằng một kết cấu C – V: Tôi đi học.
- Câu ghép: được cấu tạo bơỉ hai kết cấu C – V trở lên.
+ Ghép chính phụ: Vì tôi lười học nên tôi thi trượt.( Hợp nghĩa)
+ Ghép đẳng lập: Anh ấy đến nhà tôi lại ra đi. ( Phân nghĩa)
* Câu phân loại theo mục đích nói:
- Câu trần thuật: dùng để kể, thuật lại, thông báo, miêu tả nhận định. Đôi khi câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc như chức năng của những kiểu câu khác. Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm. 
- Câu cầu khiến: Là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, chớ, đừng , đi , thôi, nào...hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. Khi viết câu thường kết thúc bằng dấu chấm than và khi yêu cầu không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
- Câu cảm thán: Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi than ôi,hỡi ơi, chao ơi,t ... ong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là câu " Uống nước nhớ nguồn". Câu thành ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những người đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
B. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen:
Nước là sự vật có trong tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
Nguông là nơi nước bắt đầu chảy.
Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tông tại và phát triển.
+ Nghĩa bóng:
Nước là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc.
Uống nước là hưởng thụ cái thành quả của dân tộc
Nguồn là những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Nhớ nguồn: là lòn biết ơn cho ông. bà, tổ tiên của dân tộc.
- Nhận định đánh giá:
+ Đối với những người được giáo dục chu đáo có biểu hiện sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn phát huy những thành quả đã có của quê hương.
+ Đối với những kẻ kém hiểu biết thì nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai thành quả dân tộc.
+ Ngày nay khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu thêm lòng biết ơn tổ tiên mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản dân tộc.
C. Kết bài:
Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Nghĩa là mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
GV yêu cầu HS viết bài, trình bày trước lớp
GV nhận xét, sửa.
Ngày soạn:06/06/2010
Ngày dạy: ............................
Tiết : 20
Ôn tập Tập làm văn thuyết minh
A/ Yêu cầu:
- HS nắm chắc lí thuyết về kiểu bài (So sánh với lớp 8) 
- GV hướng dẫn hs lập được dàn y . Sau đó tập trung vào rèn kĩ năng
- TG còn lại GV hướng dẫn HS viết thành những đoạn văn hoàn chỉnh:
 + Viết đoạn văn theo cách diễn dịch
+ Có SD biện pháp NT
+ Có SD yếu tố miêu tả
I/ Lí thuyết:
1/ KN: - Là kiểu văn bản thông dụng trong lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2/ Đặc điểm:
Cung cấp tri thức (hiểu biết, khách quan về những sự vật hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
3/ Các phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh.
4/ Lớp 9 sử dụng thêm một số BPNT: Tự thuật theo lối nhân hoá
và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh 
5/ Dàn ý chung của một bài văn thuyết minh:
Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh
Thân bài: TM về đặc điểm, công dụng , tính chất của chúng
Kết bài: Giá trị tác dụng của chúng đối với đời sống
II/ Thực hành: Các dạng đề bài thường gặp
1/ Thuyết minh về một con vật nuôi
2/ Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình
3/ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
4/ Thuyết minh về một loài cây
5/ Thuyết minh về một thể loại văn học
6/ Thuyết minh về ngôi trường nơi em đang học tập, hoặc về làng quê em
III/ Đề cụ thể:
 * Đề 1: Thuyết minh chiếc nón lá quê em. 
Mở bài: Chiếc nón là đồ dùng quen thuộc để che nắng, che mưa cho các bà, các chị, chiếc nón còn góp phần tôn lên vẻ đẹp duyên dáng cho các thiếu nữ quê tôi.
Thân bài:
a/ Lịch sử làng nón:
 + Quê tôi vốn thuần nông nên thường làm theo mùa vụ.
 + Tháng 3 nông nhàn để góp phần thu nhập thêm cho gia đình, nhiều gia đình đã học thêm nghề làm nón.
 + Đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân quê tôi.
b/ Cấu tạo:
 + Xương nón: 16 vành làm bằng tre, nứa
 + Lá nón: hai loại: lá mo để lót bên trong và lớp lá bên ngoài (lá mo được lấy từ bẹ lá cây măng rừng, lá nón thì lấy từ lá cọ rừng)
 + Sợi cước, chỉ làm nhôi
c/ Quy trình làm nón:
+ Làm vành nón theo khuôn định trước
+ Lá bên ngoài được là phẳng: lót một lớp lá xếp đều lên vành, sau đó đến một lớp mo và cuối cùng là một lớp lá bên ngoài. Dùng dây chằng chặt vào khuôn.
+ Tiến hành khâu: dùng cước xâu vào kim và khâu theo vành nón từ trên xuống dưới.
+ Chỉ màu dùng để sỏ nhôi
d/ Giá trị chiếc nón:
+ Giá trị kinh tế: rẻ, tiện dụng để che nắng, che mưa cho các bà, các mẹ, các chị đi làm đồng, đi chợ.
+ Giá trị thẩm mĩ: Trước kia người con gái đi lấy chồng cũng sắm một chiếc nón đẹpChiếc nón còn được đi vào trong thơ ca Việt Nam.
Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong thời gian hiện tại.
 Đề 2: Em hãy thuyết minh về cái bút- một đồ dùng học tập quen thuộc của em. 
1/Mở bài: Bút là đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh nhằm ghi lại những tri thức tiếp thu được và để lưu giữ tri thức lâu hơn
2/ Thân bài:
- Họ nhà bút có nhiều loại: Bút bi, bút máy (Mực) , bút xoá, bút điện, bút trang điểm, Bút sáp, bút chì.(Miêu tả một số loại bút trên)
+ Nguồn gốc của chiếc bút ra đời tình cờ (phát triển, qua câu chuyện kể của nhà báo Hungari)
+ Họ nhà bút bi rất đông đúc và có nhiều loại, nhiều hãng sản xuất.
+ Bút bi nổi tiếng của hãng Thiên Long được chúng tôi được đông đảo học sinh quen dùng thường có cấu tạo hai phần:
-Vỏ bút: có nút bấm và khuy cài
- Ruột bút: có ống đựng mực và ngòi bút.Phần vỏ làm bằng nhựa và phần ngòi làm bằng kim loại.
+ Cách bảo quản: Tránh va đập mạnh, khi không viết 
dùng nút bấm đưa ngòi vào trong vỏ khỏi để dây mực.
3/ Kết bài: Chiếc bút bi là bận đồng hành của học sinh là bạn của tất cả mọi người, mỗi khi con người cần ghi chép
Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản này:
+ Tự thuật để cho chiếc bút bi tự kể về mình.
+ Đối đáp theo lối nhân hoá: lời đối đáp của hai cái bút than phiền về sự cẩu thả của các cô cậu học trò.
Sử dụng một số ýếu tố miêu tả cho bài văn cụ thể, sinh động
 Đề 3: Thuyết minh về họ nhà quạt
1/ Mở bài: Giới thiệu về họ nhà quạt
2/ Thân bài:
Họ nhà quạt gồm:
+ Dòng quạt điện
+ Dòng quạt tay
+ Quạt chạy bằng sức gió, sức nước
+ Quạt trong các máy bay, tàu thuyền
HS Kể tên cụ thể theo 4 dòng trên
Có sử dụng yếu tố miêu tả khi giới thiệu đến các loại quạt
Tác dụng, y nghĩa của chúng đối với đời sống con người
3/ Kết bài: Tình cảm, thái độ của con người đối với chúng
Ngày soạn:07/06/2010
Ngày dạy: ............................
