Giáo án Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường TH & THCS Nậm Búng

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường TH & THCS Nậm Búng

I-Mục tiêu

1-Kiến thức

- Nêu được cách bố trí tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2-Kỹ năng

Biết mắc mạch điện và tiến hành TN, ghi chép tính toán được, sử lý được kết quả TN.

3-Thái độ

Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình làm TN, trung thực với kết quả TN. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

II- Chuẩn bị của GV và HS

- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng TN cho các nhóm HS dể làm TN như hình 1.1, bảng phụ 1 và 2, bảng phụ để vẽ đồ thị.

- HS : SGK,SBT, Xem qua bài học, ôn lại kiến thức lớp 7.

III-Tổ chức hoạt động dạy học

1- ổn định tổ chức

 GV kiểm tra sĩ số

2- Kiểm tra bài cũ

 Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học ở lớp 7

 

doc 60 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường TH & THCS Nậm Búng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1 Ngày soạn :19/8/2009
Tuần :1 Ngày giảng:20/8/2009
Chương I: Điện học
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện 
vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Nêu được cách bố trí tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2-Kỹ năng
Biết mắc mạch điện và tiến hành TN, ghi chép tính toán được, sử lý được kết quả TN.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình làm TN, trung thực với kết quả TN. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng TN cho các nhóm HS dể làm TN như hình 1.1, bảng phụ 1 và 2, bảng phụ để vẽ đồ thị.
- HS : SGK,SBT, Xem qua bài học, ôn lại kiến thức lớp 7.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2- Kiểm tra bài cũ 
	Học sinh nhắc lại các kiến thức đã học ở lớp 7
3- Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế 
I/ Thí nghiệm:
1) Sơ đồ mạch điện:
- Yêu cầu HS tìm hiểu sơ đồ mạch điện 1.1 SGK.
- Tìm hiểu sơ đồ mạch điện hình 1.1
- Hướng dẫn học sinh làm TN theo hình 1.1.
- Các nhóm tiến hành mắc mạch điện theo sự hướng dẫn trợ giúp của giáo viên.
2- Tiến hành thí nghiệm
- Các nhóm tiến hành mắc mạch điện theo sự hướng dẫn trợ giúp của giáo viên.
- Tiến hành đo và ghi kết quả TN
- Thảo luận để trả lời C1.
- C1: 
Khi tăng (hoặc giảm) U giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Hoạt động 2: Vẽ đồ thị và rút ra kết luận
II/ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
1) Dạng đồ thị:
- Yêu cầu HS vẽ đồ thị.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì?
- Tiến hành vẽ đồ thị dựa vào kết quả TN.
- Nêu nhận xét về dạng đồ thị biểu diễn I.
- Yêu cầu HS trả lời C2.
- Thảo luận nhóm nhận xét dạng đồ thị để trả lời C2
- C2: 
Đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
- Hướng dẫn HS dựa vào đồ thị để tìm câu trả lời cho C2.
- Yêu cầu đại diện nhóm nêu kết luận về sự phụ thuộc của I vào U.
- Thảo luận nhóm nhận xét dạng đồ thị và rút ra kết luận.
0,9
1,2
 I
0,6
0,3
2) Kết luận: (Sgk trang 5)
Hoạt động 3: Vận dụng
III - Vận dụng:
Hướng dẫn HS làm các câu hỏi từ C3 đến C5.
- Yêu cầu HS lưu ý vẽ chính xác câu C3 để có kết quả sát thực hơn.
- Tiến hành cá nhân làm các câu hỏi và trả lời câu hỏi của giáo viên.
C3:- U = 2,5V thì I = 0,5A 
 U = 3,5V thì I = 0,7A
C4: 
 Các giá trị còn thiếu là: 0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3V.
C5: 
 Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn
4 . Củng cố 
	- Học sinh nêu kết luận về mối quan hệ giữa U và I, đồ thị biểu diễn có đặc điểm gì.
- Gọi vài HS đọc phần kết luận trong SGK trang 6.
- Gọi 1 học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
5 . Hướng dẫn về nhà 
	- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 1.1 đến bài 1.4 trang 4 SBT VL9.
_____________________________________________________________________
Tiết : 2 Ngày soạn : 19/8/2009
Tuần :1 Ngày giảng: 21/8/2009
 Bài 2: điện trở của dây dẫn - định luật ôm.
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm.
2-Kỹ năng
	Vận dụng được định luật Ôm để giải một số dạng bài tập đơn giản.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình nghiên cứu bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, bảng phụ tính thương số U/I.
