Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 19

Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 19

Tập làm văn

Luyện tập văn bản thuyết minh

A . Mục tiêu cần đạt .

- Qua giờ dạy giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh

- HS biết vận dụng kiến thức đưa một số biện pháp NT : so sánh , ẩn dụ , tự sự , bình luận vào văn thuyết minh .

B . Chuẩn bị .

 1 . Thầy : soạn bài

 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .

C . Tiến trình tiết dạy .

 1 . ổn định tổ chức .

 2 . Kiểm tra bài cũ :

<> Trong văn bản thuyết minh người ta thường đưa những biện pháp NT nào vào bài vết ? Tác dụng ?

 3 . Bài mới :

 

doc 37 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 – 8 - 2008
Tuần 1
TS : 1
Tập làm văn
Luyện tập văn bản thuyết minh
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ dạy giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh 
- HS biết vận dụng kiến thức đưa một số biện pháp NT : so sánh , ẩn dụ , tự sự , bình luận vào văn thuyết minh .
B . Chuẩn bị . 
 1 . Thầy : soạn bài
 2 . Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức .
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Trong văn bản thuyết minh người ta thường đưa những biện pháp NT nào vào bài vết ? Tác dụng ? 
 3 . Bài mới : 
 Gọi 1 HS đọc đề bài 
 Dàn ý của bài văn thuyết minh gồm có mấy phần ? Hãy nêu ý chính của mỗi phần ? 
HS làm nháp – Gọi đọc bài – Nhận xét .
Bài làm cần phải đưa các yếu tố NT vào .
1 . Đề bài : Thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam .
2 . Lập dàn ý .
A . Mở bài :
- Giới thiệu chung về h/a con trâu trên đồng ruộng Việt Nam .
B . Thân bài :
- Hình dáng .
- Vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân : sức kéo , ý nghĩa trong đời sống tinh thần 
- Giá trị kinh tế : cung cấp thực phẩm , ngành công nghiệp 
C . Kết bài : 
- Con trâu trong tình cảm của người Việt Nam .
3 . Luyện tập :
1 Bài tập 1 :
Viết phần mở bài cho đề bài trên .
 Ví dụ :
Bao đời nay hình ảnh con trâu làm lũi kéo cày trên đồng ruộng là một h/a rất đỗi quen thuộc , gần gũi , với mỗi người dân Việt Nam . Vì thế mà con trâu đã trở yhanh người bạn tâm tình của nhà nông :
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta .
2 . Bài tâp 2 :
Viết phần thân bài :
- HS làm nhóm – Gọi HS đọc bài – Nhận xét .
3 . Bài tập 3 :
Viết phần kết bài : 
Ví dụ : 
Con trâu hiền lành ngoan ngoãn đã để lại trong ký ức tuổi thơ mỗi người bao nhiêu là kỷ niệm ngọt ngào 
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập về các phương châm hội thoại 
27 – 8 – 2008
Tuần 2 
TS : 2 
Tiếng Việt
Các phương châm hội thoại
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ dạy giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức đã học về các phương châm hội thoại .
- Từ đó các em biết vận dụng vào giao tiếp hàng ngày .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu .
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức .
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là phương châm quan hệ , cách thức  ? Ví dụ ?
 3. Bài mới :
 Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học ? 
 Thế nào là phương châm về lượng ? Cho ví dụ ? 
 Thế nào là P/c về chất ? Nêu ví dụ ? 
 Thế nào là P/c quan hệ ? Ví dụ ? 
 Thế nào là P/c cách thức ? Ví dụ ?
 Thế nào là P/c lịch sự ? Ví dụ ? 
 HS làm miệng 
 HS thảo luận nhóm .
1 . Ôn tập lý thuyết :
1 . Phương châm về lượng .
- Khi giao tiếp cần có nội dung , nội dung ko thiếu , ko thừa.
2 . Phương châm về chất .
- Trong giao tiếp ko nên nói những điều mà mình ko tin là có thực hoặc ko có bằng chứng xác thực 
