Giáo án ôn thi vào THPT môn Ngữ văn 9

Giáo án ôn thi vào THPT môn Ngữ văn 9

 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

A/ Mục tiêu cần đạt:

- HS hiểu rõ hơn về văn nghị luận

- Kỹ năng sử dụng trong cuộc sống. Trong các bài làm văn

- Chữa một số đề thi có liên quan

B/ chuẩn bị:

Thầy: Đọc kỹ SGK

Trò: Ôn tập lại

C/ Lên lớp:

- ổn định:

- Kiểm tra bài cũ:

- Bài mới:

I/ Nghị luận về một sự việc- hiện tượng trong đời sống

Đề bài: Hiện nay ngành GD đang phát động phong trào: “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.

Dạng đề bài : Hiện nay hiện tương vứt rác bừa bãi ở cả nông thôn và thành thị trở thành hiện tượng đáng báo động. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.

( Hiện tượng tham nhũng, mê tín dị đoan, bệnh thành tích, tai nạn giao thông, chất độc màu da cam, H5N1, những tấm gương trong học tập , xem thêm đề trong SGK )

Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

 

doc 89 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi vào THPT môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án ôn thi vào THPT 
Tuần 38 : buổi 1
 Ngày soạn: 25/5/2009
Ngày dạy: /6/2009
 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
A/ Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu rõ hơn về văn nghị luận
Kỹ năng sử dụng trong cuộc sống. Trong các bài làm văn
Chữa một số đề thi có liên quan
B/ chuẩn bị:
Thầy: Đọc kỹ SGK 
Trò: Ôn tập lại
C/ Lên lớp:
ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
I/ Nghị luận về một sự việc- hiện tượng trong đời sống
Đề bài: Hiện nay ngành GD đang phát động phong trào: “ Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
Dạng đề bài : Hiện nay hiện tương vứt rác bừa bãi ở cả nông thôn và thành thị trở thành hiện tượng đáng báo động. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
( Hiện tượng tham nhũng, mê tín dị đoan, bệnh thành tích, tai nạn giao thông, chất độc màu da cam, H5N1, những tấm gương trong học tập , xem thêm đề trong SGK)
Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
 - Tiêu cực: 
 + Xin điểm, chạy điểm
 + Mua bằng cấp
 + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
 + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học.
 + Thi hộ, thi thuê.
 + Chạy chức chạy quyền
Bệnh thành tích trong giáo dục :
 +Báo cáo không đúng thực tế
 + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
 + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
 +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm
 + Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo
Phân tích đúng sai lợi hại:
Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao
Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài: 
 +Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nớc ít nhân tài
 + Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
 + Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
Nguyên nhân của hiện tượng này là : 
Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
Do nhà trờng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế 
Cách khắc phục: 
Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong XH hiện đại 
 XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ
Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
3/ Kết bài: 
Thâu tóm lại vấn đề
 KĐ, PĐ , rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)
Tuần 38: Buổi 1.
Ngày soạn:25/5/2009
Ngày dạy : /6/2009
Cách làm bài văn nghị luận
Về một sự việc, hiện tượng đời sống
A- Mục tiêu cần đạt :
	Giúp học sinh làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
	Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội và những vấn đề gần gũi trong cuộc sống.
 Giáo dục ý thức tự giác trong học tâp .
B- Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò: Học bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
 1. Kiểm tra 
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
2. Bài mới
H? Đọc các đề bài trên?
H? Đề 1 nêu lên vấn đề gì? Yêu cầu đố với người viết là gì?
Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ .
H? Tương tự phân tích đề 2-3-4?
* Đề 2: 
Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
* Đề 3:
Nêu vấn đề: Nhiều bạn mải chơi điện tử, bỏ học sao nhãng việc học hành.
Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
* Đề 4:
Nêu vấn đề: Đa ra mẩu chuyện.
Yêu cầu: Nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện đó.
