Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn nghị luận, bậc THCS

Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn nghị luận, bậc THCS

 Lâu nay, trong giờ tập làm văn ở nhà trường THCS đã chú ý dạy cho học sinh cách sử dụng đúng từ và viết đúng các câu. Việc làm này đã đạt được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta đã viết được nhiều câu đúng và không ít câu hay. Tuy viết được những câu đúng và cả những câu hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay, nhiều bài văn tốt. Một nhà phê bình văn học có nói rằng: Giải một bài toán được đáp số là xong, nhưng làm một bài văn hay, tìm được “đáp số” công việc xem như mới được một nửa. Bài văn hay là bài văn diễn đạt tốt được “đáp số”. Thực ra đối với việc làm văn, nếu không diễn đạt “đáp số”(nhận thức và cảm thụ chính xác chân lí văn học) thì kết quả vẫn chỉ là một cái gì còn ẩn kín trong đầu người viết mà thôi.

 Vậy, muốn viết được bài văn nghị luận hay, thì trước hết người viết cần phải biết xây dựng các đoạn văn trong bài viết cho hợp lí và lôgíc. Vì đoạn văn là cơ sở, là thành tố cấu trúc của bài văn. Đoạn văn trong phần mở bài cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc thành công một bài viết. Bởi vì, mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn. Một câu mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt.

 Do đó, mở bài rất khó, như M.Gor-ki đã từng nói: “khó hơn cả là phần đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

 Với thực trạng hiện nay, đa phần học sinh còn rất lúng túng trong việc viết phần mở bài trong bài tập làm văn. Các em thường “tiêu tốn” khá nhiều thời gian để viết mở bài, mà kết quả lại chưa cao.

 Là một giáo viên ngữ văn, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, làm thế nào để giúp học sinh THCS viết được những đoạn mở bài trong bài tập làm văn nghị luận một cách nhanh mà ngắn gọn xúc tích, gây được hứng thú cho người đọc? Với ý tưởng trên, tôi xin được mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của bản thân trong việc “Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn nghị luận, bậc THCS”.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn nghị luận, bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÇn I: ĐẶT vÊn ®Ò
 Lâu nay, trong giờ tập làm văn ở nhà trường THCS đã chú ý dạy cho học sinh cách sử dụng đúng từ và viết đúng các câu. Việc làm này đã đạt được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta đã viết được nhiều câu đúng và không ít câu hay. Tuy viết được những câu đúng và cả những câu hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay, nhiều bài văn tốt. Một nhà phê bình văn học có nói rằng: Giải một bài toán được đáp số là xong, nhưng làm một bài văn hay, tìm được “đáp số” công việc xem như mới được một nửa. Bài văn hay là bài văn diễn đạt tốt được “đáp số”. Thực ra đối với việc làm văn, nếu không diễn đạt “đáp số”(nhận thức và cảm thụ chính xác chân lí văn học) thì kết quả vẫn chỉ là một cái gì còn ẩn kín trong đầu người viết mà thôi.
 Vậy, muốn viết được bài văn nghị luận hay, thì trước hết người viết cần phải biết xây dựng các đoạn văn trong bài viết cho hợp lí và lôgíc. Vì đoạn văn là cơ sở, là thành tố cấu trúc của bài văn. Đoạn văn trong phần mở bài cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc thành công một bài viết. Bởi vì, mở bài là phần đầu tiên, là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn. Một câu mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt.
 Do đó, mở bài rất khó, như M.Gor-ki đã từng nói: “khó hơn cả là phần đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.
 Với thực trạng hiện nay, đa phần học sinh còn rất lúng túng trong việc viết phần mở bài trong bài tập làm văn. Các em thường “tiêu tốn” khá nhiều thời gian để viết mở bài, mà kết quả lại chưa cao.
 Là một giáo viên ngữ văn, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở, làm thế nào để giúp học sinh THCS viết được những đoạn mở bài trong bài tập làm văn nghị luận một cách nhanh mà ngắn gọn xúc tích, gây được hứng thú cho người đọc? Với ý tưởng trên, tôi xin được mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của bản thân trong việc “Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn nghị luận, bậc THCS”.
PHẦN II: GIẢI quyÕt vÊn ®Ò
1. Điều tra thực trạng trước khi viết đề tài.
