Giỏo ỏn 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011

Giỏo ỏn 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, có tấm lòng nghĩa hiệp

 

doc 149 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giỏo ỏn 4 – Trường Tiểu học Bạch Đích – Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn:15/08/2008
	 Ngày giảng:18/08/2008
Thứ 2
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai do phương ngữ. Hiểu một số từ mới trong bài (Chú giải)
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức học tập, có tấm lòng nghĩa hiệp
II/ Đồ dùng: tranh minh hoạ, bảng phụ.
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (3)
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 
CB đồ dùng cho giáo viên kiểm tra
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Luyện đọc
 (10)
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ bài.
- Chia đoạn.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp phát âm, giải nghĩa một số từ.( 3 lượt)
- Đọc mẫu.
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi.
- Luyện đọc theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
b, Tìm hiểu bài
 (11)
* Đ1: Cho học sinh đọc thầm và TLCH sau:
- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
(Dế Mèn đi qua 1 vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần khóc bên tảng đá cuội)
* Đ2: cho 1 học sinh đọc
- Những chi tiết nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
(Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn quá yếu, chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng).
* Đ3: Cho học sinh đọc thầm
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào ?
( Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ, chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.
* Đ4: Y/c học sinh đọc thầm đoạn 4 thảo luận nhóm:
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
(+ Em đừng sự, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu => lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
+ Phản ứng mạnh mẽ xoè cả 2 càng ra, hành động bảo vệ che chở: dắt Nhà Trò đi.)
- Nêu 1 h/ả nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích h/ả đó ?
- Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi cá nhân (Đ 1, 2,3)
Đọc và thảo luận nhóm.
- Học sinh đưa ra ý kiến của mình.
c, HD đọc diễn cảm (12)
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Hd, đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu. (Đ2)
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2 - 3 học sinh đọc.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Cho học sinh nêu nội dung của bài (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Nêu nội dung bài (3 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: Toán
Ôn tập các số đến 100.000
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp hs ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100.000 và phân tích cấu tạo số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết các số đến 100.000 và phân tích cấu tạo số.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
 II/ Đồ dùng: phiếu học tập
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 3
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh 
- Nhận xét, đánh giá.
Lấy đồ dùng cho giáo viên kiểm tra 
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Ôn cách đọc viết số và các hàng.
 (10)
- Viết số 83.251: Y/c học sinh đọc số, nêu rõ các chữ số ở mỗi hàng?
+ Nhận xét, đánh giá.
- Viết các số: 83.001; 80.201; 80.001
+ Y/c học sinh đọc các số này theo nhóm.
+ Nhận xét, đánh giá.
- Cho học sinh nhắc lại quan hệ giữa 2 hàng liền kề. (1chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục)
+ Nhắc lại quan hệ đó.
- Y/c học sinh nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn ? (4 nhóm, mỗi nhóm nêu 1 loại số)
+ Cho học sinh trình bày.
+ Nhận xét, đánh giá.
- Vài học sinh đọc số và nêu theo y/c của giáo viên
- Đọc theo y/c của giáo viên
- Nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
- Thực hiện y/c của giáo viên.
b, Luyện tập
Hd HS làm bài tập
Bài 1
 (6)
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Nêu quy luật viết các số trong dãy số đó. (a, các số tròn chục nghìn; b, các sổ tròn nghìn)
- Y/c học sinh làm bài, học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đáp số:
a, 0; 10.000; 20.000; 30.000; 40.000; 50.000; 60.000.
b, 36.000; 37.000; 38.000; 39.000; 40.000; 41.000; 42.000.
- Nêu y/c của bài
- Nêu quy luật viết các số.
- làm bài vào vở
- Chữa bài.
Bài 2
 (6)
- Nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh đọc kỹ mẫu và làm bài.
- Y/c học sinh làm bài, chữa bài.
- Nhận xét đánh giá.
- Nêu y/c của bài
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (7)
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh đọc kỹ mẫu.
- Y/c học sinh làm bài vào phiếu học tập cá nhân. (2 học sinh lên bảng chữa)
- Nhận xét, đánh giá.