- HS : SGK,SBT, - Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, xem qua bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu mối quan hệ giữa I chạy qua dây dẫn với U 2 đầu dây.
- Bài tập 3 trang 4 SBT VL9.
3- Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
I - Điện trở của dây dẫn:
1) Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn.
- Theo dõi và hướng dẫn HS tính toán chính xác các ý theo câu hỏi C1 và C2.
- Yêu cầu một vài HS trả lời C2 và cho cả lớp thảo luận.
Yêu cầu HS trả lời :
- Cá nhân dựa vào bảng 1 và bảng 2 ở bài trước để tính thương số đối với mỗi dây dẫn.
- Từng HS trả lời C2 và thảo luận với cả lớp
- Đối với mỗi dây dẫn thì tỷ số U/I không đổi.
- Đối với hai dây dẫn khác nhau thì tỷ số U/I khác nhau.
2) Điện trở:
Yêu cầu HS trả lời :
+ Tính R d2 bằng công thức nào?
+ Khi tăng U lên hai lần thì R tăng mấy lần? Vì sao?
+ U giữa 2 đầu d2 là 3V, I là 250mA. Tính R của dây.
+ Hãy đổi đơn vị sau: 
0,5MΩ=....kΩ=....Ω 
+ Nêu ý nghĩa của điện trở?
- Từng HS đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK.
- Cá nhân suy nghĩ và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- Tỷ số R=U/I không đổi đối với mỗi d2 và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
- Ký hiệu trong mạch điện là: hoặc 
- Đơn vị điện trở tính bằng Ôm, ký hiệu là: Ω
1Ω = 1V/1A.
- Các bội của ôm:
1kΩ=1000Ω,1MΩ=1000kΩ
Hoạt động 2
II - Định luật Ôm:
1) Hệ thức của định luật:
- Yêu cầu HS viết hệ thức của định luật Ôm và phát biểu định luật.
- Viết hệ thức của định luật Ôm vào vở.
 Trong đó:
- U đo = V
- I đo = A
- R đo = Ω
2) Phát biểu định luật:
- Giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung định luật.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu định luật Ôm trước lớp.
*Định luật: SGK 
Hoạt động 3
III . Vận dụng 
- Yêu cầu cá nhân HS giải 
các câu C3 và C4.
- Gọi hai HS lên bảng trình bày bài giải
- Từng học sinh tiến hành làm câu hỏi C3 và C4.
- Lên bảng giải câu C3 và C4.
C3: Từ công thức I = U/R => U = I.R ta có:
U = 0,5A12Ω = 6V
C4: Từ công thức của định luật ôm: I = U/R ta suy ra:
I1 = U/R1 ; I2 = U/R2 
= U/3R1 => I1 = 3I2 
4 . Củng cố 
	- Học sinh nêu lại nội dung định luật Ôm. 
- Gọi vài HS đọc phần kết luận trong SGK trang 8.
- Gọi 1 học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 2.1 đến bài 2.4 trang 5, 6 SBT VL9. 
 Ngày soạn : 21/8/2009
Ngày giảng: /8/2009
Tuần :2- Tiết : 3 
Bài 3: Thực hành: xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và vôn kế.
2-Kỹ năng
 Vận dụng được công thức tính điện trở vào tính toán. Rèn kỹ năng nắp ráp mạch điện và thao tác quan sát TN.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình làm TN. Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong TN.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, bảng phụ ghi kết quả đo các TN, đồ dùng thí nghiệm.
- HS : SGK,SBT, - Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, xem qua bài học, mẫu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi ở phần 1.
III-Tổ chức hoạt động dạy –học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu Phát biểu và viết công thức định luật Ôm.
- Bài tập 4 trang 6 SBT VL9.
3- Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Trình bày phần trả lời câu hỏi trong báo cáo thực hành.
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của học sinh.
- Yêu cầu một học sinh nêu công thức tính điện trở.
- Yêu cầu một vài học sinh trả lời câu b và câu c
- Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm.
- Từng học sinh chuẩn bị trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
- Từng học sinh vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm, thảo luận theo nhóm để tìm cách mắc mạch điện nhanh nhất.
Hoạt động 2
- Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra các nhóm mắc mạch điện, đặc biệt là khi mắc vôn kế và am pe kế.
- Theo dõi, nhắc nhở mọi học sinh đều phải tham gia hoạt động tích cực.
- Yêu cầu học sinh nộp báo cáo thực hành
- Nhận xét kết quả, tinh thần và thái độ thực hành của các nhóm học sinh.
- Các nhóm học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ.
- Tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng.
- Cá nhân hoàn thành bản báo cáo để nộp.
- Nghe giáo viên nhận xét để rút kinh nghiệm cho bài sau.