 Trước khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát ở hai lớp: 9A và 9B.(đây là hai lớp mà tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ng÷ văn). 
 Cách khảo sát như sau: Tôi ra một đề văn nghị luận: Suy nghÜ cña em vÒ anh thanh niªn trong truyện ngắn LÆng lÏ Sa Pa của NguyÔn Thµnh Long.
 Tôi yêu cầu các em viết phần mở bài cho đề văn trên trong thời gian là 15 Phút.
 Kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Sĩ số
 Kết quả điểm
 10 - 9
 8 - 7
 6 - 5
 4 - 3
 2 - 1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
45
0
1
2.2
18
39.8
17
38
9
20
9B
46
0
2
4.4
19
41
16
35
9
19.6
 Với kết quả khảo sát trên cho thấy: kỹ năng viết mở bài của học sinh còn rất hạn chế. Cụ thể: điểm cho các phần mở bài viết hay (điểm 9-10) chưa có ở cả hai lớp. Trong khi đó, số học sinh còn lúng túng khi viết phần mở bài còn chiếm số lượng rất lớn. Cụ thể: số điểm từ 4-1 cho mỗi phần viết của các em còn khá cao. Lớp 8A là 26 em, lớp 8B là 25 em.
 Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy rằng: việc viết phần mở bài cho bài tập làm văn của học sinh còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do các em chưa năm được “mô hình” của một mở bài. Không những thế mà kỹ năng sắp xếp các ý, dựng đoạn văn của các em còn rất lúng túng.
 Vậy, để giúp học sinh biết viết được một mở bài trong một bài làm văn, tôi mạnh dạn đưa ra kinhnghiệm của bản thân trong việc “luyện cách viết mở bài trong bài tập làm văn”.
2. Phương pháp tiến hành.
 Khi vân dụng khái niệm “luyện viết mở bài trong bài tập làm văn” vào thực tế giảng dạy. Tôi thấy rằng: học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc viết đoạn mở bài trong bài làm văn. Các em học sinh đã viết được mở bài đúng và không ít những bài hay. Vậy để vận dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy đạt được kết quả cao hơn, tôi đã tiến hành theo các phương pháp sau:
a. Phương pháp điều tra:
 Muốn biết được mức độ thành công của việc thực nghiệm đề tài này, tôi đã tiến hành phương pháp điều tra ở các đối tượng học sinh trước, trong và sau khi đã thực nghiệm đề tài. Qua kết qua điều tra cho thấy: trước khi học sinh thực hiện đề tài này, đa phần học sinh còn rất lúng túng trong khi viết phần mở bài. Nhưng sau khi các em được giáo viên hướng dẫn các thao tác viết mở bài  các em đã viết được mở bài đúng và không ít em viết được mở bài hay. Như vậy, việc luyện viết phần mở bài trong bài làm văn đã có kết quả thành công nhất định.
b. Phương pháp đối chứng.
 Một lần nữa để khẳng định sự thành công của đề tài này trong thực tế giảng dạy ở phân môn Tập làm văn tôi đã tiếp tục tiến hành phương pháp đối xứng ở những đối tượng học sinh của một lớp trước và sau khi được áp dụng đề tài này. Qua kết quả đối xứng cho thấy: sau khi được vận dụng các thao tác viết mở bài, học sinh của chúng ta đã viết được những đoạn mở bài ngắn gọn xúc tích, mà lại không tốn thời gian. Điều này chứng tỏ việc vận dụng kinh nghiệm “luyện viết mở bài trong bài làm văn” đã có kết quả rất khả quan, tin tưởng.
3. Biện pháp thùc hiÖn.
 Bước 1: Xác định mục đích của mở bài trong bài văn nghÞ luËn
 Muốn viết được một mở bài đúng và hay, trước hết tôi cho các em xác định được mục đích của phần mở bài. Là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề bài: em định viết, định bàn bạc vấn đề gì?
 Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở bài trực tiếp (còn gọi là trực khởi). Nêu vấn đề sẽ làm trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài giám tiếp (còn gọi là lung khởi). Tôi quan niệm rằng: mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài). Đoạn văn ấy cũng có ba phần: mở đoạn, phần giữa đoạn và phần kết đoạn. Và như vậy, mở bài là phần đầu tiên, phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cản giác ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn. Vì vậy, một mở bài hay sẽ có những đóng góp đáng kể cho việc thành công một bài văn.
