Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 9 học kì I

Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 9 học kì I

HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : từ vựng (cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, nói quá, nói giảm nói tránh)

HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : Ngữ pháp (trợ từ, thán từ, tình thái từ). Câu (câu ghép, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định, hành động nói, hội thoại)

HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : văn thuyết minh, văn nghị luận.

HS hệ thống 3 văn bản nhật dụng lớp 9 : nắm được ND - NT của 3 văn bản : Phong cách HCM, đấu tranh cho một thế giới hoà bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Có ý thức liên hệ thực tế đời sống. Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, viết đoạn văn nhật dụng theo yêu cầu.

 

doc 30 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 9 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bồi dưỡng ngữ văn 9
học kì i
Buổi
Nội dung
Mục tiêu cần đạt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11,12
13,14
15
16
17
18
19
20
21
22
Hệ thống kiến thức ngữ văn 8 :
Hệ thống kiến thức ngữ văn 8 
Văn bản nhật dụng
Các phương châm hội thoại
Văn học trung đại
Văn học trung đại
Văn học trung đại
Văn thuyết minh
Văn tự sự
ôn tập từ vựng
Thơ hiện đại 
Truyện hiện đại
ôn tập tổng hợp (V-TV-TLV)
Học kỳ II :
Củng cố kiểu văn nghị luận
Văn bản nghị luận
Thực hành liên kết câu và liên kết đoạn văn
TV : khởi ngữ
Thành phần biệt lập 
Luyện nghị luận về một sự việc, hiện tượng đ/s 
Luyện nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 
Thơ hiện đại 
HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : từ vựng (cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, nói quá, nói giảm nói tránh)
HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : Ngữ pháp (trợ từ, thán từ, tình thái từ). Câu (câu ghép, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định, hành động nói, hội thoại)
HS củng cố kiến thức ngữ văn 8 : văn thuyết minh, văn nghị luận.
HS hệ thống 3 văn bản nhật dụng lớp 9 : nắm được ND - NT của 3 văn bản : Phong cách HCM, đấu tranh cho một thế giới hoà bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Có ý thức liên hệ thực tế đời sống. Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, viết đoạn văn nhật dụng theo yêu cầu.
Nắm vững 5 phương châm hội thoại đã học . HS hệ thống kiến thức.
- Làm bài tập nhận diện, ptích tạo lập đoạn văn có sử dụng phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp cụ thể.
- Củng cố và nâng cao văn bản : Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Hoàng Lê nhất thống chí.
- Làm bài tập phát triển cảm nhận VH
- Củng cố và nâng cao văn bản Truyện Kiều : TG - tóm tắt truyện - giá trị ND - NT của Truyện Kiều. Tìm hiểu ND các đoạn trích.
Làm BT nhận diện và nâng cao.
- củng cố và nâng cao văn bản Truyện Lục Vân Tiên
Làm BT tổng hợp về phần VH trung đại.
Củng cố kiến thức về văn thuyết minh
Nâng cao văn TM : kết hợp với lập luạn, sử dụng các biện pháp NT, yếu tố MT trong VB TM.
Củng cố kiến thức về văn tự sự
Nâng cao vb tự sự : miêu tả, biểu cảm trong TS, sử dụng miêu tả nội tâm trong VB TS, lập luận trong VB TS, đối thoại, độc thoại trong VBTS.
HS hệ thống kiến thức về từ vựng (củng cố và nâng cao) : từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của từ ngữ, trường từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ XH, từ tượng hình, tượng thanh.
- Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh.
Củng cố và nâng cao các văn bản :
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Củng cố và nâng cao các văn bản :
Làng, lặng lẽ Sa pa, Chiếc lược ngà, Cố hương.
Củng cố và nâng cao kiến thức tổng hợp V-TV-TLV.
Giải đáp các thắc mắc của HS chuẩn bị cho thi học kì I.
Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận. Tìm hiểu luận điểm, luận cứ , lập luận trong bài văn nghị luận.