Tiết : 21,22,23,24,25
Ôn tập VHHĐ
A/ Mục tiêu bài dạy:
Tổng hợp kiến thức văn học thi GĐ III
Một số dạng câu hỏi cho học sinh nắm vững
B/ chuẩn bị:
Thầy: Tổng hợp kiến thức
Trò: Ôn tập lại kiến thức
C/ Lên lớp:
1/ Lập bảng thống kê theo mẫu:
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
- Ca ngợi tình đồng chí của những người lính CM trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trơ thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh vừa, hiện thực vừa sáng tạo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu dũng cảm niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ.
- Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, có chút ngang tàng
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
- Cám xúctươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cánh thuyền ra khơi đánh cá của người dân chài Quảng Ninh.
- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp lên thơ của vũ trụ của người dân chài.
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7+8 chữ
- Nững tình cảm về tình bà cháu, lònh kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là dối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Kết hợp biểu cảm, miêu tả- kể chuyện. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh bà tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. 
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Chủ yếu là 8 chữ; hát ru
- Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu làng nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà ói.
- Điệp khúc xen kẽ lời ru, nhịp điệu ngọt ngào đều đều. Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo.
6
ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Năm chữ
- ánh trăng là bài thơ nhắc nhở con người không quên những kỉ niệm thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, những năm giao chiến đấu. Nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa.
- Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ, giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
Thế Lan Viên
1962
Tự do
- Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với đời sống con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, giọng điệu lời ru.
-ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò: là con, là mẹ, là quê hương
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung.
- Nhạc điệu trong sáng tha thiết, tứ thơ sáng tạo, tự nhien, hình ảnh đẹp, giàu sức gợi cảm so sánh, ẩn dụ, diệp từ, điệp ngữ.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
- Lòng thành kính xúc động biết ơn của nhà thơ cũng như nhân dân Miền Nam với Bác.
- Giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
1977?
Năm chữ
- Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu.
- Cảm nhận tinh tế giọng điệu nhẹ nhàng, lắng đọng.
11
Nói với con
Y Phương
?
Tự do
- Lời trò chuyện của cha với con thể hiện sự gắn bó niềm tự hào quê hương.
- Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, vừa gợi cảm, vừa có ý nghĩa sâu sắc.
 2/ Dạng đề:
a/ Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
C/ Lên lớp:
1. Văn học: 
Truyện
1/ Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ - TK XVI
2/ Làng - Kim Lân - 1948
3/ Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long – 1970
4/Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng – 1966
Thơ:
1/ Đồng chí Chính Hữu- 1948
2/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật- 1969
3/ Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận- 1958
 4/ Bếp lửa Bằng Việt- 1963
5/ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm- 1971
6/ Anh trăng Nguyễn Duy- 1978
7/ Con cò Chế Lan Viên - 1962
8/ Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải - 1980
9/ Viếng lăng Bác Viễn Phương - 1976
10/ Sang thu Hữu Thỉnh - 1977
11/ Nói với con Y Phương – Sau 1975
12/ Mây và sóng Ta Go – 1909. Sau dịch ra tiếng Anh  1915
II. TV:
1. Khởi ngữ
2. Các thành phần biệt lập: Phụ chú, tình thái, gọi đáp, cảm thán.
3. Liên kết câu, liên kết đoạn văn.
4. Nghĩa tường minh, hàm ý.
III. TLV: 
1.Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Trăm hay không bằng tay quen”
2. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
3. “Cái nết đánh chết đẹp” 
4.“Nhiễu điều thơng nhau cùng”
5. “Bầu ơi  một giàn”
6. “Là lành đùm lá rách
7. “Công cha  đạo con
8. “Uống nước nhớ nguồn"
9. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
10. “Gần mực thì đen
 Gần đèn thì rạng”
Nghị luận về một SVHT trong đời sống:
1. Vứt rác bừa bãi
2. Trò chơi điện tử
3. Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
4. Tai nạn giao thông
5. Học tủ, học vẹt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on thi vao 10(2).doc