 Bước 2: Cấu tạo của mở bài.
 Sau khi cho học sinh xác định mục đích của mở bài, tôi giúp các em biết được biết được cấu tạo của mở bài. Qua việc hiểu về cấu tạo của mở bài này các em sẽ có những định hướng đúng khi viết mở bài.
*. Về nội dung:
 Tôi giới thiệu với các em một mở bài thường gồm những bộ phận sau:
a. Gợi mở vào đề (kiÓu mở bài giám tiếp)
 - Nêu xuÊt xø của đề, của một nhận định
 - Nêu lí do đưa đến bài viết
 - Đưa ra một mẩu chuyện, một so sánh, một liên tưởng, một danh ngôn, một câu tục ngữ, ca dao hoặc một trích dẫn văn th¬
b. Giới thiệu vào đề: đây là trọng tâm của mở bài có nhiệm vụ tạo nên tình huống, có vấn đề mà ta sẽ giải quyết trong phần thân bài:
 - Giới thiệu nội dung vấn đề.
 - Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi, mức độ, giới hạn của vấn đề (nếu có). nếu mở bài chỉ có bộ phận này thì đây là kiểu mở bài trực tiếp.
c. Viết lại các câu văn (câu thơ) trích dẫn của đề.
*. Về hình thức:
 Về hình thức của mở bài, cần giúp học sinh hiểu được dung lượng và độ dài của mở bài phải cân xứng với khuôn khổ của bài viết. Đặc biệt nó phải thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với phần kết bài.
 Phần mở bài nên ngắn ngọn, khéo léo, có sức thu hút, gợi hứng thú cho người đọc, người nghe. Như vậy, đọc xong mở bài người ta phải biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào? Thao tác chính vận dụng ở đây là gì?
 Khi viết mở bài, tôi nhấn mạnh cho học sinh những điều tránh:
 - Tránh nói vòng vèo mà không vào được vấn đề.
 - Tránh viết lan man, không ăn khớp với các phần sau.
 - Tránh viết bay bướm, cầu kì, dài dòng làm phân tán sự chú ý của người đọc.
Bước 3: Một số kiểu mở bài. 
 Sau khi xác định mục đích và cấu tạo của phần mở bài, tôi giúp các em xây dựng được một số kiểu mở bài thường gặp và cách viết của mỗi phần mở bài ấy, để học sinh có thể tham khảo và tự chọn cho mình một cách viết mở bài cho phù hợp. Đối với học sinh khá, giỏi môn văn tôi lưu ý các em nên viết mở bài theo cách giám tiếp. Còn với học sinh học trung bình và yếu môn văn thì tôi yêu cầu các em viết mở bài theo cách trực tiếp.
*. Mở bài trực tiếp (trực khởi):
 - Giới thiệu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày.
 - Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp với nhhững bài viết ngắn. Thế nhưng nếu người viết không khéo thì sẽ dễ khô khan, ít hấp dẫn.
 Ví dụ:
 Đề bài: Suy nghÜ cña em vÒ bài thơ: “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
 Trước khi học sinh viết phần mở bài, tôi yêu cầu các em đọc kỹ đề bài để xác định được nội dung, yêu cầu, phạm vi giới hạn của đề.
 - Thể loại: nghÞ luËn tác phẩm văn học 
 - Nội dung nghÞ luËn : §¸nh gi¸ vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
 Tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn ý và xây dựng mô hình chi tiết cho phần mở bài.
*. Dàn ý:
 Mở bài:
 - Giới thiệu tác phẩm: Bánh trôi nước. (1).
 - Tác giả: Hồ Xuân Hương. (2).
 - Hoàn cảnh: Thời phong kiến. (3).
 - Đánh giá sơ bộ (§GSB): Nghệ thuật (4) + Nội dung (5).
 - Viết bài thơ. 
 Vậy, với 5 yếu tố trên tôi có thể xây dựng cho các em mô hình về những kiểu mở bài như sau:
- 1 2 3 / 4 5.
- 2 1 3 / 4 5.
- 3 2 1 / 4 5.
- 4 1 2 3 / 5.