Làm BT nhận diện và nâng cao : sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ , lập luận viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề.
HS tiếp tục củng cố về kiểu văn nghị luận.
Tìm hiểu đặc điểm và củng cố kiến thức văn bản nghị luận : bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ.
HS làm BT khắc sâu kiến thức về hai văn bản.
HS củng cố lý thuyết về liên kết câu và liên kết đoạn văn
Làm BT nhận diện và nâng cao về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Hs củng cố kiến thức về thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập (khái niệm, nhận diện )
HS làm BT nhận diện và sáng tạo khởi ngữ, thành phần biệt lập.
Củng cố kiến thức về văn NL về một sự việc, hiện tượng đ/s
Rèn kỹ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đơì sống.
Củng cố kiến thức về văn NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Rèn kỹ năng nhận diện và viết đoạn văn, bài văn NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Củng cố và nâng cao các văn bản :
Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác
Làm BT cảm thụ tác phẩm văn học
Buổi 1 Hệ thống một số kiến thức ngữ văn lớp 8
 I. Tiếng Việt
1. Từ vựng
* Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Từ ngữ nghĩa rộng : phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
VD : Y phục : quần áo, quần dài, sơ mi
- Từ ngữ nghĩa hẹp : phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
VD : Hoa lan (hẹp) so với hoa
- Một từ vừa là từ ngữ nghĩa hẹp vừa là từ ngữ nghĩa rộng
VD : Thú là từ ngữ nghĩa hẹp so với từ Động vật
 Thú là từ ngữ nghĩa rộng so với từ voi, hươu, khỉ 
* Trường từ vựng : là tập hợp các từ có một nét chung về nghĩa
VD : Tính tình : hiền lành, độc ác, cởi mở
 Bút : Bút chì, bút máy, bút bi
- Cơ sở để xác định trường từ vựng : phải có nét chung về nghĩa
Lưu ý : 4 lưu ý :
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ hơn
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
+ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
+ Chuyển trường từ vựng trong thơ văn, trong giao tiếp để tăng tính NT của ngôn từ
GV lấy ví dụ, ptích
HS trao đổi, thảo luận, kết luận.
BT1; Nối các từ gạch chân trong đoạn văn sau với trường từ vựng tương ứng : Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý thức gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
Các từ in đậm
Trường từ vựng
a. Hoài nghi
b. Khinh miệt
c. Tình thương yêu
d. Lòng kính mến
* Từ tượng thanh : Là từ mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện tượng
VD : ào ào, ầm ầm, lao xao, lạch bạch, riú rít, ha ha
* Từ tượng hình : là từ gợi dáng vẻ, trạng thái sự vật, hiện tượng
VD : ngoằn ngoeò, lênh khênh, thướt tha, lom khom, lò dò
Tác dụng : gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, giá trị biểu cảm cao.
Y/c HS lấy ví dụ,đặt câu.
BT : Đoạn văn có những từ nào là tượng hình, tượng thanh. T/d diễn tả của các từ đó.
Tiếng xe cút kít nặng nề chở lúa về làng. Máy tuốt lúa lù lù đứng giữa sân kho, kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa vào miệng nó. Nó nhằn nhằn một lúc rồi phì rơm ra. Bụi mù mịt, thóc rào rào rơi xuống gầm máy.
-> các từ tượng thanh : tành tạch, kút kít, rào rào
 tượng hình : nặng nề, lù lù, nhằn nhằn, mù mịt
T/d : Diễn tả cụ thể, sinh động cảnh gặt lúa nhộn nhịp. Cảnh vừa gợi hình, gợi cảm, nổi bật cảnh được mùa và niềm vui sướng của nhà nông => tài quan sát, vốn từ phong phú, cách dùng từ chính xác, chọn lọc của tác giả.