GV: Vấn đề đợc nêu ra gián tiếp. Ngời viết phải căn cứ vào mẩu chuyện thì mới xác định được vấn đề.
H? Gọi học sinh đặt một vấn đề nghị luận về vấn đề sự việc, hiện tượng trong đời sống.
Đề 1: Trờng em có nhiều gương người tốt việc tốt. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2: Hiện tượng nói chủi bậy trong học sinh còn nhiều, đôi khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ của em về hiện tượng này.
H? Học sinh đọc đề bài. 
H? Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
5 bớc.
H? Xác định thể loại đề bài trên?
Thể loại nghị luận, bình luận.
H? Vấn đề nghị luận- bình luận?
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ quan điểm, ý kiến về hiện tượng, sự việc đợc nêu ra: Phạm Văn Nghĩa thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
H? Yêu cầu của vấn đề bình luận là gì?
Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
H? Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
Khi ra đồng, Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
Việc ở nhà: Nuôi gà nuôi heo.
H? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người thế nào?
ý nghĩa của việc làm:
+ Nghĩa là người thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là ngời biết kết hợp việc học với hành.
+ Là ngời biết sáng tạo.
H? Vì sao Thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
Học tập bạn Nghĩa là: 
+ Học ở bạn tình yêu thương cha mẹ.
+ yêu lao động.
+ Cách kết hợp học với hành.
H? Nhắc lại dàn ý bài văn gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
H? Cụ thể phần mở bài phải giới thiệu đợc những vấn đề gì?
Giới thiệu hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa.
Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gơng bạn Nghĩa.
Có một số bạn ham chơi lời học- có một số bạn nhỏ tuổi mà trí lớn- chăm học chăm làm yêu thương cha mẹ- Phạm Văn Nghĩa chính là tấm gương như vậy.
Thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập gương bạn PVN.
H? Phần thân bài ta phải trình bày đợc những vấn đề gì?
H? Việc làm đó thể hiện điều gì?
Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương -đòi hỏi sự kiên trì chịu khó.
Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức được học ở trường vào công việc trồng trọt.
Nghĩa còn giúp mẹ những công việc nhà->việc nhỏ nhưng có nhiều niềm vui.
Nghĩa còn là ngời sáng tạo, thông minh.
H? Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa?
Là học tập tất cả các tính cách trên.
H? ý nghĩa tấm gương bạn PVN? Rút ra bài học cho bản thân ở phần kết bài?
GV: Dựa vào dán ý chi tiết hớng dẫn học sinh viết bài, chú ý dùng câu chuyển liên kết.
H? Qua phân tích ví dụ trên. Muốn làm tốt bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống ta phải làm gì?
Tìm hiểu đề- tìm ý
+ Cần đọc kỹ đề về thể loại và yêu cầu.
+ Phân tích hiện tợng, tìm ý.
Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần nghị luận.
+ Thân bài: Cần liên hệ với thực tế 9nêu những biểu hiện) và phân tích các mặt đánh giá nhận định (lợi- hại- đúng-sai- nguyên nhân- kết quả)
+ Kết bài: Khẳng định phủ định lời khuyên.
H? Gọi học sinh đọc ghi nhớ
I- Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Đọc đề bài.
Đề 1:
II- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
Lập dàn bài. 
Mở bài.
b. Thân bài.
* ý nghĩa việc làm:
Nêu việc làm của Nghĩa.
Những việc làm đó không khó.
* Đánh giá việc làm.
3. Viết bài.
- Đọc bài và sửa chữa.
3 củng cố: học sinh về nhà học bài 
 GV khái quát nôị dung bài học.
Tuần 38 : Buổi2
 Ngày soạn:28/5/2009
Ngày dạy /6/2009
 ôn tập tập làm văn ( nghị luận về sự việc và hiện tượng đời sống ; nghị luận về tư tưởng đạo lí )
A - Mục tiêu cần đạt
Qua tiết học giúp học sinh hiểu thêm một số kiến thức về văn bản nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về tác phẩm truyện học sinh thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật 
	Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích giá trị tác phẩm nghị luận truyện 
 Giáo dục ý thức tự giác trong học tập của HS
B:- Chuẩn bị.
	Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 Trò : Đọc kỹ tác phẩm, tìm hiểu tác giả, soạn bài
C : Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
2. Bài mới 
. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Lập dàn ý
*Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Tính chất của đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
- Tri thức cần có:
+ Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
+ Vận dụng cái tri thức về đời sống.
. Tìm ý:	
? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen và nghĩa bóng).
? Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt?
? Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
* Bước 2: Lập dàn bài:
a, Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b, Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
c, Kết bài:	- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của tục ngữ với ngày hôm nay.
* Bước 3: Viết bài:
a, Viết đoạn mở bài: Có nhiều cách mở bài tuỳ theo góc độ nhìn nhận vấn đề.
c1 - Đi từ chung đến riêng: Học sinh đọc SGK.
c2 - Đi từ thực tế đến đạo lí: Học sinh đọc SGK.
c3 - Đi thẳng vào vấn đề: Uống nước nhớ nguồn đang là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt. Để hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của đạo lí đó chúng ta cùng bàn luận.
b, Viết đoạn thần bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng đoạn theo gợi ý của SGK. (Yêu cầu những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh).
- Giải thích câu tục ngữ: (Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng).
Nước là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, điện thắp sáng, nước dùng, cả non sống gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật) " Nguồn" là những người làm ra thành lịch sử truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. "Nguồn" là tổ tiền, xã hội, dân tộc, gia đình Nhớ nguồn là thể hiện lòng biết ơn đối với những người làm ra thành quả. Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của người hưởng thụ thành quả. Nhớ nguồn thể hiện tâm, trách nhiệm của người được hưởng thành quả đối với người tạo ra thành quả.
- Nhận định, đánh giá (tức bình luận): Học sinh viết dựa vào các ý sau:
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với ai vô ơn.
+ Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
C Kết bài 
Nêu cảm nghĩ bản thân
. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn 
 a .mở bài
 - Đi thẳng vào vấn đề: Uống nước nhớ nguồn đang là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt. Để hiểu một ... tâm
	“ôm” : DT
	‘Chạy” : DT
“lên” : DT trung tâm
à Những dấu hiệu để nhận biết đi kèm với những từ đã, vừa
	Bài tập 3
Xác định và phân tích cụm tính từ?
- Việt Nam, bình dị, Việt Nam, Phơng Đông, mới, hiện đại
	- Dấu hiệu: đi kèm với “rất”
b)	- êm ả
	- có thể thêm từ “rất”
c)	- phức tạp, phong phú: TT trung tâm
	- Dấu hiệu nhận biết đi kèm với từ “rất”
	Bài tập 3
Xác định và phân tích cụm tính từ?
- Việt Nam, bình dị, Việt Nam, Phơng Đông, mới, hiện đại
	- Dấu hiệu: đi kèm với “rất”
b)	- êm ả
	- có thể thêm từ “rất”
c)	- phức tạp, phong phú: TT trung tâm
	- Dấu hiệu nhận biết đi kèm với từ “rất”
D. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm các khái niệm về DT, ĐT, TT
	- Làm hoàn thiện các bài tập
Tuần 7 : Buổi 19
Ngày soạn 
Ngày dạy 
ôn tập VĂN NGHị LUậN
A :Mục tiêu cần đạt 
Thông qua giờ ôn tập giáo viên củng cố toàn bộ kiến thức cho học sinh 
Trong giờ học trên lớp học sinh cha hiểu chỗ nào giờ ôn tập này giáo viên khái quát lại để giúp học sinh hiểu thêm các chỗ kiến thức con yếu .
Từ đó các em có thể ấp dụng tất cả các kiến thức đã học vào làm bài tập một cách thành thạo .
Giáo dục rèn kĩ năng là bài học bài theo phơng pháp tích hợp cả ba phân môn văn tiếng và tập làm văn 
B: Chuẩn bị 
Thầy :Soạn bài 
Trò :Soạn bài học bài 
C :Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1 : Kiểm tra bài cũ kết hợp 
 2: Bài mới .
Giới thiệu bài :
Giờ trớc ta đã học xong lý thuyết để các em làm bài tập một cách tốt hơn hôm nay cô trò ta đi vào tiết học ôn tập để các em áp dụng vào bài làm tốt hơn 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Phân tích bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Gv cho Hs phân tích yêu cầu của đề, hướng dẫn Hs lập dàn ý.
* Dàn ý:
1. Mở bài:
Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ “ánh trăng”
- Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ anh đậm đà tính dân tộc, tính trữ tình, đi sâu phản ánh đời sống tình cảm phong phú của con người VN.
Bài thơ “ánh trăng” sáng tác năm 1978, ba năm sau hoà bình, thống nhất đất nước. Nội dung chứa đựng suy ngẫm, tự vấn lương tâm của nhà thơ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở mọi người đừng vội quên quá khứ nặng nghĩa nặng tình.