* Đáp số:
a, 9171 = 90.00 +100 + 70 + 1
 3082 = 3.000 + 80 + 2
 7006 = 7.000 + 6
b, 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
 5000 + 2 = 5002
- Nêu y/c của bài
- Đọc, theo dõi mẫu.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4
 (6)
- Cho học sinh nêu y/c của bài.
- Cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi của các hình. Sau đó áp dụng làm bài.
- Cho học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đáp số
H1: 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
H2: ( 8 +4) x 2 = 24 (cm)
H3: 5 x 4 = 20 (cm)
- Nêu y/c của bài.
- Nhắc lại cách tính CV các hình.
- Làm bài.
- Chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức:
Trung thực trong học tập (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
2. Kỹ năng: Biết trung thực trong học tập.
3.Giáo dục: Đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II/ Đồ dùng: Các mẩu chuyện tấm gương về sự trung thực trong học tập. Tranh 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 1
- KT sự chuẩn bị đồ dùng của hs
- Nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a,HĐ1: Xử lý tình huống
 (10)
*MT: Nắm được các tình huống và cách xử lý tình huống.
* Cách tiến hành:
- Y/c học sinh xem tranh trong SGK và đọc nội dung tình huống.
- Y/c học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống theo nhóm.
- Y/c các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
( + Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
+ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.)
- Nhận xét đánh giá kết quả thảo luận.
- Nếu em là bạn Long em sẽ chọn chọn giải quyết nào ?
- Kết luận: Cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập.
* Cho học sinh nêu ghi nhớ trong SGK
- Nhận nhóm, thảo luận.
- Trình bày kết quả.
- Đưa ra cách giải quyết của mình.
- Lắng nghe.
- Nêu ghi nhớ (vài học sinh)
b,HĐ2: Làm việc các nhân BT 1 SGK
 (10)
* MT: Nắm được các việc làm là trung thực, thiếu trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
- Nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh làm việc cá nhân.
- Cho HS trình bày ý kiến và trao đổi chất vấn lẫn nhau.
- Kết luận:
Các việc c là trung thực trong học tập.
Các việc a, b d là thiếu trung thực trong học tập
- Lắng nghe
- Làm bài cá nhân
- trình bày KQ
- Lắng nghe.
c, Thảo luận nhóm (BT 2)SGK
 (10)
* Mục tiêu: Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
* Cách tiến hành:
- Nêu từng ý trong bài tập và y/c học sinh tự lựa chọn và đứng vào vị trí theo quy ước: Tán thành, phân vân, không tán thành.
- Y/c các nhóm có cùng sự lựa chọn thảo luận, giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy.
- Cho học sinh trao đổi và trình bày.
- Kết quả:
ý kiến b,c là đúng.
ý kiến a là sai.
- Cho 1 - 2 học sinh đọc lại ghi nhớ trong SGK
- Nghe giáo viên nêu và lựa chọn nhóm.
-Thảo luận nhóm.
- Lắng nghe.
- Nêu ghi nhớ
3. HĐ nối tiếp
 (3)
- Y/c học sinh sưu tàm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Y/c học sinh tự liên hệ (BT 6 SGK)
- Y/c các nhóm chuẩn bị BT 5
- Lắng nghe.
 Ngày soạn:16/08/2008
	 Ngày giảng:19/08/2008
Thứ 3
Tiết 1: Toán
ôn tập các số đến 100.000 (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp hs ôn tập về tính nhẩm, tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số. Nhân chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- So sánh các số đến 100.000
- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra những nhận xét từ bảng thống kê.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết số tự nhiên.
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi học toán.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 (4)
- Gọi HS lên bảng chữa ý b BT3
- Nhận xét, đánh giá 
1 hs lên bảng làm, còn lại làm vào nháp.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Luyện tính nhẩm
 (7)
Cho học sinh tính nhẩm các phép tính đơn giản
- Nêu các phép tính:
+ bảy nghìn cộng hai nghìn.
+ Bốn nghìn nhan với 2.
