Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 11 đến tuần 31

Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 11 đến tuần 31

Tuần 11 – Tiết 11

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

 I. Mục tiêu bài học

 - Kiến thức : Giúp HS: nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng).

 - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong tạo lập văn bản.

 - Rèn tư duy ngôn ngữ, lôgíc.

 - Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ vựng.

II. Phương tiện thực hiện

- Giáo viên:Nghiên cứu, soạn giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài tổng kết .

III. Cách thức tiến hành

Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, quy nạp.

 

doc 58 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Văn 9 - Tuần 11 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15/11
ND: 16/11
Tuần 11 – Tiết 11
Tổng kết về từ vựng
 I. Mục tiêu bài học
 	 - Kiến thức : Giúp HS: nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng).
 	- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong tạo lập văn bản.
 	- Rèn tư duy ngôn ngữ, lôgíc.
 	- Giáo dục HS có ý thức sử dụng từ vựng. 
II. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên:Nghiên cứu, soạn giáo án, SGK, SGV, bảng phụ. 
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài tổng kết . 
III. Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, quy nạp.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức: 
9A:
	9B:
2. Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
GV: Từ tượng thanh là gì? VD?
Từ tượng hình là gì? VD?
GV: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
HS đọc bài tập.
GV: Kể tên các BPTT mà em đã được học?
GV: Thế nào là so sánh ? 
* trong thực tế có thể lược bỏ từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh . Hoặc vế B đảo lên trước vế A.
* So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
à So sánh vừa có tác dụng gợi hình giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Sự tương đồng về vẻ đẹp hình thức “ tươi” của quả ớt với cái dung nhan “ tươi” của cô gái.
Sự tơng đồng về vị cay của quả ớt với nỗi “ Đắng cay” trong lòng của cô gái.
GV: HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ.
Con cò: chỉ người nông dân xưa kia.
Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người nông dân với đầy những đắng cay, tủi nhục.
GV: ẩn dụ có gì giống và khác so sánh?
HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ
Con nhện và ngôi sao được gắn cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ, đợi chờ của con người.
Gọi tên và tả con nhện, ngôi sao thực ra là để nói tới những nỗi niềm vui buồn sâu kín của con người.
HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ
- Dùng “áo nâu” ( y phục) để chỉ nông dân, “ áo xanh” ( y phục) để chỉ công nhân.
- Dùng “ nông thôn”: Không gian cư trú chủ yếu của những người nông dân để chỉ lực lượng nông dân.
- Dùng thành thị: Không gian cư trú chủ yếu của những người thành thị để chỉ lực lượng công nhân, trí thức
GV; HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ
* Nói toàn những chuyện ngược đời “ ngoa ngoắt” để nhấn mạnh rằng “ con đường đến với hạnh phúc đích thực đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ, nó còn có cả chông gai và cả những khó khăn cực kì phi lí nữa. 
GV: HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ
* Chỉ sự nhún nhường đến mức tự nhận mình là “ Cơm nguội” ăn đỡ khi nhỡ bữa để monh đức lang quân “ hạ nhiệt độ” thì quả là 1 cách nói giảm buồn đến nao lòng.
* Dùng từ “về” để tránh nói đến 1 cái chết đau lòng
HS trình bày khái niệm, lấy ví dụ
* Kiểu điệp ngữ vòng tròn và liên hoàn.
* nhờ điệp ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng hơn, mới mẻ hơn. Điệp ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật suy nghĩ, cảm xúc của người nói à dễ đi vào lòng người.
