Kiểm tra 1 tiết môn Văn - Phần Tiếng Việt lớp 9 Tuần 15 - Tiết 74

Kiểm tra 1 tiết môn Văn - Phần Tiếng Việt lớp 9 Tuần 15 - Tiết 74

 A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào tuân thủ phương châm hội thoại?

a. Ăm đơm nói đặt. b. Khua môi múa mép.

c. Em nhìn thấy một con rắn vuông. d. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân.

Câu 2: Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?

a. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá.

b. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

c. Người nói muốn gây ra một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

d. Người nói nắm bắt được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.

Câu 3: Thành ngữ: “Con cà, con kê” nhằm chỉ:

a. Nhiều không kể hết. b. Nói năng nhỏ nhẻ, dịu dàng.

c. Thói quen nói dai, kể lể dài dòng. d. Nói năng không rõ ràng.

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào dùng cách dẫn trực tiếp:

a. Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

b. Nhưng chớ hiểu rằng Bác sống khắc khổ theo lối tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

c. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.

d. Người Việt Nam ta ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Văn - Phần Tiếng Việt lớp 9 Tuần 15 - Tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	 MÔN: VĂN - PHẦN TIẾNG VIỆT
LỚP: ..	TUẦN: 15 - TIẾT: 74
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
 A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào tuân thủ phương châm hội thoại?
a. Ăm đơm nói đặt.	 b. Khua môi múa mép.
c. Em nhìn thấy một con rắn vuông.	d. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân.
Câu 2: Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây ra một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Người nói nắm bắt được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Câu 3: Thành ngữ: “Con cà, con kê” nhằm chỉ:
a. Nhiều không kể hết.	b. Nói năng nhỏ nhẻ, dịu dàng.
c. Thói quen nói dai, kể lể dài dòng.	d. Nói năng không rõ ràng.
Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào dùng cách dẫn trực tiếp:
Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
Nhưng chớ hiểu rằng Bác sống khắc khổ theo lối tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
Người Việt Nam ta ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Câu 5: Các từ: “cao” trong các câu sau, từ nào không được sử dụng theo nghĩa chuyển?
a. Trăng đã lên cao.	b. Ông em tuổi đã cao.
c. Chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao.	 d. Ngôi nhà 15 tầng kia cao nhất khu này.
Câu 6: Trong các cách giải thích từ ngữ sau, cách nào được xem là cách giải thích của thuật ngữ?
a. Cháy là hiện tượng toả nhiệt, và thường biến đổi đồng thời thành tro, than, khói do bị lửa đốt.
b. Hợp chất là chất tinh khiết mà phân tử gồm nhiều nguyên tử hay nhiều nguyên tố hoá học hợp với nhau tạo thành.
c. Bồ câu là loại chim mỏ mềm, chân yếu, bay giỏi thường nuôi ở nhà.
d. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Câu 7: Muốn sử dụng tốt vốn từ trước hết ta phải làm gì?
Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
Phải nắm được các từ có chung nét nghĩa.
Phải biết sử dụng thành thạo các câu chia theo mục đích nói.
Phải nắm chắc kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
Câu 8: Câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” được sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Hoán dụ b. Nhân hoá c. Ẩn dụ d. So sánh
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm) 
A
B
Nối 
1. Phương châm về lượng
a. Cần chu ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
1 ..
2. Phương châm về chất
b. Khi nói, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2 .
3. Phương châm quan hệ
c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
3 ..
4. Phương châm cách thức
d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
4 
e. Cần nói vào đúng đề tài giao thiếp, tránh nói lạc đề.
 III. Điền dấu (+) vào ô vuông câu có từ già được dùng theo nghĩa gốc, dấu (-) câu có từ già được dùng theo nghĩa chuyển (1 điểm)
1. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
2. Ông em đã già rồi nhưng còn minh mẫn lắm 
3. Già néo đứt dây
4. Thép trui phải già mới tốt
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): Tìm 5 thuật ngữ và giải thích nghĩa của chúng.
Câu 2: (3,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Gạch chân lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp đó.
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. 1d, 2d, 3c, 4a, 5d, 6b, 7a, 8c (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
II. 1c, 2d, 3e, 4a (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
III. 1-, 2+, 3-, 4- (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm): 
- Học sinh tìm đủ 5 thuật ngữ và giải thich được nghĩa.
- Ví dụ: Nước là hợp chất của nguyên tố Hidro và Oxi.
Câu 2: (3,5 điểm):
Học sinh viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
Trong bài viết phải sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_mon_van_phan_tieng_viet_lop_9_tuan_15_tiet_7.doc