- Kiểm tra kết quả nhẩm của học sinh - Nhận xét.
- Nhẩm, ghi KQ vào bảng con (mỗi dòng 1 KQ phép tính.
b, Thực hành
HD học sinh làm bài tập
Bài1
(Giải miệng)
 (5)
- Cho 1 HS nêu đầu bài.
- Nêu các phép tính (lần lượt) y/c học sinh nêu KQ của phép tính.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu đầu bài.
- Nêu kết quả của phép tính
Bài 2
(Phiếu HT)
 (6)
- Cho HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS làm bài vào phiếu học tập, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: a,
4637 + 8245 = 12.882 7035 - 2316 = 4719
325 x 5 = 1615 25.968 : 3 = 8656
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3
 (5)
- Cho HS nêu đầu bài.
- Hd học sinh làm bài.
- Y/c HS làm bài , 2 học sinh lên bảng chữa
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
4327
5870
65.300
28.676
97.321
100.000
>
<
>
=
<
>
3742
5890
9630
28.676
97.400
99.999
- Nêu đầu bài.
- Nghe gv hd.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4
 (4)
- Y/c hs làm bài vào vở
- Cho 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
* Đáp số:
a, 56.731; 65.371; 67.351; 75.631.
b, 92.678; 82.679; 79.862; 62.978.
-Làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 5
 (6)
- Cho HS nêu y/c của bài tập. 
- Hd học sinh làm bài.
+ Viếy các câu trả lời.
+ Thực hiện phép tính rồi trả lời câu hỏi.
- Y/c học sinh làm bài.
- Chữa bài. Nhận xét.
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Chính tả: Nghe - Viết
dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 
- Làm đúng các bài tập chính tả.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.
3. Giáo dục: Có ý thức luyện viết, có tính cẩn thận.
II/ Đồ dù ...  cách mạng
- Nêu y/c
- Làm bài theo nhóm
- Trình bày Kq
- Nxét
Bài 2
 (10)
- Nêu y/c của bài tập
- Y/c học sinh làm bài theo cặp.
- Cho đại diện các cặp trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
* Cho học sinh yếu đọc lại các câu đã được đặt.
* Kết quả:
- Bạn Na có một điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà.
- Học sinh phải rèn luyện để vừa học tốt vừa có đạo đức tốt.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Cô giáo em rất giàu kinh nghiệm dạy dỗ hs.
- Cách mạng tháng tám năm 1945 đã đem lại độc lập cho nước ta.
- Nêu y/c của bài.
- Lắng nghe gv nhắc.
- Làm bài theo cặp và trình bày kết quả.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Nhận xét giờ học.
- Hd học sinh học ở nhà + CB cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết4: Địa lý
trung du bắc bộ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:Hs mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ.
- Nêu được quy trình chế biến chè.
2. Kỹ năng: Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiếm kiến thức.
3. Giáo dục: Có ý bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng.
II/ Đồ dùng: Tranh ảnh. Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 (3)
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? nghề nào là chính ?
- Nhận xét, đánh giá.
1 nêu, còn lại theo dõi nhận xét.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài 
a, Vùng đồi với đỉnh tròn sườn thoải
 (10)
- Y/c học sinh đọc mục 1 SGK làm việc theo nhóm
+ Vùng trung du là vùng núi,vùng đồi hay đồng bằng ?
+ Các đồi được sắp xếp như thế nào ?
+ Hãy mô tả sơ lược vùng trung du ?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ ?
- Y/c đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ xung.
=> Trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả 2 vùng này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn sườn thoải.
- Chỉ trên bản đồ các tỉnh miền trung du: Thái Nguên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
- Y/c vài học sinh lên chỉ lại các tỉnh đó trên bản đồ.
- Đọc mục 1
- Thảo luận nhóm các câu hỏi của gv.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- QS gv chỉ bản đồ.
- Vài học sinh chỉ lại bản đồ.
b, Chè và cây ăn quả ở Trung du
 (8)
- Y/c hs đọc các thông tin trong mục 2 và làm BT 2a trong Vở BT Địa lý.