HS đọc, thảo luận, trình bày.
* Từ “ non” nhiều nghĩa, nó có thể trái nghĩa với từ “già” và cũng có thể đồng nghiac với từ “ núi”.
* Từ “ say” nhiều nghĩa. Nó có thể là “say rượu” và cũng có thể là “ say cô bán rượu”. 
GV; phát phiếu học tập – HS trao đổi
HS trình bày – GV chữa.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình.
1.Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và của con người.
VD: ào ào, sang sảng
2. Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật.
VD: lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng 
3. Tên loài vật là từ tượng thanh: tắc kè, tu hú, cheò bẻo, bứt cô trói cột, mèo, bò, quốc
4. Phân tích giá trị sử dụng của từ tượng hình.
- Các từ: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. So sánh 
- là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Mô hình: + Vế A( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh).
+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh so sánh )
+ từ ngữ chỉ phương diện so sán( nét tương đồng giữa A - B).
+ Từ so sánh: như, giống như, là, hơn 
VD: Thân em / như / ớt trên cây,
 Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
 ( ca dao)
2. ẩn dụ
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nónhằm làm tăn sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- 4 kiểu ẩn dụ: ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 VD: 
 Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai.
 ( Ca dao)
* giống: Cùng đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có những nét tương đồng.
* Khác: SS là đối chiếu 2 SV – HT 1 cách công khai qua từ ngữ (như, tựa như, là  ); ẩn dụ là so sánh ngầm, không có từ SS, không có SV – HT được nói đến, người đọc tự tìm ra hình ảnh muốn nói đã được giấu đi.
3. Nhân hoá
- Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật  trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm con người.
 VD: Buồn trông  sao mờ.( Ca dao)
4. Hoán dụ
 - Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hiình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành tiến lên.
 ( Tố Hữu)
5. Nói quá
 - Là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tương, tăng sức biểu cảm.
VD: Bao giờ cây cải làm đình,
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 ( Ca dao)
6. Nói giảm nói tránh
 - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ ,nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD1: Chàng ơi giận thiếp làm chi
 Thiếp như cơm nguội ăn khi đói lòng.
 ( Ca dao) 
VD2: Bà về năm ấy làng treo lưới
 Biển động, Hòn Mé giặc bắn vào.
 ( Tố Hữu)
7. Điệp ngữ
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng tròn )
VD: 
Những lúc say sưa cũng muốn chừa
 Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa
 Hay ưa nên nỗi không chừa được
 Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa.
 ( Nguyễn Khuyến)
8.Chơi chữ 
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo ra sắc thái dí dỏm, haì hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
 ( Ca dao)
 Còn trời còn nước còn non
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
 ( Ca dao)
* Phân tích giá trị nghệ thuật của một số câu thơ trong “ Truyện Kiều”
- ẩn dụ: 
+ “ hoa, cánh” à Thuý kiều và cuộc đời nàng.
+ “ cây, lá” à chỉ gia đình Thuý Kiều.
à Cả “ hoa, lá, cây, cánh” đều đẹp, nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời.
- So sánh: 
+ tiếng đàn được so sánh với những âm thanh của tự nhiên để khẳng định nó hay như trời sinh ra đã hay như vậy rồi, không còn gì để bàn cãi nữa.
- Nói quá: ()
à thể hiện ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
- Nói quá:
 ( ) à cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý kiều và Thúc Sinh.