* Từ ngữ địa phương : từ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định
VD : Ngái (xa), heo (lợn), trốc cún (đầu gối), mè (vừng) 
* Biệt ngữ XH : Dùng trong một tầng lớp XH nhất định
- gậy, ngỗng, ghi đông, trứng -> học sinh dùng
- cậu, mợ -> gia đình tư sản
* Các biện pháp tu từ từ vựng
+ Nói quá : Biện pháp tu từ phóng đại, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD : - Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
 - Bao giờ cây cải làm đình
 Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
 - Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
 - Vắt cổ chày ra nước
+ Nói giảm nói tránh :
 Dùng cách nói diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD : - Anh ấy mới mất hồi đêm.
 - Bà về năm ấy làng treo lưới
 Biển động Hòn Mê giặc bắn vào (Tố Hữu)
BT :1. Tìm 5 thành ngữ sử dụng biện pháp nói quá
 2. Nói giảm, nói tránh có tác dụng ntn trong giao tiếp.
 Lấy VD một tình huống - phân tích.
2. Ngữ pháp
+ Trợ từ : Đi kèm từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
VD : - Ngay tôi cũng không được nó tâm sự
 - Chính Lan đã đưa tôi ra tận sân ga
 - Tôi đến nhà anh những ba lần.
 - Tuấn được những năm điểm 10 trong tuần học qua.
+ Thán từ : Dùng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Vị trí : đầu câu hoặc tách ra thành câu đặc biệt
2 loại : - bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ôi, ái, trời ơi
 - gọi đáp : này, a, vâng, dạ, ừ 
BT : Đặt câu với hai loại thán từ đã học.
 + Tình thái từ : là những từ thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
4 loại Tình thái từ : nghi vấn
 cầu khiến
 cảm thán
 biểu thị sắc thái tình cảm
Cần sử dụng TTT phù hợp hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc XH, tình cảm)
BT : Viết đoạn văn có sử dụng tình thái từ.
* Câu ghép : Do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành (mỗi C-V được gọi là một vế câu)
- Cách nối các vế câu trong câu ghép :
+ Dùng từ nối : Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, lặp phó từ, đại từ, chỉ từ
+ Không dùng từ nối : dùng dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm
VD : Mẹ đi làm, em đi học.
 Mẹ đi làm còn em đi học.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu :
Quan hệ nguyên nhân quan hệ tương phản quan hệ lựa chọn
Quan hệ đk (gt) quan hệ tăng tiến quan hệ bổ sung
Quan hệ nối tiếp quan hệ đồng thời quan hệ giải thích
Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.
VD : vì  nên  (quan hệ nguyên nhân)
 nếu  thì  (quan hệ đk (gt)
 tuy  nhưng (quan hệ tương phản) v.v
BT :1. Đặt 5 câu ghép có mqh khác nhau về ý nghĩa các vế câu
 2. Đặt một câu ghép, sau đó thay đổi quan hệ từ nối các vế trong câu ghép, khi đổi, sắc thái của các câu thay đổi ntn?
* Câu chia theo mục đích nói :
+ Câu nghi vấn
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán
+ Câu trần thuật.
Y/c HS nhắc lại khái niệm, lấy VD, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Hành động nói : là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Dựa vào mục đích của hành động nói mà chia ra các kiểu hành động nói (hành động nói hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc)
4. Hội thoại
- K/n hội thoại
- Vai xã hội trong hội thoại
BT : Y/c HS viết một đoạn hội thoại, xác định vai xã hội trong cuộc hội thoại đó.
********************************************************************
Buổi 2 Tập làm văn
1. Văn bản thuyết minh
- Khái niệm : là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực nhằm cung cấp trí thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân  của các HT,SV trong TN, XH bằng phương thức trình bày, gthiệu, gthích.
Y/c về tri thức : khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho con người.
- Các phương pháp TM : 6 phương pháp 
+ nêu định nghĩa, gthích
+ liệt kê
+ nêu ví dụ
+ dùng số liệu (con số)
+ so sánh
+ Phân loại, ptích.