- 5 3 1 2 / 4.
 Sau đây là những kiểu mở bài dựa theo các mô hình cụ thể:
 MỞ BÀI TRỰC TIẾP
* Giới thiệu:
 - Tác phẩm: 
 - Tác giả:
 - Hoàn cảnh 
* ĐGSB:
 - NT.
 - ND
Viết lại bài thơ
*. Mở bài theo mô hình 1 2 3 / 4 5:
“Bánh trôi nước là một trong những bài thơ xuất sắc của nền văn học cổ. Tác phẩm này được nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác vào thời kì chế độ phong kiến Việt Nam mục ruỗng, thối nát cùng cực làm cho nhân dân vô cùng khốn khổ, nhất là người phụ nữ.
- Đây là bài thơ trữ tình đọc đáo, gây nhiều xúc động cho người đọc, người nghe qua nội dung bênh vực và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ:
 “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
 .
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. 
* Giới thiệu:
 - Tác giả:
 - Tác phẩm: 
 - Hoàn cảnh 
* ĐGSB:
 - NT.
 - ND
Viết lại bài thơ 
*. Mở bài: 2 1 3 / 4 5.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng, được mệnh danh là bà Chúa thơ nôm. Bà đã sáng tác bài thơ “Bánh trôi nước” vào thời kỳ chế độ phong kiến mục ruỗng, thối nátcùng cực làm cho nhân dân vô cùng khốn khổ, nhất là người phụ nữ.
 Bằng ngòi bút trữ tình độc đáo, nhà thơ đã gây xúc động cho người đọc, người nghe bằng những câu thơ bênh vực vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời phơi bày số phận bi thảm của họ bằng những câu thơ ngắn gọn, sinh động:
 “Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
* Giới thiệu:
 - Hoàn cảnh 
 - Tác giả:
 - Tác phẩm:
* ĐGSB:
 - NT.
 - ND
Viết lại bài thơ
*. Mở bài: 3 2 1/ 4 5 ... ộ nghệ thuật - nội dung.
 + Viết lại đoạn thơ.
 - Mở bài:
 “Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
 Những điều trông thấy trên cuộc đời thường làm cho chúng ta phải rơi lệ, nhưng có thể nói được rằng đau đớn nhất vẫn là những điều xảy ra vào thời kì chế độ phong kiến ở Việt Nam mục ruỗng, thối nát làm cho nhân dân vô cùng khổ cực, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng cảm với số phận bi thảm của họ, đại thi hào Nguyễn Du đã sáng tác ra một áng văn bất hủ “Truyện Kiều”. Đây là một tác phẩm trữ tình độc đáo, gây xúc động cho người đọc, người nghe trước hình ảnh của một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập cùng cực. Tám câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích” đã nói roc điều đó.
 - Cách 2: + Gợi mở vào đề, dẫn thơ.
 + Giới thiệu: _ Nghệ thuật.
 _ Tác phẩm.
 _ Tác giả.
 _ Hoàn cảnh.
 + Nêu nội dung.
 + Viết lại đoạn thơ.
- Mở bài: 
 “ Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời nghìn thu”
 (”Kính gửi cụ Nguyễn Du” _ Tố Hữu ).
 Tiếng thơ trữ tình độc đáo trong “Truyện Kiều” như tiếng mẹ ru, như non nước vọng lời nghìn thu. Tiếng thơ của đại thi hào Nguyễn Du đã vang động đất trời khi phơi bày cuộc sống khốn khổ cùng cực của nhân dân dưới thời phong kiến mục ruỗng, thối nát. Xúc động nhất là tiếng thơ của «ng như đã làm sống dậy hình ảnh của một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bị vùi dập cùng cực, được diễn tả rõ nét qua tám câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích”:
 Trên đâylà một số thao tác để rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi viết mở bài của bài làm văn. Vậy, muốn viết được một bài văn hay, trước hết học sinh phải xác định được mục đích của bài, biết được các kiểu bài. Từ đó, các em có thể chọn cho mình một cách viết phù hợp nhất.
 Tôi nhấn mạnh giúp các em hiểu: các ý trong mở bài, không nhất thiết phải sắp xếp theo một cách trình tự. Mà sự sắp xếp các ý tuỳ thuộc vào cách thức diễn đạt, mục đích của người viết. Miễn sao trong bài viết cần phải nêu được nội dung mình cần phân tích ở phần thân bài. 