2. Thân bài:
+ Gv hướng dẫn Hs tìm ý trong bài thơ.
- Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà, với đời lính nơi chiến trường gian khổ.
- Vầng trăng như có tâm hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn của con người.
+ Hình ảnh vằng trăng trong hiện tại
- Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen chốn thị thành.
- Trong đêm thành phố mất điện, vầng trăng hiển hiện giữa bầu trời, tròn đầy, ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ và nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ bởi nó là một phần máu thịt của cuộc đời.
- Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà ấm áp tình người.
- Hình ảnh vầng trăng chứa đựng lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía. Trăng im lặng mà nói bao điều về nhân tình thế thái, làm giật mình, thức tỉnh lương tâm con người.
3. Kết bài
Đánh giá khái quát lại nội dung và nghệ thuật
Dư âm của bài thơ
- Bài thơ là lời nhắc nhở cả một thế hệ vừa trải qua cuộc chiến đấu đau thương và oanh liệt của dân tộc. Đừng bao giờ quên quá khứ sâu nặng nghĩa tình.
- Tác giả Nguyễn Duy góp thêm một bài thơ hay vào mảng thơ ca ngợi truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn đã có tự bao đời trên đất nước thân yêu của chúng ta.
Đề bài: Phân tích bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
1. Mở bài:
Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ “ánh trăng”
- Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Thơ anh đậm đà tính dân tộc, tính trữ tình, đi sâu phản ánh đời sống tình cảm phong phú của con người VN.
Bài thơ “ánh trăng” sáng tác năm 1978, ba năm sau hoà bình, thống nhất đất nước. Nội dung chứa đựng suy ngẫm, tự vấn lương tâm của nhà thơ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở mọi người đừng vội quên quá khứ nặng nghĩa nặng tình.
2. Thân bài:
+ Gv hướng dẫn Hs tìm ý trong bài thơ.
- Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà, với đời lính nơi chiến trường gian khổ.
- Vầng trăng như có tâm hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn của con người.
+ Hình ảnh vằng trăng trong hiện tại
- Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen chốn thị thành.
- Trong đêm thành phố mất điện, vầng trăng hiển hiện giữa bầu trời, tròn đầy, ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ và nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ bởi nó là một phần máu thịt của cuộc đời.
- Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà ấm áp tình người.
- Hình ảnh vầng trăng chứa đựng lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía. Trăng im lặng mà nói bao điều về nhân tình thế thái, làm giật mình, thức tỉnh lương tâm con người.
3. Kết bài
Đánh giá khái quát lại nội dung và nghệ thuật
Dư âm của bài thơ
- Bài thơ là lời nhắc nhở cả một thế hệ vừa trải qua cuộc chiến đấu đau thương và oanh liệt của dân tộc. Đừng bao giờ quên quá khứ sâu nặng nghĩa tình.
- Tác giả Nguyễn Duy góp thêm một bài thơ hay vào mảng thơ ca ngợi truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn đã có tự bao đời trên đất nước thân yêu của chúng ta.
3/ Củng cố – dặn dò
- Gv khái quát nội dung tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập và viết bài hoàn chỉnh.
Tuần 7 : Buổi 20
Ngày soạn 
 Ngày dạy 
ôn tập VĂN NGHị LUậN
A :Mục tiêu cần đạt 
Thông qua giờ ôn tập giáo viên củng cố toàn bộ kiến thức cho học sinh 
Trong giờ học trên lớp học sinh cha hiểu chỗ nào giờ ôn tập này giáo viên khái quát lại để giúp học sinh hiểu thêm các chỗ kiến thức con yếu .
Từ đó các em có thể ấp dụng tất cả các kiến thức đã học vào làm bài tập một cách thành thạo .
Giáo dục rèn kĩ năng là bài học bài theo phơng pháp tích hợp cả ba phân môn văn tiếng và tập làm văn 
B: Chuẩn bị 
Thầy :Soạn bài 
Trò :Soạn bài học bài 
C :Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1 : Kiểm tra bài cũ kết hợp 
 2: Bài mới .
Giới thiệu bài :
Giờ trớc ta đã học xong lý thuyết để các em làm bài tập một cách tốt hơn hôm nay cô trò ta đi vào tiết học ôn tập để các em áp dụng vào bài làm tốt hơn 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV ghi đề bài lên bảng.
 Đề bài : Phân tích bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
GV tiến hành cho HS lập dàn ý .
 Dàn ý:
1.Mở bài.
- Giới thiệu nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông.