- Phép chơi chữ “ tài” và “tai”.
* Phân tích giá trị nghệ thuật ở một số văn cảnh khác:
- Điệp từ “ còn” và dùng từ nhiều nghĩa “ say sưa”.
- Nói quá: à nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn.
- So sánh:
 “ như tiếng hát xa” , “ như vẽ” để miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; nó thể hiên tâm hồn lạc quan cách mạng của thi sĩ.
- Phép nhân hoá: biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ à thiên nhiên trong bài thơ sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
- Phép ẩn dụ: “ mặt trời” thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ à thể hiện sự gắn bó của đứa con đối với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
4. Củng cố:
- GV khái quát bài.
5. Hướng dẫn học bài:
- HS tự ôn tập các nội dung đã học
NS: 17/11
ND: 23/11
Tuần 12 – Tiết 12
Cảm thụ văn học
I. Mục tiêu bài giảng
- Kiến thức: Giúp HS hình thành khái niệm về cảm thụ văn học và rèn kĩ năng cảm thụ văn học. Từ đó HS có niềm say mê, thích thú khi học tập môn Ngữ văn. Từng bước tìm hiểu được vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương có giá trị.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn thơ và nhận diện được các biện pháp nghệ thuật tu từ thường sử dụng khi cảm thụ văn học.
- Tư duy lôgíc, ngôn ngữ văn học.
- Giáo dục HS niềm say mê, hứng thú khi học tập môn Ngữ văn.
II. Phương tiện thực hiện
GV: Giáo án, TLTK
HS: Vở ghi, sgk
III. Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, phân tích, giảng bình, quy nạp.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định :
9A:
9B:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
- Hiểu 1 cách đơn giản: cảm thụ VH chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của VH thể hiện trong TP (cuốn truyện, bài thơ, bài văn,) hay 1 bộ phận của TP (đoạn văn, đoạn thơ,  thậm chí 1 từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).
- Khi đọc những câu ca dao này nhà thơ Hữu Thỉnh rất xúc động. Ông kể lại: “ trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời đi ở xưa kia. Khi đó tôi chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của câu CD, nhưng tôi nhận thấy nó thật gần gũi. Cái cối, cái chày, cái cọc bờ ao - những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhưng cứ lạ mãi. Tại sao nó lại trở thành tiếng nói buồn tủi, bắt ta phải thương xót, cảm thông. Trí tưởng tượng của tôi phát hiện ra một người cô độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng những vật vô tri vô giác.
- Đọc thơ khác đọc văn xuôi, đọc văn miêu tả không giống văn kể chuyện, đọc lời trần thuật không giống đọc câu hỏi hay câu cảm thán  
(khi đọc thơ cần thể hiện sự phối hợp giữa nhịp điệu, tiết tấu, ngắt hơi hợp lí giữa các ý thơ, mạch thơ, dòng thơ).
- VD trong đoạn thơ sau TG đã thể hiện triệt để và đặc sắc biện pháp nhân hoá (gán cho loài vật hoặc vật vô tri vô giác những hình dánh, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người), khiến cho nội dung được diễn đạt trở nên sống động khác thường “ Núi cao ngủ giữa ban ngày/ Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường/ Bắp ngô vàng ngủ trên nường/ Mệt rròi tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh” (Dòng suối thức - Quang Huy).
- NT sử dụng điệp ngữ (biện pháp lặp lại 1 hay nhiều lần những từ, ngữ, ) nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc - nghe.
- Biện pháp đảo ngữ (thay đổi vị trí các thành phần của câu) nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, tính chất, của nội dung thông báo, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong người đọc. 
? Kể tên một số biện pháp tu từ từ vựng mà em đã học?
? Thế nào là So sánh? T/d?
? Thế nào là nhân hoá? t/d?
? Thế nào là ẩn dụ? t/d
? Thế nào là điệp ngữ? t/d?