- Các kiểu bài văn TM :
+ TM một thứ đồ dùng (cần phải qsát, tìm hiểu kỹ cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của đồ  ...  đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Y/c về HT : bố cục mạch lạc 3 phần, lđ đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
- Đề văn : 2 dạng
- Các bước làm bài văn : 4 bước
- Dàn bài : (MB,KB,TB), nội dung các phần của dàn bài
2. Bài tập
BT2/tr119, 120 tổ hợp đề ôn tập
BT2/tr187 - nâng cao ngữ văn 9
BT : Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề : Học sinh thực hành tiết kiệm như thế nào.
****************************************************************
Buổi 22,23 thơ hiện đại 
I. Mục tiêu : 
Củng cố và nâng cao các văn bản :
Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây và Sóng
Làm BT cảm thụ tác phẩm văn học
 II. Tổ chức dạy học :
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về các TP thơ hiện đại đã học : 
Y/c HS lập bảng hệ thống :
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm stác
Nội dung chính
Đặc sắc về nghệ thuật
1.Con cò
2.Mùa xuân nho nhỏ
3.Viếng lăng Bác
4. Sang thu
5. Nói với con
6. Mây và sóng
Y/c HS đọc thuộc diễn cảm các bài thơ.
Gọi 3 HS trình bày những thông tin ngắn về TG-GV bổ sung, kết luận.
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức :
1. Bài Con cò - Chế Lan Viên 
GV hệ thống lại ND - NT - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : 1,2,3,4/144 - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : Sưu tầm những bài thơ sử dụng lời hát ru và so sánh sự vận dụng sáng tạo của các nhà thơ trong từng bài.
2. Bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục, ND-NT bài thơ - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : 1,2,3,4/tr205 - nâng cao NV9
BT2,3/149 - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
3. Bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục, ND-NT bài thơ - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : 1,3,4,5/tr207 - nâng cao NV9
BT3/151 - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
4. Sang thu - Hữu Thỉnh
Hướng dẫn HS tìm hiểu ND-NT bài thơ - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : 1,2,3/tr157 một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
5. Nói với con - Y Phương
Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục, ND-NT bài thơ - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT : 1,2,3/tr224 nâng cao ngữ văn 9
6. Mây và sóng - Tago
Hướng dẫn HS tìm hiểu ND-NT bài thơ - một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
BT 1,2,4/tr136 nâng cao ngữ văn 9
BT3/170 một số kiến thức kỹ năng và BT nâng cao.
*************************************************************
Buổi 24 : Nghĩa tường minh và hàm ý
I. Mục tiêu : 
Củng cố và nâng cao về nghĩa tường minh và hàm ý
Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng hàm ý trong nói, viết.
 II. Tổ chức dạy học :
A. Lý thuyết :
1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu.
2. Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu mà phải suy ra từ các từ ngữ đó.
Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.
Ví dụ : Trời sắp mưa đấy!
-> Hàm ý : ra cất quần áo vào.
 mang áo mưa đi.
 đừng đi nữa.
3. Điều kiện sử dụng hàm ý :
- Người nói đưa hàm ý vào câu nói
- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
4. Các cách tạo hàm ý : (nâng cao NV9-tr238)
- Cố tình vi phạm phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô
- Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp
5. Tác dụng của việc sử dụng hàm ý :
- Đảm bảo lịch sự, tế nhị trong giao tiếp
- Dễ dàng chối bỏ trách nhiệm khi cần vì không trực tiếp nói ra điều đó mà do người nghe tự suy ra.
B. Bài tập :
BT1,2,3,4/tr225 nâng cao NV9
BT3,4/tr240 nâng cao NV9
BT4/tr172 một số kiến thức-kỹ năng và BT nâng cao NV9
**********************************************************
Buổi 25 : Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
I. Mục tiêu : 
Củng cố và nâng cao về NL về một đoạn thơ (bài thơ)
Rèn kỹ năng viết văn NL về một đoạn thơ (bài thơ)
 II. Tổ chức dạy học :
1. Lý thuyết :
GV củng cố kiến thức về văn NL về đoạn thơ, bài thơ.