- Gợi ý : Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện , trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của nhân dân ta.
- Bài thơ nằm trong chùm thơ ba bài được nhận giải nhất báo văn nghệ 1969. Tác giả gợi tư thế hiên ngang , tinh thần dũng cảm , bất chấp khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe trên những chiếc xe không kính ở tuyến đường trường sơn.
2. Thân bài.
 + hình ảnh những chiếc xe không kính.
Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hoá, đạn dược ra mặt trận , bị máy bay mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết . Hai câu đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
+ Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính.
Tư thế hiên ngang , tự tin hiếm có:
Từ “ ung dung” nằm ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động , coi thường mọi khó khăn nguy hiểm của những chiến sĩ lái xe.
Cội nguồnn của sức mạnh chính là tư tưởng, tình cảm tất cả vì Miền Nam ruột thịt , là chân lí không có gì quý hơn độc lập tự do.
Những khó khăn gian khổ như tăng thêm gấp bội vì xe không có kính... thế nhưng không làm giảm ý chí quyết tâm của những chiến sĩ lái xe,
Hình ảnh những người lính lạc quan , dũng cảm hiện lên rất đáng yêu .
Tình đồng đội thắmm thiết thiêng liêng là sợi dây vô hình gắn kết mội người trong hoàn cảnh nguy hiểm cận kề cái chết.
Tất cả cùng chung lí tưởng giải phong Miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tuơi sáng đang tới gần.
Trtong đoạn kết chất trữ tình và hiện thực hoà quyện vào nhau tạo nên một hình tượng thơ đẹp .
 Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo , khẳng định phẩm chất cao quý của những chiến sĩ lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn. 
3.Kết bài.
- Đánh giá và khái quát lại nội dung và nghệ thuật.
- Dư âm của bài thơ đối với độc giả.
Đề bài : Phân tích bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật .
Dàn ý:
1.Mở bài.
- Giới thiệu nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông.
- Gợi ý : Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện , trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của nhân dân ta.
- Bài thơ nằm trong chùm thơ ba bài được nhận giải nhất báo văn nghệ 1969. Tác giả gợi tư thế hiên ngang , tinh thần dũng cảm , bất chấp khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe trên những chiếc xe không kính ở tuyến đường trường sơn.
2. Thân bài.
 + hình ảnh những chiếc xe không kính.
Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hoá, đạn dược ra mặt trận , bị máy bay mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết . Hai câu đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.
+ Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính.
Tư thế hiên ngang , tự tin hiếm có:
Từ “ ung dung” nằm ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động , coi thường mọi khó khăn nguy hiểm của những chiến sĩ lái xe.
Cội nguồnn của sức mạnh chính là tư tưởng, tình cảm tất cả vì Miền Nam ruột thịt , là chân lí không có gì quý hơn độc lập tự do.
Những khó khăn gian khổ như tăng thêm gấp bội vì xe không có kính... thế nhưng không làm giảm ý chí quyết tâm của những chiến sĩ lái xe,
Hình ảnh những người lính lạc quan , dũng cảm hiện lên rất đáng yêu .
Tình đồng đội thắmm thiết thiêng liêng là sợi dây vô hình gắn kết mội người trong hoàn cảnh nguy hiểm cận kề cái chết.
Tất cả cùng chung lí tưởng giải phong Miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tuơi sáng đang tới gần.
Trtong đoạn kết chất trữ tình và hiện thực hoà quyện vào nhau tạo nên một hình tượng thơ đẹp .
 Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo , khẳng định phẩm chất cao quý của những chiến sĩ lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn. 
3.Kết bài.
- Đánh giá và khái quát lại nội dung và nghệ thuật.
- Dư âm của bài thơ đối với độc giả.
Bài thơ là tác phẩm tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng .Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sĩ lái xe 
Trường Sơn bằng tình cảm yêu mến và khâm phục chân thành.
- Ngôn ngữ thơ giản dị , tự nhiên và giàu cảm xúc. Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh cứu nước đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta.
3/ Củng cố – dặn dò
- Gv khái quát nội dung tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập và viết bài hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi van vaoPTTH.doc