? Kể tên các  ... g cảm, không sợ gian khổ, nguy nan để hoàn thành nhiệm vụ. Tầm hồn trong sáng, lạc quan giàu tình cảm. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của lòng yêu nước.
4. Tổng kết
- NT: Phương thức tự sự ( ngôi thứ nhất), xây dựng NV - miêu tả tâm lí NV, ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với NV kể chuyện.
- ND: Thể hiện tầm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan dũng cảm của thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước.
 4. Củng cố:
	Nét chung và riêng của ba cô gái TNXP trong đoạn trích 
 5. Hướng dẫn học bài:
	- Học bài cũ, nội dung phân tích.
NS: 20/3
ND: 21/4
Tuần 30- Tiết 30
RÔ-BIN-XƠN ngoài đảo hoang
( Trích Rôbinxơn Cru-xô - Đi Phô)
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp HS hiểu và hìng dung ra đợc cuộc sống gian khổ - tinh thần lạc quan của Rôbinxơn 1 mình trên đảo hoang đợc bộc lộ qua bức chân dung tự hoạ của NV; Nghệ thuật vẽ chân dung NV đặc sắc của TG.
- Rèn kĩ năng củng cố và nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung NV trong tác phẩm tự sự.
- Giáo dục HS ý thức học tập nghiêm túc, tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực vợt khó. 
II. Phơng tiện thực hiện
GV: giáo án, sgk - sgv, TLTK.
HS: vở ghi, vở soạn, sgk.
III. Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, quy nạp.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức: 
 9A:
 9B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
- Ông xuất thân trong 1 gia đình buôn nến ở Luân Đôn. Đi-phô được thừa hưởng 1 nền giáo dục toàn diện, được tiếp xúc với tác phẩm của các nhà văn lớn. Điều ấy đã giúp hình thành trong tâm hồn Đi-phô niềm đam mê văn chương. Gia đình muốn ông trở thành mục sư nhưng ông chỉ theo học vài năm sau bỏ để theo đuổi kinh doanh. Nghề nèy đã giúp ông được đi đến nhiều quốc gia trên TG: Pháp, Đức, Tây Ban Nha... và gọi đó là “ nghề đáng yêu”, những chính nghề đó lại mang lại cho ông nhiều rắc rối. Có những lúc thành công rực rỡ, có những lúc lại thất bại đến cháy túi trên thương trường “ Với 13 lần tôi giàu có và trắng tay”.
? Nhận xét gì về giọng điệu kể của Rô-bin-xơn qua đoạn văn này?
? Rô-bin-xơn đã cảm nhận về chân dung bản thânh mình ntn ?
? Cảm nhận ấy chứng tỏ cuộc sống của Rô-bin-xơn trên đảo hoang ntn ? (Cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã phải sống - tồn tại). 
? Trang phục của Rô-bin-xơn được miêu tả qua những chi tiết nào ?
? Em có nhận xét gì về giọng kể và trình tự miêu tả trang phục của Rô-bin-xơn ?
? Em hình dung 1 cuộc sống của người mang trang phục ấy sẽ diễn ra ntn ?
? Vì sao Rô-bin-xơn phải tự tạo trang phục cho mình ?
- HS đọc đoạn tiếp nói về trang bị của Rô-bin-xơn.
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả và phân tích trang bị của Rô-bin-xơn ?
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả trang bị của Rô-bin-xơn ?
- Trang phục và trang bị như vậy quả là độc đáo, đặc biệt. Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống .
? Rô-bin-xơn đã tả diện mạo mình qua những chi tiết nào ? ( màu da và bộ ria)
? Vốn là người da trắng nhưng sau những năm tháng ở đảo Rô-bin-xơn đã mang màu da khác. Điều đó cho thấy cuộc sống ngoài đảo ntn ?
? Vì sao có lúc Rô-bin-xơn không cắt râu ? ( có thể là bi quan, chán sống).
? Vì sao có lúc Rô-bin-xơn lại tự cắt râu cho mình ? ( hi vọng sống và muốn sống cho đàng hoàng).
? Điều đó cho thấy cách sống ntn của Rô-bin-xơn ? ( lạc quan)
? Em nhận xét gì về giọng điệu miêu tả ở đoạn này ?
? Từ đó, ta hiểu thêm điều gì về cuộc sống và cách sống của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ?
? Chúng ta thấy được gì đằng sau bức chân dung tự hoạ ấy của Rô-bin-xơn ?
? NT có gì đặc biệt ?
? ND khía quát cảu đạon trích là gì ?
1. Tác giả: 