3 . Phương châm quan hệ .
- Khi giao tiếp ko nói lạc đề 
4 . Phương châm cách thức .
- Khi giao tiếp nói năng phải ngắn gọn , rõ ràng , rành mạch , có quan hệ tốt đẹp với người đối thoại .
5 . Phương châm lịch sự .
- Khi giao tiếp cần phải tôn trọng người đối thoại , ko phân biệt giàu nghèo , sang hèn 
2 . Luyện tập . 
1 . Bài tập 1 : 
Hãy tìm những câu tục ngữ ca dao có nội dung liên quan đến phương châm về chất .
2 . Bài tập 2 :
Hãy kể câu chuyện diễn ra trong đời sống thực tế có liên quan đến phương châm lịch sự .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại . 
 - Chuẩn bị bài sau : Văn học trung đại Việt Nam .
1- 9 2008.
Tuần 3 
TS : 3
Văn học
Vài nét khái quát về văn học Trung đại Việt Nam
A . Mục tiêu cần đạt .
- HS nắm được những nét khái quát về văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến XIX . Sự hình thành , thành phần cấu tạo , giai đoạn phát triển 
- HS có cái nhìn khái quát về tiến trình của dòng văn học viết Việt Nam .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Hãy kể tên một số một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học ?
 3. Bài mới :
 Dòng văn học Trung đại Việt Nam xuất hiện từ khi nào ? Do ai sáng tạo nên ? 
 Trước khi văn học viết ra đời , văn học Việt Nam tồn tại dưới những hình thức nào ?
 Văn học viết ra đời có ý nghĩa ntn ? 
 Hãy kể tên một số tác phẩm văn học bằng chữ Hán mà em đã học , đã đọc ?
 So với các tác phẩm văn học chữ Hán , văn học chữ Nôm có đặc điểm ntn ?
 Văn học viết Việt Nam chia ra làm mấy giai đoạn ? Là những giai đoạn nào ?
 Hãy nêu khái quát những nội dung chính của mỗi giai đoạn ?
1 . Sự hình thành của dòng văn học Trung Đại Việt Nam .
- Thế kỷ X – Do các trí thức PK Việt Nam sáng tạo nên .
- Văn học dân gian : cổ tích , truyền thuyết , thần thoại , ca dao , dân ca , tục ngữ  Hình thức truyền miệng .
- Đó là bước tiến nhảy vọt của tiến trình lịch sử dân tộc – văn học dân tộc trở nên phong phú và cao đẹp hơn với nhiều tác giả , tác phẩm tiêu biểu  
2 . Thành phần cấu tạo cảu dòng văn học viết .
1 . Văn học chữ Hán .
- Hịch tướng sĩ , Nam quốc sơn hà , Bình Ngô đại cáo 
2 . Văn học chữ Nôm .
- Tuyện Kiều , Lục Vân Tiên 
Chữ Nôm do trí thức dân tộc sáng tạo nên – gần gũi với nhân dân lao động , gần với hiện thực của cuộc sống xã hội Việt Nam .
3 . Tiến trình phát triển của dòng văn học Trung đại Việt Nam .
a . Giai đoạn 1 : Từ thế kỉ X – thế kỉ XV .
b . Giai đoạn 2 : Từ thế kỉ XV – thế kỉ XVIII .
c . Giai đoạn 3 : Từ nửa sau thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX .
d . Giai đoạn 4 : Từ nửa sau thế kỉ XIX đến hết thế kỉ XIX .
- HS trình bày .
- Nhận xét .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại . 
 - Chuẩn bị bài sau : ý nghĩa của " Chuyện người con gái Nam Xương " .
7 – 9 – 2008
Tuần 4 
TS : 4 
Văn học
Y nghĩa của " Chuyện người con gái Nam Xương "
A . Mục tiêu cần đạt .
- HS luyện tập , củng cố kiến thức về thể truyền kỳ , thấy được ý nghĩa của truyện .
- Rèn kỹ năng phân tích , tóm tắt văn bản tự sự , ý nghĩa của các chi tiết hoang đường kỳ lạ trong tác phẩm truyền kỳ . 
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
 C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Hãy tóm tắt văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương " ?
 3. Bài mới :
 Tác phẩm kể về những nhân vật nào ? 
Theo em có thể kể lại câu chuyện theo ngôi kể của những nhân vật nào nữa ?
 Hãy nêu tóm tắt những sự việc chính của truyện ?
 Hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của emvề nhân vật Vũ Nương ?