- Y/c học sinh quan sát hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên , Bắc Giang ?
- Chè Thái Nguyên được trồng để làm gì ?
(.. phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu)
- Y/c học sinh quan sát H3 nêu quy trình chế biến chè ?
( Chè được hái về -> phân loại -> vò, sấy khô -> đóng gói (các sản phẩm của chè)
=> Vùng Trung du có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Đọc và làm BT 2a trong Vở BT
- QS và trả lời câu hỏi gv nêu.
- Lắng nghe.
c, Hđ trồng rừng và cây công nghiệp
 (9)
- Y/c học sinh đọc mục 3 và trả lời câu hỏi
+ Vì sao ở Trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc ?
( vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt, khai thác gỗ bừa bãi)
+ Để khắc phục những tình trạng trên người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
(trồng cây công nghiệp lâu năm: keo, trẩu, sở, cây ăn quả)
+ Dựa vào bảng số liệu, nêu nhận xét về S rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây ?
( S rừng mới trồng đang tăng lên)
=> Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất trống, đồi trọc người dân ở vùng trung du đang phải từng bước trồng cây xanh.
- Dựa vào các thông tin và tranh ảnh trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
Lắng nghe.
Ngày soạn: 17/9/08
 	 	 Ngày giảng:19/09/08
Thứ 6
Tiết 1: Mĩ thuật:
	Đ/c Giang dạy
Tiết 2: Toán
biểu đồ (Tiếp)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học nhận biết về biểu đồ hình cột. Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ hình cột.
- Bước đầu xử lý số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ dơn giản.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, phân tích số liệu trên biểu đồ
3. Giáo dục: Học sinh có tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ
 1
- Y/c học sinh nhắc lại tên bài học của tiết trước.
 - Nhận xét, cho điểm.
1 học sinh nhắc lại tên bài học tiết trước
B/ Bài mới
1. GTB: 1
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Làm quen với biểu đồ cột
 (12)
- Cho học sinh quan sát biểu đồ SGK giới thiệu:
+Hàng dưới ghi tên các thôn.
+ Các số ghi ở bên trái của biểu đồ chỉ số chuột.
+ Mỗi cột biểu diễn số chuột của một thôn đã diệt.
+ Số ghi ở đỉnh cột chỉ số chuột biểu diễn ở cột đó.
- Y/c học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Cho biết tên các thôn được nêu trong biểu đồ.
+ Số chuột mỗi thôn diệt được bao nhiêu ?
+ Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất, thôn nào diệt được ít chuột nhất ?
=> Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn.
- Quan sát, lắng nghe gv giới thiệu.
- Lắng nghe.
b, Luyện tập
HD hs làm bài tập
 Bài 1
 (10)
- Cho hs nêu y/c của bài.
- Y/c học sinh quan sát biểu đồ và làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu y/c của bài.
- Qs biểu đồ và làm bài
Bài 2
 (10)
- Nêu đầu bài bài.
- Y/c hs làm bài theo cặp (ý a)
- Nhận xét, đánh giá.
- Hd học sinh làm ý b.
- Y/c học sinh làm bài vào vở.
- KT, thống nhất kết quả đúng.
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Cho học sinh đọc lại quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Đọc lại theo y/c của gv.
Tiết3: Tập làm văn:
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện
* TCTV: học sinh tạo dựng được đoạn văn kể chuyện.
3. Giáo dục: Có ý thói quen sử dụng Tiếng việt trong khi nói, viết
II/ Đồ dùng: 
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Cốt truyện là gì ? cốt truyện gồm những phần nào ?
- Nhận xét, đánh giá 
1 học sinh nêu câu trả lời.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Nhận xét
 (12)
* Bài 1:
- Cho học sinh nêu y/c của bài
- Gọi học sinh đọc lại truyện “Những hạt thóc giống”
- Y/c học sinh làm bài theo cặp trên vở BT.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2:
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn ?
(Chỗ mở đầu là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc là chỗ chấm xuống dòng.)