- Đa-ni-en Đi-phô ( 1660 - 1731), là văn Anh nổi tiếng ở thế kỉ XVIII. 
- Bỏ dở việc học mục s để hoạt động chính trị và buôn bán với những thăng trầm. 
- Cuộc đời có nhiều thành bại, nhiều cuộc phiêu lu. 
- Đ.Phô qua đời trong nghèo túng và bệnh tật.
2. Tác phẩm: 
- đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” thuộc chơng 10 của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Rô-bin-xơn Cru-xô (1819).
- Kể lúc Rô-bin-xơn một mình sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm.
3. Phân tích
a. Tự cảm nhận về chân dung mình
- giọng kể hài hước, hóm hỉnh, tự giễu Rô-bin-xơn khái quát về chân dung mình.
- Bộ dạng: kì lạ, quái đản và tức cười
b. Bức chân dung tự hoạ của vị chúa đảo
* Trang phục: 
- mũ: to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, rủ sau gáy để che nắng, ma
- áo: vạt dài lưng chừng 2 bắp đùi.
- quần: loe đến đầu gối, lông thõng xuống giữa bắp chân, chẳng khác quần dài
- giày ủng: bao quanh bắp chân, dây buộc hai bên, hình dáng kì cục
- thắt lưng rộng, thắt lại bằng hai sợi dây thay cho khoá, hai bên có quai đeo
àgiọng khôi hài; Miêu tả cụ thể từ trên đầu xuống dưới chân, tỉ mỉ từng bộ phận
à Cuộc sống gian khổ và khó khăn trên đảo.
à Rô-bin-xơn có nghị lực, lao động và sáng tạo không khuất phục trước hoàn cảnh.
* Trang bị: 
- ca, rìu con.
- đeo lủng lẳng hai cái túi bằng da dê đựng thuốc súng và đạn ghém
- sau lưng là gùi.
- súng khoác bên vai.
- trên đầu là chiếc dù da dê xấu xí, vụng về 
à Miêu tả: vật đằng trước miêu tả trước, vật đằng sau miêu tả sau.
à Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh nhưng đủ dụng cụ lao động và vũ khí tự vệ 
à sống thoải mái và tự chủ trên đảo. 
* Diện mạo
- Màu da: không đến nỗi cháy đen 
à Gian khổ, biết rèn luyện sức khoẻ để thích ứng với hoàn cảnh.
- Bộ ria: + có lúc để mặc cho nó mọc dài hơn một gang tay, lúc cắt khá ngắn gọn.
+ hàng ria môi trên xén tỉa thành cặp ria mép to tướng theo kiểu Hồi giáo như vài gã Thổ Nhĩ Kì.
+ dài đến mức có thể treo mũ.
+ chiều dài và hình dáng của chúng khiến mọi người phải khiếp sợ.
à giọng dí dỏm, khôi hài
à Thiếu thốn, khó khăn, gian khổ nhưng lạc quan, không tuyệt vọng, có ý chí sống mãnh liệt.
c. Đằng sau bức chân dung tự hoạ
- Cuộc sống gian nan, vất vả; chống trọi với đói rét, nắng ma, gió bão, bệnh tật, thú dữ và đơn độc.
- Bằng nghị lực, thông minh, khéo léo, thực tế, quyết tâm sống là sức mạnh giúp anh tồn tại chiến thắng hoàn cảnh ngặt nghèo.
- tinh thần lạc quan yêu đời trong khi bị tách rời khỏi cộng đồng trong thời gian rất dài.
- không hề kêu xin, than vãn, bất lực buông xuôi chờ chết. Ngợc lại Rô-bin-xơn đã suy tính, hàng động , kiên trì, khôn khéo bằng tài sức của mình hiện lên chân dung vị chúa đảo.
- con người hài hước, ham sống và mạnh mẽ.
4. Tổng kết:
- NT: Kể và miêu tả, giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khôi hài vừa vẽ chân dung, vừa gợi hiện thực cuộc sống, vừa bộc lộ cảm xúc của ngời kể.
- ND: Cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của con người trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chấp nhận hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh bằng tài sức và quyết tâm của mình.
4. Củng cố:
 - Bức chân dung tự hoạ của vị chúa đảo và đằng sau bức chân dung tự hoạ ?
5. Hướng dẫn học bài: Học bài cũ
NS: 20/4
ND: 28/4
Tuần 31- Tiết 31
Bố của xi - mông
 ( Trích: Mô-pa-xăng)
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Nghệ thuật diễn biến tâm trạng của 3 NV chính trong truyện, qua đó giáo dục lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra đó là tình thường yêu con người.Tích hợp với các TV và TLV đã học.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện.
- Giáo dục HS lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra đó là tình thường yêu con người.