 Hãy tìm các chi tiết kỳ lạ , hoang đường trong truyện ? 
 Phân tích ý nghĩa của các chi tiết ấy ?
1 . Hình ảnh nàng Vũ Nương .
- Trương Sinh , Bé Đản 
- Vũ Nương , Người hàng xóm 
Tóm tắt các ý sau : 
+ Vũ Nương khi ở nhà .
+ Vũ Nương đi lấy chồng – chồng đi lính .
+ Trương Sinh trở về – Vũ Nương bị nghi oan và tự vẫn .
+ Vũ Nương ở thuỷ cung – gặp Phan Lang .
+ Vũ Nương trở về – từ từ biến mất trên sông 
HS viết bài - Đọc bài – Nhận xét .
- Vũ Nương người con gái xinh đẹp , nết na , thuỳ mỵ hiếu thảo , yêu chồng thương con 
- Số phận bất hạnh , đáng thương 
2 . Y nghĩa của các chi tiết kỳ lạ hoang đường .
+ Y nghĩa :
- Hấp dẫn người đọc , người nghe .
- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp tính cách của Vũ Nương :Yêu gia đình , quê hương , đất nước , giàu lòng vị tha , giàu lòng nhân ái , dễ tha thứ .
- Tạo kết thúc có hậu cho truyện .
- Thể hiện khát vọng của nhân dân lao động lúc bấy giờ về sự bất tử , công bằng 
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại . 
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự . 
14 – 9 – 2008 
Tuần 5 
TS : 5 
Tập làm văn
Luyện tập về tóm tắt văn bản tự sự
A . Mục tiêu cần đạt .
- HS luyện tập , củng cố kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã học 
- Rèn kỹ năng tóm tắt đầy đủ , ngắn gọn văn bản tự sự .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
 C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Hãy nêu các tác phẩm văn bản tự sự đã học ?
 3. Bài mới : 
 Tóm tắt văn bản tự sự là ntn ? Tác dụng ? 
 HS làm nháp – Trình bày miệng
 Nhận xét .
 HS tóm tắt – Gọi đọc bài – Nhận xét .
 HS thảo luận nhóm .
1 . Tóm tắt văn bản tự sự là gì .
- Nêu sự việc chính , nhân vật chính của văn bản tự sự theo ý mình .
2 . Luyện tập : 
1 . Bài tập 1 :
Tóm tắt văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương "Trong khoảng 12 – 15 câu .
2 . Bài tập 2 :
Tóm tắt truyện ngắn " Lão Hạc " – Nam Cao .
Bài làm phải đảm bảo được các ý sau đây :
- Lão Hạc người nông dân cần cù , chất phác vợ mất sớm , con bỏ đi đồn điền cao su bặt tin từ đó .
- Lão sống làm bạn cùng con chó " Cậu Vàng " – cuộc sống ngày càng khó khăn – Lão bán chó , lão vô cùng đau khổ 
- Cuộc sống ngày càng túng quẫn – Lão quyết ko tiêu vào tiền để dành cho con – Lão ăn bả chó để tự tử – dành tiền và mảnh vườn cho con trai của mình 
3 . Bài tâp 3: 
Tóm tắt truện ngắn "Chiếc lá cuối cùng " – O.Hen.Ri 
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại . 
 - Chuẩn bị bài sau : Vài nét về " Truyện Kiều " của Nguyễn Du . 
21- 9 – 2008
Tuần 6 
TS : 6 
Văn học
Giá trị của " Truyện Kiều "
A . Mục tiêu cần đạt .
- HS luyện tập , củng cố kiến thức về " Truyện Kiều " : giá trị nhân đạo , giá trị hiện thực , giá trị nghệ thuật .
- Rèn kỹ năng phân tích , khái quát ,tổng hợp tác phẩm văn học cổ .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
 C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Hãy tóm tắt truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng "- O.Hen Ri ?
 3. Bài mới :
 Hãy chỉ ra những giá trị hiện thực sâu sắc của " Truyện Kiều " ?
 Truyện Kiều có những giá trị nhân đạo ntn ? Hãy tìm nhữnh câu thơ nói lên điều ấy ? Phân tích ?
 Nêu giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều ? Tìm một số câu thơ và phân tích ?
1 . Giá trị hiện thực của Truyện Kiều .
- Lên án tố cáo XHPKđương yhời chà đạp lên quyền sống của con người - đặc biệt là người phụ nữ .
- Lên án tố cáo các thế lực tàn bạo vô lương tâm từ kẻ sai nha đến Mã Giám Sinh , Bạc Hà , Bạc Hạnh , Tú Bà đến đồng tiền tác oai , tác quái 
