Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi: Vật Lý (vòng 1)

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi: Vật Lý (vòng 1)

Câu 1 (3 điểm).

Một vật dao động điều hoà với biên độ 12 (cm), chọn mốc thời gian t0 = 0 khi vật ở vị trí biên dương. Sau khoảng thời gian t (kể từ thời điểm t0 = 0) vật đi được quãng đường 150 (cm). Vậy sau khoảng thời gian 2t (kể từ thời điểm t0 = 0) vật đi được quãng đường bao nhiêu?

Câu 2 (3 điểm).

Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai đường thẳng song song có phương trình dao động theo trục Ox (song song với quỹ đạo của chúng) lần lượt là: x1 = 4cos(4t + ); x2 = 4 cos(4t + ). Chứng tỏ rằng, khoảng cách giữa hai chất điểm (theo phương Ox) trong quá trình dao động không phụ thuộc vào thời gian?

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 năm học 2012 - 2013 môn thi: Vật Lý (vòng 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2
ĐỀ CHÍNH THỨC
( Đề có 02 trang)
 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: Vật lý (Vòng 1)
Thời gian làm bài 150 phút
Họ và tên thí sinh.SBD
Câu 1 (3 điểm). 
Một vật dao động điều hoà với biên độ 12 (cm), chọn mốc thời gian t0 = 0 khi vật ở vị trí biên dương. Sau khoảng thời gian t (kể từ thời điểm t0 = 0) vật đi được quãng đường 150 (cm). Vậy sau khoảng thời gian 2t (kể từ thời điểm t0 = 0) vật đi được quãng đường bao nhiêu?
Câu 2 (3 điểm). 
Hai chất điểm dao động điều hoà trên hai đường thẳng song song có phương trình dao động theo trục Ox (song song với quỹ đạo của chúng) lần lượt là: x1 = 4cos(4t + ); x2 = 4cos(4t + ). Chứng tỏ rằng, khoảng cách giữa hai chất điểm (theo phương Ox) trong quá trình dao động không phụ thuộc vào thời gian?
Câu 3 (6 điểm). 
Con lắc đơn gồm: sợi dây mảnh không giãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l = 1(m); quả cầu nhỏ khối lượng m = 10(g). Được treo thẳng đứng. Lấy g = 10 ; π2 = 10.
1. Kéo quả cầu con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α0 = 60 rồi buông nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Chọn mốc thời gian t0 = 0 lúc buông. Xác định thời điểm quả cầu con lắc đi qua vị trí có động năng bằng thế năng lần thứ ba.
2. Tích cho quả cầu con lắc một điện tích q = + 10-4C rồi treo nó trong điện trường đều mà véc tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn E = 100 (). Kéo quả cầu con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc nhỏ (0 < α ≤ 100). Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Xác định khoảng thời gian ngắn nhất (kể từ lúc buông) để trạng thái chuyển động của quả cầu con lắc được lặp lại.
Câu 4 (4 điểm). 
Một vật có khối lượng m1 = 100 (g) gắn vào đầu một lò xo nhẹ có độ cứng 100(), đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m1 = 300 (g) sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo bị nén lại 8(cm). Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π2 = 10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn bao nhiêu ?
A
B
O1
O2
a
(L1)
(L2)
Hình 1
Câu 5(4 điểm). 
Cho hệ quang học như hình vẽ (Hình 1): 
f1 = 30(cm); f2 = - 10 (cm); O1O2 = a.
1. Cho AO1 = 36 (cm) hãy:
* Xác định ảnh cuối cùng A’B’ của AB tạo bởi hệ với a = 70 (cm).
* Định giá trị của a để A’B’ là ảnh thật.
2. Với giá trị nào của a thì độ phóng đại ảnh cuối cùng A’B’ tạo bởi hệ thấu kính không phụ thuộc vị trí của vật.
------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 2012.doc
  • docDap an de 12.doc