4. Củng cố 
- Học sinh nêu cách mắc vôn kế và am pe kế. 
- Gọi 1 học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc định luật Ôm, xem qua bài mới.
Tiết : 4 Ngày soạn : 9/9/2009
Tuần :2 Ngày giảng: 10/9/2009
 Bài 4: đoạn mạch nối tiếp.
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp Rtđ = R1 + R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
2-Kỹ năng
 Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình nghiên cứu bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, bảng phụ, đồ dùng thí nghiệm.
- HS : SGK,SBT, - Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, xem qua bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- Nêu mối quan hệ giữa I, U chạy qua dây dẫn với I, U ở các đoạn mạch thành phần của 2 điện trở mắc nối tiếp.
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
I – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
1 - Nhớ lại kiến thức lớp 7:
- Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học ở lớp 7 về I vàUtrong đoạn mạch nối tiếp.
- Từng HS chuẩn bị, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
 I = I1 = I2 (1)
 U = U1 + U2 (2)
`
2 - Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 4.1 để trả lời câu hỏi C1.
- Từng học sinh quan sát suy nghĩ để trả lời các câu hỏi C1 và C2.
A
+
-
A
B
K
R1
R2
- Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa ôn tập và hệ thức của địng luật Ôm để trả lời C2.
HS trả lời và ghi kết quả vào vở 
C2: vì I = nên ta suy ra: = (3)
Hoạt động 2
II - Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:
1 - Điện trở tương đương:
- Yêu cầu HS trả lời: Thế nào là R tương đương của một đoạn mạch?
- Từng HS đọc phần khái niệm trong SGK để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
* KN: (sgk trang 12).
2 - Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:
- Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức (4)
- Cá nhân HS làm câu hỏi C3 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Ký hiệu hiệu điện thế là U, U1, U2. Hãy viết hệ thức liên hệ giữa U với U1 và U2.
- Cường đ ... _____________________________________________________
Tiết : 20 Ngày soạn :21/10/2009
Tuần:10 Ngày giảng :23/10/2009
Bài 18: Thực hành: 
kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2
trong định luật Jun - len-xơ
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Vẽ được sơ đồ mạch điện của thí nghiệm tiến hành kiểm nghiệm định luật Jun - Len-xơ.
- Tiến hành được thí nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun - Len -xơ.
2-Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng nắp ráp và tiến hành thí nghiệm.
3-Thái độ 
Có được tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực trong quá trình thực hiện các phép đo và ghi lại các kết quả đo của thí nghiệm.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng để làm TN cho các nhóm HS, bảng phụ ghi kết quả đo các TN .
- HS : SGK,SBT, Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, mẫu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi ở phần 1.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- Nêu công thức và ý nghĩa các đại lượng trong công thức của định luật Jun - Len-xơ.
- Bài tập 16.4 trang 23 SBT YL9.
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành,
trả lời các câu hỏi về cơ sở lí thuyết của bài thực hành..
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của học sinh.
- Yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi ở phần 1.
- Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành như mẫu đã cho cuối bài.
- Từng học sinh chuẩn bị trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và yêu cầu của thực hành.
- Chia học sinh thành các nhóm và chỉ định nhóm trưởng để phân công công việc và điều hành hoạt động của nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc kỳ phần II trong SGK và yêu cầu đại diện các nhóm trình bày:
+ Mục tiêu của TN.
+ Tác dụng của từng thiết bị
- Các nhóm học sinh thảo luận nêu cách tiến hành TN xác định công suất của bóng đèn.
- Các nhóm học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ.
- Thực hiện các bước như hướng dẫn trong SGK.
- Tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng.
Hoạt động 3: Thực hành xác định công suất của quạt điện.