à(Khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn. Đ2 truyện có mấy lời đối thoại phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng)
* Bài 3:
- Cho học sinh nêu y/c của bài
- Y/c học sinh suy nghĩ làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
à Một bài văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết đoạn văn cần xuống dòng.
- 1hs đọc bài.
- 1 học sinh đọc truyện.
- Làm bài.
- Trình bày KQ
- Suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
- Nêu y/c của bài.
- Làm bài và trình bày kết quả.
b, Ghi nhớ
 (2)
- Y/c 2 -3 học sinh nêu ghi nhớ trong SGK
- 2 - 3 em nêu ghi nhớ.
c, Luyện tập
 (17)
- Cho học sinh nối tiếp đọc nội dung, y/c của bài tập.
- Câu chuyện kể lại chuyện gì ?
( một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực)
- Đoạn văn nào đã viết hoàn chỉnh ? (Đ1, 2), Đoạn nào còn thiếu ? (Đoạn 3)
- Đoạn 1 kể sự việc gì ? ( Cuộc sống, tình cảm của 2 mẹ con)
- Đoạn 2 kể sự việc gì ? (Mẹ ốm cô bé đi tìm thầy thuốc)
- Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì ? (Cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền)
- Y/c học sinh viết tiếp phần thân đoạn.
- Cho học sinh trình bày miệng kQ.
- Nhận xét, đánh giá.
* Y/c học sinh chưa hoàn thành bài tập dựa vào lời trình bày của các bạn để hoàn thiện bài làm.
- Đọc nối tiếp các gợi ý.
- Trả lời các câu hỏi gv nêu.
- Làm bài và trình bày kết quả.
- Hoàn thiện bài tập.
3. C2- dặn dò
 (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Sinh hoạt: ( ATGT)
giao thông đường thuỷ
và phương tiện giao thông đường thuỷ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dqài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò rất quan trọng.
- Học sinh biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
- Học sinh biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thuỷ (6 biển báo hiệu GTĐT) để dảm bảo an toàn khi đi tren đường thuỷ.
2. Kỹ năng: 
- Học sinh nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng.
- Học sinh nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT.
3. Giáo dục: 
- Thêm yêu quý tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT.
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II/ Đồ dùng: một số biển báo hiệu GTĐT.
III/ Các HĐ dạy và học
ND- TG
HĐ Dạy
HĐ Học
A/ Bài cũ 
 3
- Cho học sinh nêu ghi nhớ của bài: Lựa chọn đường đi an toàn.
- Nhận xét, đánh giá 
2 học sinh nêu y/c của gv.
B/ Bài mới
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
2. Giảng bài
a, Tìm hiểu về GTĐT
 (10)
- Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước ? (trên mặt sông, mặt hồ lớn, các kênh rạch, trên mặt biển)
- Giảng để học sinh hiểu được thế nào là GTĐT.
- Giởi thiệu: GTĐT nội địa và giao thông đưởng biển.
à GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
b, Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa
 (9)
- Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước đều có thể đi lại được, trở thành đường giao thông ? (Chỉ những nơi có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành GTĐT được)
- Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các phương tiện giao thông nào ?
(thuyền, bè, mảng, phà, thuyền gắn máy, tàu thuỷ, tầu cao tốc, sà lan, phà máy)
- Gv giới thiệu về các PTGT đó và cho học sinh quan sát tranh về các PTGT đó.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, quan sát.
c, Biển báo hiệu GTĐT nội địa
 (9)
- Đường thuỷ có thể có tai nạn xảy ra không ?
- Em hãy tưởng tượng có thể xảy ra những điều không may như thế nào ? (thuyền đâm vào nhau, đắm tàu)
à Để đảm bảo an toàn GTĐT người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại.
- Treo 6 biển báo và giới thiệu:
à Đường thuỷ cũng là một loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn. Biển báo hiệu GTĐT cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu GTĐT.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, quan sát.
3. C2- dặn dò
 (2)
- Hệ thống lại nội dung bài. Giáo dục liên hệ hs 
- Hd học sinh học ở nhà + CB bài sau.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 1-5.doc