K/n : Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
- ND, NT thể hiện qua ngôn từ, h/a, giọng điệu 
Bài NL cần ptích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bố cục : rõ ràng, mạch lạc
- Lời văn : gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
- Các bước làm bài : 4 bước
Bài NL về đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, h/a, giọng điệu, ND cảm xúc  của tác phẩm.
* Lưu ý : 
- Tìm hiểu ND- NT tức là cần đề cập tới cả 2 yếu tố : tác phẩm, tác giả. Như vậy người viết cần tìm hiểu những yếu tố trong văn bản (ngôn ngữ, hình tượng, các biện pháp nghệ thuật, nội dung chủ đề ) và những yếu tố ngoài văn bản (hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời, phong cách NT của tác giả)
VD : Bài mùa xuân nho nhỏ 
Người viết cần chú ý tới ngôn từ, h/a, giọng điệu 
Bài NL về đoạn thơ, bài thơ phải hội tụ 2 yếu tố : năng lực cảm thụ văn chương và phương pháp làm một bài văn NL.
Khi làm bài văn NL về đoạn thơ, bài thơ cần hiểu đúng, hiểu sâu đối tượng, từ đó mới trình bày lần lượt những cảm nhận, đánh giá của mình về giá trị đặc sắc, những phương diện nổi bật của tác phẩm.
Để lời phân tích, nhận xét, đánh giá thêm sâu sắc, người viết có thể viện dẫn ý kiến người khác, liên hệ, so sánh đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ khác cùng nội dung ý nghĩa, cùng đề tài (cùng tác giả hoặc khác tác giả)
II. Bài tập : 
1. Đọc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy em có ấn tượng về những từ ngữ, hình ảnh nào. Chúng gợi cho em nhận xét gì.
2. Thực hiện các bước làm bài văn NL về đoạn thơ, bài thơ cho đề bài : Tình mẫu tử trong các bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
3.ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"
Đánh giá - Điều chỉnh
******************************************************************************
Buổi 26 : Truyện hiện đại
I. Mục tiêu : 
Củng cố và nâng cao các tác phẩm truyện hiện đại : Bến quê, Những ngôi sao xa xôi, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Bố của Xi Mông, Con chó Bấc.
Làm BT củng cố và nâng cao các tác phẩm truyện
II. Tổ chức dạy học :
1. Lý thuyết :
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về các truyện hiện đại đã học : 
Y/c HS lập bảng hệ thống :
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm stác
Nội dung chính
Đặc sắc về nghệ thuật
1. Bến quê
2. Những ngôi sao xa xôi
3. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
4. Bố của Xi Mông
5. Con chó Bấc
Y/c HS tóm tắt lại các tác phẩm truyện (đoạn trích)
Gọi HS trình bày những thông tin ngắn về TG-GV bổ sung, kết luận.
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức :
1. Bến quê
Tình huống truyện : Nhĩ từng đi đó khắp nơi trên thế giới, không sót xó xỉnh nào, cuối đời bị căn bệnh quái ác cột chặt bên giường bệnh, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người khác.
Phút giây cuối đời Nhĩ nhận ra vẻ đẹp quê hương mình, nhận ra sự tần tảo, hy sinh của vợ, nhận ra quy luật c/đ : con người ta thật khó tránh khỏi những điều chùng chình, vòng vèo.
Bến quê hiện lên một triết lí giản dị mà sâu sắc : Cần phải biết phát hiện và trân trọng những cái đẹp giản dị, gần gũi của gia đình và quê hương.
NT : miêu tả, ptích tâm lý n/v tinh tế, kể chuyện linh hoạt, tính triết lí ẩn sau trong ngôn từ.