II. Phương tiện thực hiện
GV: giáo án, sgk - sgv, TLTK, bảng phụ.
HS: vở ghi, vở soạn, sgk.
III. Cách thức tiến hành
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận, phân tích, giảng bình, quy nạp.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức: 
 9A:
 9B:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
- Xi-mông là là 1 bé trai độ 7,8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại. Nó không biết bố mình là ai. Mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bọn trẻ trong trường học thường hay trêu trọc nó vì nó là đứa trẻ không có bố. Nó đau khổ lắm.
? Vì sao Xi-mông mới 8 tuổi mà lại muốn nhảy xuống sông cho chết đuối ?
? 1 cảnh tượng ntn hiện ra trước mắt khi em ở bờ sông ?
? Cảnh tượng ấy tác động đến tâm trạng của Xi-mông ntn? 
- em đẫm nước mắt, lang thang 1 mình nơi bãi sông, thèm được ngủ trên mặt cỏ.
? Cảnh tượng ấy gơị lên số phận của Xi-mông ntn? 
? Sự xuật hiện của 1 chú nhái đã cuốn Xi-mông 1 trò chơi ntn ?
? Trò chơi với con nháikhiến Xi-mông nhớ nhà và em lại buồn bã khóc. Vì sao?
? Việc Xi-mông không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở lại kéo đến dồn dập đã cho thấy cậu bé phải chịu đựng 1 nỗi khổ ntn ?
- Xi-mông đã tìm được niềm vui bên bờ sông nhưng lại bị đám bạn học giễu cợt, hành hạ.
? Em có suy nghĩ gì về việc này ?
? Ta có thể nói gì về người phụ nữ - người mẹ trẻ này ?
Thái độ của chị đối với Phi-líp, Xi-mông nói lên điều đó. Tâm trạng của chị diễn ra từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quằn quại hổ thẹn. Tâm trạng của 1 người thiếu phụ đức hạnh trót lỡ lầm - bị lừa dối.
- Cử chỉ của bác đột ngột nhấc bổng em lên, hôn em rồi bỏ đi rất nhanh à sự xúc động đột ngột của bác vì quyết định của chính mình. Bác muốn dành thời gian để chị Blắng-sốt suy nghĩ và trả lời và có lẽ cùng là do ngượng ngùng, xấu hổ vì quyết định cũng đột ngột của chính mình.
- Đoạn sau kể chuyện tối hôm đó bác lại đến nhà chi Blăng-sốt để nói lời cầu hôn chính thức nhận làm bố của Xi-mông.
1. Tác giả
 - Guy-đơ mô-pa-xăng ( 1850 - 1893), nhà văn Pháp.
- Mở đầu sự nghiệp sáng tác với truyện Viên mỡ bò (1880), từ 1889 - 1890 viết tới 300 truyện ngắn , 6 tiểu thuyết và 1 số TP thuộc thể loại khác.
- Cuối đời có dấu hiệu của bệnh thần kinh....
2. Tác phẩm
“ Bố của Xi-mông” trích từ tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX.
3. Phân tích nhân vật
* Xi-mông
- Tâm trạng ở bờ sông: khoan khoái, thèm được ngủ ở đây.
- Số phận cô độc
à Tâm trạng đau khổ của 1 đứa trẻ trong 1 hoàn cảnh đáng thương. Nỗi đau khổ về tinh thần không thể giải thoat đến độ tuyệt vọng.
à Phê phán thực trạng XH lạnh lùng với nỗi khổ của con người.
- Khao khát phải có có một ngời bố để rửa nỗi nhục trớc bạn bè và không chỉ là lời thách thức đe doạ của trẻ con với ngời lớn mà càng chứng tỏ khao khát có bố của bé nhất định phải đợc thực hiện.
- Xi-mông quát vào mặt chúng những lời nặng, mạnh như ném một hòn đá “ Bố tao ấy à ? Bố tao tên là Phi-líp”. à Niềm hãnh diện, tự hào.
* Blăng-sốt
- mẹ của Xi-mông: hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực: đau đớn, nhục nhã.
à chị không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn >< người đàn bà cso 1 thời nhẹ dạ, lỡ lầm; là đức hạnh bị lừa dối. Chị chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình thương yêu vào bé Xi-mông.
* Bác Phi-líp
- người lao động lương thiện, yêu nghề, nhân hậu, giản dị, yêu trẻ
- Đứng trước chị Blăng-sốt trở nên trang trọng và có phần khách sáo bất ngờ.
à Thực sự muốn làm bố của Xi-mông, muốn bù đắp những mất mát cho 2 mẹ con người phụ nữ bất hạnh.
 4. Củng cố: 
Nội dung phân tích của 2 tiết học.
	5. Hướng dẫn học bài:
	- Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tu chon 9 nam hoc 09 10.doc