- Kiểm tra hướng dẫn các nhóm học sinh mắc mạch điện đúng và cách điều chỉnh biến trở như TN trên.
- Lưu ý học sinh chưa đóng khoá K khi giáo viên chưa kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh đo và ghi kết quả vào bảng 2.
- Các nhóm học sinh mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ.
- Thực hiện các bước như hướng dẫn trong SGK.
- Tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng
Hoạt động 4: Hoàn chỉnh báo cáo thực hành.
- Nhận xét ý thức tham gia thực hành của học sinh.
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện báo cáo.
- Hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu của giáo viên
- Thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
4. Củng cố 
- Học sinh nêu lại quy tắc mắc vôn kế và am pe kế. 
- Về nhà hoàn thiện các bài tập chưa hoàn chỉnh.
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác, xem qua bài mới.
Tiết : 21 Ngày soạn : 28/10/2009
Tuần:11 Ngày giảng :29/10/2009
Bài 19: sử dụng an toàn và tiết kiệm điện .
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
2-Kỹ năng
 - Vận dụng được kiến thức lý thuyết để giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
3-Thái độ 
Rèn tính cẩn thận, thận trọng trong việc sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, các ví dụ minh hoạ thực tế.
- HS : SGK,SBT, Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, xem qua bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- 
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
I - An toàn khi sử dụng điện:
- Đề nghị một vài học sinh trả lời mỗi câu hỏi và cho các học sinh khác bổ sung, giáo viên hoàn chỉnh các câu hỏi đó.
- Ôn tập về các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7.
- Từng học sinh làm các câu từ C1 đến C4. Nhắc lại các quy tắc theo yêu cầu của giáo viên.
1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7:
- Làm TN với điện áp dưới 40V. 
- Sử dụng dây có vỏ bọc cách điện chịu được I chạy qua dây.
- Cần mắc cầu chì để ngắt mạch tự động khi đoản mạch.
- Cần thận trọng cách điện tốt.
- Đối với C5 và C6 đề nghị một vài học sinh trình bày câu trả lời trước lớp và các học sinh khác bổ sung. Giáo viên hoàn thiện.
- Đối với phần 2 C6 đề nghị đại diện một vài nhóm trình bày lời giải thích của nhóm và cho các nhóm thảo luận chung. Giáo viên hoàn chỉnh.
- Tham gia bổ sung cho các bạn khác.
- Học sinh trả lời C5 và phần 1 C6.
- Nhóm học sinh Thảo luận tìm lời giải thích cho phần 2 C6.
 2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện:
- Ngắt hoàn toàn hoặc dây nóng trước khi sửa chữa thay thế dụng cụ điện. Cách điện thật tốt.
- Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ dùng điện. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
II - sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Yêu cầu học sinh đọc phần sử dụng điện năng và suy nghĩ tìm hiểu và đưa ra các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
- Từng học sinh đọc phần đầu và thực hiện C7 để tìm hiểu ý nghĩa kinh tế và xã hội của việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Từng học sinh thực hiện C8 và C9 để tìm hiểu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Giảm chi tiêu cho gia đình.
- Đảm bảo độ bền cho các dụng cụ điện.
- Giảm bớt sự cố gây tổn hại cho hệ thống cung cấp điện.
- Dành điện cho sản xuất.
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Công thức tính điện năng: 
 A = P.t
- Sử dụng tiết kiệm điện cần dùng dụng cụ có P nhỏvà tiết kiệm thời gian sử dụng.
Hoạt động 3: Vận dụng hiểu biết để giải quyết một số tình huống thực tế 
và một số bài tập:
III - Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh tự tìm lời giải đáp cho C10 và C11.
- Từng học sinh tự tìm lời giải đáp cho C10 và C11.
C10: Viết to lên giấy “Nhớ tắt hết điện” dán ngay ở cửa ra vào.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm câu trả lời cho C12.
- Nhóm học sinh cùng thảo luận để tìm lời giả cho C12 theo hướng dẫn của giáo viên.
C12: - Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trong 8 000 giờ là:
 + Đèn dây tóc:
A1 = P1t = 0,075.8 000
= 600kWh = 2 160.106J.
+ Đèn compăc:
 A2 = P2t = 0,015.8 000 
= 120kWh = 432.106J.
- Toàn bộ chi phí cho mỗi đèn trong 8 000 giờ là:
 + Đèn dây tóc cần 8 bóng:
8.3500 + 600.700 = 448000đ