Hình ảnh giàu biểu tượng : hoa bằng lăng, vòm trời, sông Hồng, bãi bồi bên kia sông 
2. Những ngôi sao xa xôi :
Đặc sắc trong ngòi bút của TG : miêu tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, tinh tế, nhất là tâm lí phụ nữ.
Truyện viết về cuộc sống và chiến dấu vô cùng gian khổ của những nữ TNXP trên tuyến lửa Trường Sơn trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc.
Ba cô gái (Nho, Thao, Phương Định) mỗi người một nét riêng nhưng đều có nét chung của những cô gái - của thế hệ trẻ thời k/c chỗng Mĩ.
3. Rô bin xơn ngoài đảo hoang
Đoạn trích kể chuyện n/v khi sống trên đảo hoang 15 năm. Qua bức chân dung tự hoạ ta thấy c/s vô cùng gian khổ : thiếu thốn, đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết. -> anh vẫn lao động vất vả, chăn nuôi, săn bắn, tự bảo vệ mình -> quyết tâm sống. -> sự lạc quan thể hiện rõ.
4. Bố của Xi Mông
Đây là truyện ngắn thể hiện rõ p/c NT của nhà văn. TP khai thác chủ đề nhân đạo từ số phận của người phụ nữ không có chồng mà có con, những đứa trẻ sinh ra không có bố.
Đoạn trích thuộc phần đầu TP
NT : Khả năng phân tích tâm lý tinh tế của TG
TP gửi đến người đọc một thông điệp sâu sắc về tình yêu thương con người.
5. Con chó Bấc
ND đoạn trích tập trung miêu tả tình cảm đặc biệt giữa Thoóc tơn với Bấc và ngược lại.
NT : nhân hoá, miêu tả thành công TG nội tâm của con chó Bấc, Khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu thương của TG dành cho loài vật.
2. Bài tập
BT1 : BT1,3,4/249/nâng cao NV9
BT2 : BT1,3/tr246/nâng cao NV9
BT1,2/tr181-một số kiến thức kỹ năng và BTNV.
BT3 " BT2/tr185/ một số kiến thức kỹ năng và BTNV.
BT4 : Phân tích n/v Xi Mông, chị Blăng sốt, bác Phi líp.
BT : Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích "Bố của Xi Mông"
BT5 : BT2,3/tr198 một số kiến thức kỹ năng và BTNV.
Đánh giá - điều chỉnh
************************************************************************************
Buổi 27 : NL về tác phẩm truyện (đoạn trích)
I. Mục tiêu : 
Củng cố và nâng cao về NL về một tác phẩm truyện (đoạn trích)
Rèn kỹ năng viết văn NL về một tác phẩm truyện (đoạn trích)
 II. Tổ chức dạy học :
1. Lý thuyết :
GV củng cố kiến thức về văn NL về một tác phẩm truyện (đoạn trích)
- Khái niệm : là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của n/v và NT trong tác phẩm.
Nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
- Các bước làm bài : 4 bước
* Trong quá trình NL cần có thói quen liên hệ, so sánh, đối chiếu(liên hệ với c/đ và phong cách sáng tác của TG, liên hệ với hoàn cảnh sáng tác, liên hệ - so sánh đối chiếu với các TP khác cùng đề tài, chủ đề, cùng TG
- Khi NL về đoạn trích, cần đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc tác phẩm. Trên cơ sở đó ptích, đánh giá, k/đ vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Muốn cho bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, người viết cần quan tâm sử dụng hình thức chuyển ý hợp lý (từ ngữ chuyển tiếp hoặc câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn)
2. Bài tập :
BT1,3/tr154-155 một số kiến thức kỹ năng và BTNV
BT1,2,3/tr213-nâng cao NV9
BT : Phân tích n/v Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
đánh giá - điều chỉnh
***************************************************************
Buổi 28 : Tổng kết văn học nước ngoài
Buổi 29 : ôn tập tổng hợp Tiếng Việt
Buổi 30 : ôn tập tổng hợp (văn-tiếng việt-tập làm văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN 9(7).doc