Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 theo chủ đề

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 theo chủ đề

Chủ đề 1:

Tiết 1- 10: VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Hệ thông hoá những hiểu biết cơ bản về văn nghị luận: Đặc điểm, nội dung, hình thức, cách tạo lập, cách tóm tắt.

- Hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận.

- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Hiểu thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm (hoặc một đoạn trích) ttruyện, về một bài thơ (hoặc đoạn thơ).

- Nắm được yêu cầu bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí về một tác phẩm (hoặc một đoạn trích) truyện, về một bài thơ (hoặc một đoạn thơ).

- Biết viết, trình bày bài văn nghị luận.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1:
Tiết 1- 10: Văn nghị luận
A. mục tiêu cần đạt:
- Hệ thông hoá những hiểu biết cơ bản về văn nghị luận: Đặc điểm, nội dung, hình thức, cách tạo lập, cách tóm tắt.
- Hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Hiểu thế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm (hoặc một đoạn trích) ttruyện, về một bài thơ (hoặc đoạn thơ).
- Nắm được yêu cầu bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí về một tác phẩm (hoặc một đoạn trích) truyện, về một bài thơ (hoặc một đoạn thơ).
- Biết viết, trình bày bài văn nghị luận.
B. Tài liệu và phương tiện:
	GV: - SGK, SGV NV 8,9
Tài liệu tham khảo.
Bảng phụ.
Các bài tập bổ trợ.
HS: Ôn bài cũ, soạn bài mới.
C. Tiến trình lên lớp:
	1) ổn định lớp + kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	2) Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Khái quát chung về văn nghị luận.
? Nhắc lại khái niệm về văn nghị luận?
? Văn nghị luận có những đặc điểm nào? Nêu nội dung cụ thể của các đặc điểm đó?
? Văn nghị luận có bố cục như thế nào? 
? Có mấy kiểu văn nghị luận? Sự giống và khác nhau giữa các kiểu bài đó?
? Vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận?
? Quy trình xây dựng đoạn và lời văn trong bài nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm?
? Có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? Đó là những cách nào?
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành làm một số bài tập.
? Xác định các bước cho bài làm?
? Đề yêu cầu vấn đề gì?
? Em sẽ chọn những ý nào cho bài viết của mình?
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
? Viết đoạn văn cho phần mở bài? Có những cách viết phần mở bài nào?
- HS viết đoạn mở bài (thời gian 10 phút).
- GV gọi HS đọc đoạn mở bài của mình - HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
I. Thế nào là văn nghị luận.
1)Khái niệm:
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải cá luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. 
2) Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
* Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay câu phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
* Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
* Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
3) Bố cục của bài văn nghị luận:
 * Mở bài: Nêu vắn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
 * Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
 * Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
=> Có 2 kiểu văn bản nghị luận: 
- Nghị luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
+ Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
+ Giải thích bằng cá cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
+ Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng các thao tác giải thích phù hợp.
4) Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa câu chuyện càng thêm hấp dẫn, sinh động khiến cho người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và rút ra được bài học.
5) Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận.
- Những yếu tố cần thiết: Sự việc gồm một hoặc nhiều hành vi, hành động đã sảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để người khác cùng biết. Nhân vật chính là chủ thể của hành động hoặc là một trong những ngườichứng kiến sự việc sảy ra..
- Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm 5 bước:
+ B1: Lựa chọn sự việc chính.
+ B2: Lựa chọn ngôi kể (thứ nhất là số ít thì xưng tôi, tớ, số nhiều xưng là chúng ta, chúng tôi) Người kể ở ngôi thứ nhất gián tiếp thường là tác giả giấu mình để cho nhân vật tự phát ngôn.
+ B3: Xác định thứ tự kể.
+ B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
+ B5: Viết thành văn.
6) Có 3 cách trình bày nội dung trong một đoạn văn:
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch là cách trình bày câu chủ đề đứng đầu đoạn, còn các ý khác làm rõ ý của câu chủ đề.
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp là cách trình bày mà câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn nêu ý chính của cả đoạn, các câu phía trước cụ thể hoá ý chính.
- Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành là quan hệ giữa các câu trong đoạn văn ngang hàng nhau, bình đẳng, không có ý này bao quát ý kia
II. Thực hành: 
Cho đề bài:
 Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu: Thuyết minh. Sử dụng các phương pháp thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam.
* Tìm ý:
- Nguồn gốc cây lúa.
- Các giai đoạn phát triển của cây lúa.
- Vai trò và tác dụng của cây lúa đối với đời sống con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về cây lúa:
 + Nguồn gốc.
 + Cây lúa được trồng ở đâu.
 + Vai trò và tácc dụng của cây lúa.
* Thân bài:
- Nguồn gốc cây lúa.
- Các giai đoạn phát triển của cây lúa.
 + Cây lúa non.
 + Thời kì làm đòng, trổ bông.
 + Thu hoạch.
- Vai trò của lúa đối với đời sống con người Việt Nam.
 + Gạo từ lúa, là thức ăn cho con người.
 + Chăn nuôi.
 + Xuất khẩu gạo -> Phát triển nền kinh tế đất nước.
* Kết bài:
 Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của cây lúa đối với con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.
3. Viết đoạn: Có thể viết theo 2 cách:
Cách 1: Viết mở bài trực tiếp.
Cách 2: Viết mở bài gián tiếp.
HĐ3: Hướng dẫn HS học ở nhà:
	- Học sinh học và nắm vững trọng tâm của kiến thức.
	- Giao bài tập về nhà cho HS:
Bài tập 1: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
Bài tập 2: Thuyết minh về một thứ đồ dùng quen thuộc đồi với em.
Chủ đề 2: Tiết 11 – 18: 
Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản.
A) Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu thế nào là phép phân tích, tổng hợp.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
- Biết cách sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong tạo lập văn bản nghị luận.
- Biết sử dụng các phép liên kết trong nói và viết.
B) Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: - SGK, SGV NV9.
Tài liệu tham khảo.
Bảng phụ.
HS: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C) Tiến trình lên lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
* Giới thiệu bài:
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: HS hiểu đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp?
? Phân tích là gì?
? Thế nào là phép tổng hợp?
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
BT1: Hiện nay có một số HS học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó?
- GV yêu cầu HS thảo luận, đưa ra ý chính cho đề bài. 
- HS khác nhân xét, bổ sung.
- GV tổng hợp, KL.
BT2: Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách?
- HS thảo luận, hình thành dàn bài.
Nội dung cần đạt
1. Đặc điểm, tác dụng của phép phân tích và tổng hợp:
Để làm ró ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thưhờng đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luậncủa một phần hay toàn bộ văn bản.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
* Học qua loa, đối phó:
1. Học qua loa: 
+ Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống .....
+ Học để khoe mẽ, nhưng thực ra đầu óc rỗng tuếch, không dám trình bày chính kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật.
2. Học đối phó: 
- Là không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ.
- Là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, cha mẹ, thi cử .....
- Học đối phó thì kiến thức nông cạn, hời hợt .... -> ngày càng dốt nát, hư hỏng, vừa lừa dối người khác, vừa tự đề cao mình -> nguyên nhân gây ra hiện tượng "tiến sĩ giấy" đang bị xã hội lên án gay gắt.
* Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó: 
- Bản chất: 
+ Có hình thức của học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng bằng cấp.
+ Không có thực chất: đầu óc rỗng tuếch, đến nổi "ăn không nên đọi ...... lời", hỏi gì cũng không biết làm việc gì cũng hỏng.
- Tác hại: 
+ Đối với xã hội: những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt trong kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống .... 
+ Đối với bản thân: những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập, do đó hiệu quả học tập ngày càng thấp.
BT 2:
Dàn ý phân tích "Tại sao phải đọc sách".
- Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm cảu nhân loại, vì vậy bất kỳ ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
- Tri thức trong sách bao gồm kiến thức xã hội và kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, .......... nếu không đọc sẽ bị lạc hậu ......
- Đọc sách ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của ta chỉ là vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé, từ đó chúng ta mới có trình độ khiêm tốn, ý chí cao trong học tập.
=> Đọc sách là vô cùng cần thiết, nhưng cũng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả.
HĐ3: Hướng dẫn học ở nhà:
Hãy viết một đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách?
 Chủ đề 3: Tiết 19 – 25: 
Các kiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá những hiểu biết cơ bản về văn bản tự sự: đặc điểm, nội dung, hình thức, cách tạo lập, cách tóm tắt.
- Hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm và lập luận; người kể và ngôi kể; đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự có các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận và chuyển đổi ngôi kể.
 * Hệ thống hoá những hiểu biết cơ bản về văn bản nghị luận: đặc điểm, nội dung hình thức, cách tạo lập, cách tóm tắt.
- Hiểu thế nào là bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng đạo lí về một tác phẩm (hoặc một đoạn trích) truyện, về một bài thơ (hoặc đoạn thơ).
- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm.
 * Hệ thống hoá những hiểu biết về văn thuyết minh: đặc điểm, nội dung, hình thức, cách thức làm bài văn thuyết minh.
- Hiểu vai trò, cách đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh.
- Biết viết, trình bày bài văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố mêu tả.
B. Chuẩn bị: 
- SGK, SGV NV9
	- Tài liệu tham khảo.
	- Bảng phụ.
C. Tiến trình lên lớp:
	1. ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ
	2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: HD HS ôn lại khái niệm về các kiểu bài tự sự, nghị luận, thuyết minh.
? Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự?
? Tác dụng củayêú tố nghị luận trong văn bản tự sự?
? Em đã được học những kiểu bài nghị luận nào?
? Hãy nhắc lại khái niệm về các kiểu bài nghị luận trên?
- HS trả lời- HS khác nhận xét.
- GV kết luận.
? Các bước làm bài nghị luận?
? Dàn ý chung của các dạng bài nghị luận?
I. Lí thuyết
1. Tự sự:
a) Khái niệm: 
- Nghị luận trong văn tự sự thực chất là các cuộc đối thoại (đối thoại với người hoặc chính mình) thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, ngươi đọc (hoặc chính mình) về một vấn đề, 
một qđ, tư tưởng nào đó.
- Trong đoạn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả trần thuật mà dùng nhiều câu khẳng định, phủ định, có các cặp quan hệ từ : nếu - thì, không những ... mà còn 
- Tác dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: Làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
2. Các kiểu bài nghị luận:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Các bước làm bài nghị luận:
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc và sửa bài.
* Dàn ý chung:
- Mở bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon 9 (tu soan).doc