2 . Giá trị nhân đạo sâu sắc .
- Ca ngợi tài sắc của Thúy Kiều , tài năng của Từ Hải , Kim Trọng 
- Ca ngợi phẩm hạnh , tình yêu thuỷ chung , lòng hiếu thảo  của Thuý Kiều .
- Đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK xưa .
3 . Giá trị nghệ thuật .
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
- Nhân vật chính diện : ước lệ tượng trưng .
- Nhân vật phản diện : nghệ thuật tả thực .
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo 
+ Nghệ thuật dùng ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc  
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại . 
 - Chuẩn bị bài sau : Nghệ thuật tả người trong " Truyện Kiều " của Nguyễn Du .
30 – 09 – ... rong các tác phẩm văn thơ hiện đại Việt Nam .
8 – 11 – 2008
Tuần 13
TS : 13
Văn học
Hình ảnh cuộc sống mới
A . Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh hiểu được cuộc sống lao động xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc sống kháng chiến thần thánh của dân tộc ta ở giai đoạn này .
- Từ đó học sinh hiểu , trân trọng , thêm yêu quê hương , đất nước 
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong gìp giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Hình ảnh cuộc sống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được phản ánh qua những tác phẩm nào văn học nào ?
( ? ) Hình ảnh ấy được thể hiện ntn trong tác phẩm : Làng , Đồng chí , Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
( ? ) Tác phẩm nào đã học có nội dung nói về cuộc sống lao động của nhân dân ta ?
( ? ) Em có cảm nhận ntn về cuộc sống lao động của nhân dân ta trong bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " – Huy Cận ?
I . Hình ảnh cuộc sống đánh giặc giữ nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ .
- Hình ảnh " làng chiến đấu " trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có giao thông hào chạy khắp làng , có đào hố đắp ụ , có cả các cụ bô lão vác gậy tập một hai một hai  " Làng " – Kim Lân .
- Cuộc sống quân ngũ của ngừi lính đầy gian khổ , thiếu thốn nhưng thắm tình đồng chí đồng đội thiêng liêng gắn bó và rực sáng lí tưởng chiến đấu  " Đồng chí " – Chính Hữu .
- Cuộc sống của những người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm , can trường và thanh thản yêu đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ  " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " – Phạm Tiến Duật .
II . Hình ảnh cuộc sống lao động xây dựng CNXH ở miền Bắc .
- Cuộc sống lao động đánh cá trên biển khơi hăng say , náo nức của những người lao động làm chủ biển cả , làm chủ thiên nhiên , làm chủ đất nước 
- Cuộc sống âm thầm lặng lẽ của những con người trên vùng cao Sa Pa cống hiến hết mình cho Sa Pa , cho đất nước 
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau : Ngôi kể trong văn bản tự sự .
13 – 11 – 2008
Tuần 14
TS : 14
Tập làm văn
Ngôi kể trong văn bản tự sự
A . Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh ôn tập , củng cố , rèn luyện cách sử dụng ngôi kể trong văn bản tự sự .
- Học sinh biết cách vận dụng vào việc tạo lập văn bản tự sự .
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự .
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Trong văn bản tự sự người kể chuyện thường kể chuyện theo những ngôi kể nào ?
( ? ) Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất ? Tác dụng ntn ?
( ? ) Kể theo ngôi thứ nhất có những hạn chế gì ? Vì sao ?
( ? ) Thế nào là kể theo ngôi thứ ba ?
( ? ) Tác dụng của ngôi kể này ntn ?
 Gọi 1 HS đọc đề bài 
( ? ) Hãy nêu yêu cầu của đề bài trên ?
I . Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự .
1 . Ngôi thứ nhất :
- Người kể xưng tôi – người trong cuộc tự kể về mình . 
- Tác dụng :
- Câu chuyện kể về chính mình – dễ đi vào đời sống tâm hồn , diễn biến tâm lí nhân vật sinh động , hấp dẫn 
 * Hạn chế :
- Chuyện mang màu sắc chủ quan , dễ nhàm chán 
2 . Kể theo ngôi kể thứ ba :
- Người kể không trực tiếp tham gia vào câu chuyện mà chỉ là người chứng kiến .
- Tác dụng :
+ Câu chuyện kể sẽ khách quan .
+ Dễ dàng thể hiện những suy nghĩ , đánh giá về nhân vật trong truyện 
 * Hạn chế :
- Không đi sâu vào diễn biến tâm lí của nhân vật 
II . Luyện tập .
1 . Bài tập 1 :
- Hãy nhập vai nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn : " Lặng lẽ Sa Pa " – kể lại đoạn chia tay giữa anh thanh niên với cô kĩ sư trẻ và ông hoạ sĩ .
+ Ngôi kể : Nhập vai anh thanh niên kể theo ngôi thứ nhất .
+ Nội dung : Đoạn chia tay giữa ba người .
- Học sinh làm nháp .
- Gọi học sinh đọc bài .
- Nhận xét .
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập văn bản tự sự .
22 – 11 - 2008
Tuần 15
TS: 15
Tập làm văn
Ôn tập văn bản tự sự
A . Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh ôn tập , củng cố , rèn luyện, hệ thống hoá văn bản tự sự đã học có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự.
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Hãy nêu bố cục của bài văn tự sự? Nêu ý chính của mỗi phần?
( ? ) Phần mở bài nêu nội dung gì?
( ? ) Phần thân bài gồm có những ý nào?
( ? ) Phần kết bài ta phải nêu những nội dung nào?
 Gọi 1 HS đọc đề bài 
 Học sinh làm bài theo nhóm -> 
Chú ý đưa các yếu tố miêu tả , nghị luận vào bài làm 
I. Ôn tập lí thuyết:
* Dàn ý: Bố cục – 3 phần
A. Mở bài: ( Đặt vấn đề )
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể
B. Thân bài: ( Giải quyết vấn đề )
- Diễn biến nội dung của câu chuyện 
- Nhân vật – cốt truyện ( sự việc )
C. Kết bài: ( Kết thúc vấn đề )
- Nêu cảm nghĩ.
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
* Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm về người thân mà em nhớ nhất.
+ Viết phần mở bài.
- Viết phần thân bài.
- Viết phần kết bài.
* Chia lớp làm 3 tổ:
+ Tổ 1: Làm phần mở bài.
+ Tổ 2: Làm phần thân bài.
+ Tổ 3: Làm phần kết bài.
-> Gọi học sinh làm miệng – Nhận xét – Chữa các phần.
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập văn bản tự sự.
30 – 11 – 2008
Tuần 16
TS: 16
Tập làm văn
Ôn tập văn bản tự sự
A . Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh ôn tập , củng cố , rèn luyện, hệ thống hoá văn bản tự sự đã học cho các em.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và nghị luận.
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Hãy nêu bố cục của bài văn kể chuyện? Nêu ý chính của mỗi phần?
 Gọi 1 HS đọc đề bài.
( ? ) EM hãy nêu yêu cầu của đề bài?
( ? ) Để viết phần kết bài, ta cần sử dụng yếu tố nào? Vì sao?
I. Nội dung lí thuyết.
1. Bố cục: 3 phần – Mở bài – Thân bài – Kết bài.
2. Dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể
B. Thân bài:
- Diễn biến nội dung của câu chuyện.
C. Kết bài:
- Kết thúc câu chuyện.
- Rút ra bài học – Nghị luận.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
* Đề bài: Hãy kể lại một kỉ niệm về người thân mà em nhớ nhất.
+ Học sinh viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
+ Học sinh làm miệng.
+ Nhận xét .
+ Chữa bài vào vở.
2. Bài tập 2:
* Viết phần kết bài cho đề bài trên.
+ Học sinh làm bài – Nhận xét – Chữa bài.
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập dựng đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
15 – 12 – 2008
Tuần 17
TS: 17
