Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 5, 6, 7 - Gv: Trần Văn Quang - Trường THCS Thọ Nghiệp

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 5, 6, 7 - Gv: Trần Văn Quang - Trường THCS Thọ Nghiệp

CHUYÊN ĐỀ II: VĂN BẢN TỰ SỰ

Tuần 5 - Tiết 5

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến Thức:

- Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức về văn bản tự sự đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 - lớp 9.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, tạo lập văn bản tự sự qua thực hành.

3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh ý thức tạo lập văn bản tự sự, vận dụng kiến thức văn bản tự sự vào các tình huống trong đời sống.

B. CHUẨN BỊ: HS xem lại các kiến thức về văn bản tự sự ở lớp 6

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là văn bản tự sự ? Hãy cho biết đặc điểm và ý nghĩa của phương thức tự sự.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tuần 5, 6, 7 - Gv: Trần Văn Quang - Trường THCS Thọ Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/9/2011.
Ngày dạy: 19 - 24/9/2011
CHUYÊN ĐỀ II: VĂN BẢN TỰ SỰ 
Tuần 5 - Tiết 5
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến Thức:
- Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức về văn bản tự sự đã được học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 - lớp 9.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, tạo lập văn bản tự sự qua thực hành.
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh ý thức tạo lập văn bản tự sự, vận dụng kiến thức văn bản tự sự vào các tình huống trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ: HS xem lại các kiến thức về văn bản tự sự ở lớp 6
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:	? Thế nào là văn bản tự sự ? Hãy cho biết đặc điểm và ý nghĩa của phương thức tự sự.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
GV: Hằng ngày các em thường nghe kể chuyện ( hoặc mình kể ) về các chuyện như: Chuyện cổ tích, chuyện đời thường... theo em, kể chuyện để làm gì? Khi nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì?
HS:-kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, khen chê...
GV: - Em hãy trả lời các ý sau về chuyện Thánh Gióng: Chuyện kể ai? Thời nào? Làm việc gì? Diễn biến sự việc chính, kết quả, ý nghĩa?
HS: - Truyện kể về Thánh Gióng, đời Hùng Vương thứ 6, Thánh Gióng dẹp giặc Ân.
- Diễn biến: Thánh Gióng ra đờià Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặcà Thánh Gióng lớn như thổi à Thánh Gióng trở thành tráng sĩ à Thánh Gióng đánh tan giặc Ân à Thánh Gióng bay về trời à Vua lập đền thờ à Những dấu tích còn lại
- Ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, thể hiện ước mơ...
GV: Chốt lại đặc điểm, ý nghĩa của văn bản tự sự
Tìm hiểu sự việc, nhân vật trong VB tự sự:
GV:- Em hãy sắp xếp các sự việc chính trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
HS: - Vua Hùng kén rể à Hai vị thần đến cầu hôn à 
Vua Hùng ra điều kiện à Sơn Tinh đến trước, cưới được Mị Nương à Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương, nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh à Hai bên giao chiến, cuối cùng Thuỷ Tinh thua trận, rút về à Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
GV:- Trong truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng?
- Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết không?
- Nhân vât65 được kể dưới những phương diện nào?
HS: - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là nhân vật chính ( được kể ra dưới nhiều phương diện )
- Vua Hùng, Mị nương, Lạc Hầu là những nhân vật phụ, giúp nhân vật chính hoạt động.