 + Đèn compăc chỉ cần 1 bóng:
60 000 + 102.700 = 144000đ
- Dùng đèn compăc lợi hơn.
4 . Củng cố 
- Học sinh nhắc lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 19.1 và 19.2 trang 24 sách BTVL9.
5 . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo hướng dẫn SGK và vở ghi.
- Làm từ bài tập 19.3 đến bài 19.5 trang 24 SBT VL9.
Tiết : 22 Ngày soạn :28/10/2009
Tuần:11 Ngày giảng :30/10/2009
Bài 20: tổng kết chương I: điện học
I-Mục tiêu 
1-Kiến thức 
- Hệ thống được các kiến thức lý thuyết đã học trong chương I.
- Nắm vững hệ thống các công thức của các định luật, các công thức tính các đại lượng về điện trong chương I.
2-Kỹ năng
 - áp dụng thành thạo các công thức để giải các dạng bài tập.
3-Thái độ 
	Rèn tính cẩn thận, tính tự giác trong quá trình nghiên cứu bài. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
- GV :SGK, SBT, Bài soạn, đồ dùng dạy học TN, 
- HS : SGK,SBT, Học thuộc bài cũ, làm hết bài tập, xem qua bài học.
III-Tổ chức hoạt động dạy học
1- ổn định tổ chức 
 GV kiểm tra sĩ số 
2 - Kiểm tra bài cũ 
- Bài tập 19.4 và 19.5 trang 24 SBT YL9.
3 - Tổ chức hoạt động học tập cho HS
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả đã chuẩn bị.
- Kiểm tra việc chuẩn bị trả lời phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kỹ năng mà học sinh chưa vững.
- Đề nghị một vài học sinh trình bày trước cả lớp câu trả lời đã chuẩn bị của phần tự kiểm tra.
- Từng học sinh trình bày câu trả lời đã chuẩn bị đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên.
- Dành nhiều thời gian cho HS trao đổi thảo luận những câu có liên quan tới những kiến thức kỹ năng mà học sinh chưa vững.
- Từng học sinh trao đổi, phát biểu, thảo luận với cả lớp để có câu trả lời cần đạt được đối với mỗi câu của phần tự kiểm tra.
Hoạt động 2: Làm các câu của phần vận dụng.
- Đề nghị HS làm nhanh các câu từ 12 đến 15.
- Học sinh thực hiện từng câu theo yêu cầu và gợi ý của giáo viên.
Đối với một hay hai câu, có thể yêu cầu HS trình bày lý do lựa chọn phương án trả lời câu hỏi của mình.
- Dành thời gian dể từng học sinh tự lực làm câu 18 và 19. Đối với mỗi câu có thể yêu cầu HS trình bày lời giải trên bảng trong khi các HS khác giải tại chỗ.
- Trình bày câu trả lời và trao đổi, thảo luận với cả lớp khi giáo viên yêu cầu để có được câu trả lời đúng cần có.
- Giáo viên tổ chức cho HS cả lớp nhận xét, cuối cùng giáo viên khẳng định lời giải và khuyến khích HS tìm lời giải khác.
- Đề nghị HS về nhà làm tiếp các câu hỏi chưa hoàn thiện được tại lớp.
HS tìm lời giải khác 
Một số phương án trả lời cho phần vận dụng:
* Câu 12: C; câu 13: B; câu 14: D; câu 15: A; câu 16: D.
* Câu 17: R1 + R2 = = 40Ω. (1)
 7,5Ω từ đó suy ra: R1R2 = 300. (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: R1 = 30Ω.	R2 = 10Ω.
* Câu 18: b, Điện trở của ấm khi hoạt động bình thường là: R = = 48,4Ω
c, Tiết diện của dây điện trở này là: S = = 0,045.10-6m2 = 0,045mm2.
Từ đó tính được đường kính tiết diện là d = 0,24mm.
* Câu 19: a, Thời gian đun sôi nước:
- Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q1 = cm() = 630 000J.
- Nhiệt lượng mà bếp toả ra là: Q = Qi/H = 741 176,5J.
- Thời gian đun sôi nước là: t = Q/P = 741s = 12’21”.
b, Tính tiền điện phải trả:
- Trong 1 tháng tiêu thụ lượng điện là: A = Q.2.30 = 44 470 590J = 12,35kWh.
- Tiền điện phải trả là: T = 12,35.700 = 8 645đ.
c, Khi đó điện trở của bếp giảm 4 lần và công suất của bếp (P = U2/R) tăng 4 lần. Do đó thời gian đun sôi nước (t = Q/P) giảm 4 lần. Ta có t = 741/4 185’ = 3’5”.
* Câu 20: a, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện:
- Cường độ dòng điện chạy qua dây tải điện là: I = P/U = 22,5A.
- Hiệu điện thế trên dây tải điện là: Ud = IRd = 9V.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp là: Uo = U + Ud = 229V.
b, Tính tiền điện mà khu này phải trả:
- Trong 1 tháng khu này tiêu thụ lượng điện năng là: A = Pt = 4,95.6.30 = 891kWh.
- Tiền điện mà khu này phải trả trong 1 tháng là: T = 891.700 = 623 700đ.
c, Lượng điện năng hao phí trên dây tải điện trong 1 tháng là: Ahf = I2Rdt = 36,5kWh
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lý thuyết theo chương trình ôn tập.
- Xem qua bài 21 trong sách giáo khoa

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LI 9. I.doc