Văn học
Luyện tập dựng đoạn văn
( Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp )
A . Mục tiêu cần đạt .
- Giúp học sinh ôn tập , củng cố , rèn luyện, hệ thống hoá kiến thức đã học về Tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng dựng đoạn văn trong đó có sử dụng lới dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp cho học sinh.
- Học sinh biết vận dụng vào tạo lập văn bản.
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
( ? ) Hãy nêu cách nhận biết?
 * Học sinh làm nháp – Gọi đọc bài
 * Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp
I. Nội dung lí thuyết.
1. Lời dẫn trực tiếp:
2. Lời dẫn gián tiếp:
- Học sinh trả lời.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Viết đoạn văn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp có nội dung liên quan đến câu nói sau:
" Học! Học nữa! Học mãi."
- Học sinh làm nháp.
- Trình bày.
- Nhận xét -> Sửa chữa. 
2. Bài tập 2:
- Học sinh thảo luận nhóm
- Làm bài nháp
- Trình bày miệng.
- Nhận xét.
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau: Tập làm thơ tám chữ.
21 – 12 – 2008
Tuần 18
TS: 18
Tập làm văn
Tập làm thơ tám chữ
A . Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp học sinh tiếp tục ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về làm thơ tám chữ.
- Rèn kĩ năng làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn đúng thể loại và hay.
B . Chuẩn bị .
 1 . Thầy : soạn bài , đọc tài liệu . 
 2 . Trò : chuẩn bị bài ở nhà .
C . Tiến trình tiết dạy .
 1 . Ôn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Kết hợp trong giờ giảng 
 3. Bài mới :
( ? ) Hãy nêu những yêu cầu về thể thơ tám chữ?
+ Học sinh tự làm theo tổ nhóm
+ Gọi học sinh đọc bài.
+ Nhận xét.
+ Sửa chữa bài làm của mình.
I. Nội dung lí thuyết:
- Số tiếng: 8 tiếng
- Số câu: không hạn định.
- Cách gieo vần:
+ Vần chân liền.
+ Vần chân giãn cách.
II. Luyện tập:
1. Làm thơ tám chữ theo chủ đề.
a. Nhà trường: Ví dụ
 Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông và nắng cũng mênh mông.
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc màu
 Xa bạn bè sao bỗng thấy buâng khuâng.
b. Chủ đề bạn bè:
 Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau, long lanh lệ rơi.
c. Chủ đề quê hương
 Con sông quê hương
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
 Để mai này thao thức viết thành thơ.
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau: Tập làm thơ tám chữ.
26 – 12 - 2008
Tuần 19
TS: 19
Tập làm văn
Tập làm thơ tám chữ ( tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt .
- Qua giờ giảng giúp HS tiếp tục ôn tập , củng cố , hệ thống hoá kiến thức về làm thơ tám chữ cho HS .
- Rèn kĩ năng làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn .
B. Chuẩn bị .
 1. Thầy : Soạn bài , đọc tài liệu .
 2. Trò : Chuẩn bị bài ở nhà .
C. Tiến trình tiết dạy .
 1. ổn định tổ chức lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp trong giờ giảng
 3. Bài mới:
( ? ) Hãy nêu yêu cầu về thể thơ tám chữ ? 
( ? ) Hãy tìm những bài thơ tám chữ đã học?
 HS tự làm theo tổ nhóm
I. Lí thuyết.
- Học sinh tìm
II. Luyện tập
1. Làm thơ tám chữ
* Chủ đề tự chọn
+ Học sinh làm bài thơ tám chữ hoàn thiện
+ Gọi học sinh đọc bài.
+ Nhận xét.
+ Chữa bài
2. Làm thơ tám chữ theo chủ đề: Anh bộ đội
+ Học sinh tự làm.
+ Nhận xét
+ Chữa bài
III. Bài tập về nhà.
+ Về nhà hoàn thiện tiếp bài ở lớp.
+ Làm bài thơ hoàn chỉnh theo chủ đề tự chọn
D . Hướng dẫn về nhà .
 - Học bài , làm bài tập còn lại .
 - Chuẩn bị bài sau: Phép phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 9.doc