GV: Chốt lại các ý chính về nhân vật và sự việc trong VB tự sự.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
BT1: HS đọc câu chuyện “ Ông già và Thần Chết” /SGK Ngữ văn 6 tập I/28.
BT2: Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” đã làm.
I./ Ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự:
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc liền lạc, móc nối, dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.
II/ Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự:
- Sự việc: Được trình bày một cách cụ thể, sắp xếp theo một trật tự sao cho biểu đạt được tư tưởng ngưòi kể mong muốn.
- Nhân vật: Thực hiện các sự việc, là kẻ được thể hiện trong văn bản.
+ Nhân vật chính, nhân vật phụ.
+ Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.
* LUYỆN TẬP:
BT1: Truyện kể diễn biến tư tưởng của một cụ già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.
BT2: Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” đã thực hiện:
+ Vua Hùng: ...
+ Sơn Tinh: ...
+ Thuỷ Tinh: ...
 4. Củng cố: Nhắc lại phần lí thuyết, Kể một mẩu chuyện ngắn.
 5. Dặn dò: Nắm lại bài, Chuẩn bị nội dung: Chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự, lời văn, đoạn văn tự sự
Đủ giáo án tuần 5
Ký Duyệt:
Ngày soạn: 23/9/2011.
Ngày dạy: 26/9 - 1/10/2011
Tuần 6 - Tiết 6
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được thế nào là chủ đề trong văn bản tự sự, hiểu được bố cục và yêu cầu từng phần của bài văn tự sự.
- Hình thành được các đoạn văn trong văn bản tự sự. Có thể tách đoạn văn theo các sự việc chính, có thể tách đoạn văn theo trình tự không gian, thời gian.
2. Kỹ năng:
- Hs có ký năng lập dàn ý và tạo lập văn bản tự sự hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh ý thức tạo lập văn bản tự sự, vận dụng kiến thức văn bản tự sự vào các tình huống trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ: Gv: Nghiên cứu soạn giáo án
 Hs: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Các sự việc trong văn bản tự sự được trình bày như thế nào.
? Các tuyến nhân vật trong văn bản tự sự và cách thể hiện nhân vật trongvăn bản tự sự
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Tìm hiểu chủ đề và dàn bài bài văn tự sự:
GV: Nhắc lại khái niệm về chủ đề, dàn bài trong bài văn tự sự.
+ chủh đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.
+ Dàn bài bài văn tự sự:
Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
Kết bài: Kể kết cục sự việc.
* Lời văn – Đoạn văn tự sự.
GV: Nhắc lại kn lời văn, đoạn văn tự sự.
Lời văn:
+ Lời văn giới thiệu nhân vật: Giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
+ Lời văn kể việc: Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động đem lại.
Đoạn văn: 
+ Câu chủ đề: Câu diễn đạt ý chính của đoạn.
+ Các câu khác: Diễn đạt ý phụ, giải thích ... cho ý chính, làm nổi bật ý chính.
HĐ3: LUYỆN TẬP:
BT1: HS đọc truyện “ Phần Thưởng” SGK Văn 6 tậpI/ 45,46 và trả lời các câu hỏi:
a.Chủ đề truyện nhằm biểu dương và chế diễu điều gì? Sự vịêc nào tâp trung thể hiện chủ đề?
b. Hãy chỉ rõ ranh giới giữa các phần?
c. So sánh với truỵên “Tuệ Tĩnh”, truyện “Phần Thưởng” có gì giống và khác nhau về bố cục và cách nêu chủ đề.
Gv: Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính (Truyện “Tuệ Tĩnh” kịch tính nằm ở phần đầu; Truyện “Phần Thưởng” kịch tính nằm ở phần cuối).
BT2: HS viết đoạn văn giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ ...
BT3: HS viết đoạn văn kể việc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến.
III/Chủ đề và dàn bài bài văn tự sự:
- Chủ đề: Vấn đề chủ yếu.
- Dàn bài:
a. Mở bài
b. Thân bài.
c. Kết bài.
IV/ Lời văn đoạn văn tự sự:
- Lời văn: 
+ Kể người
 + Kể việc
- Đoạn văn: 
+ Câu chủ đề.
 + Các câu khác trong đoạn 
* LUYỆN TẬP:
BT1:
a. Tố cáo tên cận thần tham lam ( Bằng cách chơi khăm hắn một vố) – Chủ đề được thể hiện tập trung ở sự việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng.
b. + Mở bài: câu 1
 + Thân bài: Ông ta tìm đến ... hai mươi nhăm roi.
 +Kết bài: Câu cuối
c. + Ở truyện “Tuệ Tĩnh”, chủ đề được nêu ngay phần mở bài; ở truyện “Phần Thưởng”, mở bài chỉ giới thiệu tình huống.
 + Kết bài ở truyện “ Tuệ Tĩnh” có sức gợi, bài hết và thầy thuốc bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới; Kết bài truyện “Phần Thưởng” là tên quan bị đuổi, người nông dân được thưởng.
BT2,3: HS tự viết đoạn văn
 4. Củng cố: Hs đọc đoạn văn vừa viết, Gv sửa chữa.
 5. Dặn dò: Ôn lại các kiến thức đã học về văn bản tự sự, xem lại ngôi kể, lời kể, thứ tự kể trong VB tự sự.
Đủ giáo án tuần 6
Ký Duyệt:
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy: 3 -8/10/2011
Tuần 7 - Tiết 7
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại cho học sinh kiến thức về ngôi kể và vai tròứy nghĩa của ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Hiểu được thứ tự kể trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng vân dụng ngôi kể và thứ tự kể trong việc tạo lập văn bản tự sự.
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh ý thức tạo lập văn bản tự sự, vận dụng kiến thức văn bản tự sự vào các tình huống trong đời sống.
B. CHUẨN BỊ: Gv: Nghiên cứu soạn nội dung chuyên đề.
 Hs xem lai các kiến thức về ngôi kể, thứ tự kể trong văn bản tự sự.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chủ đề trong văn bản tự sự, lời văn trong văn bản tự sự cần đẩm bảo yêu cầu gì
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Tìm hiểu ngôi kể và lời kể trong văn bản tự sự.
GV: Em hãy nhắc lại kn ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự.
HS:- Ngôi là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện:
+ Ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” ): Trực tiếp kể những gì mình thấy, nghe, cảm nhận.
+ Ngôi kể thứ ba ( Người kể giấu mình): Linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với nhân vật.
+ Ngôi kể quyết định lời kể.
Tìm hiểu về thứ tự kể:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự kể và tác dụng thứ tự kể.
HS:+ Kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự trước sau của sự việc.
 + Kể không theo thứ tự trước sau của sự việc nhằm gây bất ngờ, tạo sự chú ý, thể hiện tình cảm ...
HĐ3: LUYỆN TẬP:
BT1: Câu 1 SGK Văn 6 tập I/89.
BT2: Câu 2 SGK Văn 6 tập I/89.
BT3: Câu 1 SGK Văn 6 Tập I/98
+ Chuyện kể theo dòng hồi tưởng.
+ Ngôi kể tứ nhất.
+ Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược 
V/ Ngôi kể và lời kể:
+ Vị trí giao tiếp của người kể.
+ Ngôi kể thứ nhất
+ Ngôi kể thứ ba.
VI/ Thứ tự kể:
+ Kể theo thứ tự trước sau.
+ Kể không theo thứ tự trước sau.
* LUYỆN TẬP:
BT1:+ Nếu thay “Tôi” bằng “ Dế Mèn”, ta có đoạn văn kể theo ngôi thứ ba, mang sắc thái khách quan.
BT2: + Nếu thay “ Tôi” vào “ Thanh”, “ chàng”, ta có đoạn vănkể theo ngôi thứ nhất à Tô đậm thêm sắc thái tình cảm chủ quan.
BT3: 
+ Chuyện kể theo dòng hồi tưởng.
+ Ngôi kể tứ nhất.
+ Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược 
	4. Củng cố: HS nêu lại các kiến thức về ngôi kể, thứ tự kể.
	5. Dặn dò: + Nắm lại bài.
 + Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Đủ giáo án tuần 7
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_tuan_5_6_7_gv_tran_van_quang_truon.doc