 4. Kết quả đạt được. 
 Sau khi vân dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn áp dụng thực nghiệm trên lớp 9A (Đó là lớp mà tôi áp dụng đề tài này một cách tỉ mỉ theo đúng các bước) vµ líp 9B ( Líp ch­a ®­îc ¸p dông ®Ò tµi nµy). KÕt qu¶ nh­ sau:
Lớp
Sĩ số
 KẾT QUẢ ĐIÊM
 10 - 9
 8 - 7
 6 - 5
 4 - 3
 2 - 1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
45
8
17
10
22
25
56,6
2
4,4
0
9B
46
0
4
8,8
20
43,5
20
43,5
2
4,2
 Căn cứ vào kết quả khảo sát và qua việc đối chiếu sso sánh kết quả ở lớp (được thực hiện và lớp chưa được thùc hiện đề tài này), tôi thấy rằng: việc luyện các kĩ năng, thao tác viết phần mở bài trong bài tập làm văn cho các em học sinh bước đầu đã có những kết quả rất khả quan.cụ thể là ở lớp: 9A là lớp thực hiện đề tài này một cách nghiêm túc, kiên trì, thì kết quả đã hơn hẳn so với lớp 9B và Số học sinh ở lớp 9A đã có nhiều em viết được những phần mở bài hay và sinh động, do đó, kết quả của những bài tập làm văn cũng được nâng lên một cách rõ rệt.
 5. So sánh trước – Sau khi thực hiện kinh nghiệm này.
 a. Kết quả:
 Sau thời gian thực hiện đề tài này vào thực tế giảng dạy ở lớp 9A, đối chiếu kết quả khảo sát ban đầu, tôi nhận thấy rằng: việc rèn luyện cách viết mở bài trong bài tập làm văn theo một quy trình, thao tác cụ thể (như phần tôi đã trình bày ở đề tài này) bước đầu đã có những thành công đáng kể. Cụ thể là:
Lớp
Sĩ số
Các đợt k/s
 KẾT QUẢ ĐIỂM
 10 - 9
 8 - 7
 6 - 5
 4 - 3
 2 - 1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 9A
45
 1
0
1
2,2
18
39,8
17
38
9
20
 2
8
17
10
22
25
56,6
2
4,4
0
 So sánh kết quả khảo sát hai đợt ở lớp 9A (đợt 1 tôi chưa áp dụng đề tài này vào, còn đợt 2 đề tài này đã được áp dụng thực nghiệm). kết quả khảo sát lần thứ hai lớp đã có kết quả rất khả quan. Điều đó cho thấy, học sinh đã biết vân dụng các thao tác để viết phần mở bài, giúp cho việc làm một bài văn của các em nó nhẹ nhàng hơn, kết quả rất cao.
 b. Nguyên nhân có được kết quả trên.
 “ Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn” có được kết quả như trên là do những nguyên nhân sau:
 - Về giáo viên: 
 Trong thời gian giảng dạy ở môn “tập làm văn”, đặc biệt là trong các giờ “tập dựng đoạn và liên kết đoạn” hay trong các giờ “tập miệng”, tôi thường chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác, kĩ năng viết được những đoan văn hoàn chỉnh, nhất là cách viết đoạn mở bài trong bài văn. Trước khi học sinh viết đoạn mở bài, tôi đã gợi ý và xây dựng cho các em những mô hình theo đúng kiểu mở bài. với học sinh khá, giỏi môn văn, tôi gợi ý để các em viế mở bài theo cách lung khởi. còn với học sinh trung bình, yếu tôi hướng dẫn các em viết mở bài theo cách trực khởi. bằng cách đó dần dần học sinh sẽ hình thành cho mình các kĩ năng viết phần mở bài, vừa không tốn thời gian mà lại có hiệu quả cao.
 - Về học sinh:
 “Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn”. Đây là những việc làm cụ thể, thực tế và dễ áp dụng. Vì vậy, học sinh rất dễ tiếp thu từ đó mà gây hứng thú cho học sinh khi thực hiện.
 C. Những mặt còn hạn chế: 
 Bên cạnh những mặt thành công thì việc “luyện cách viết mở bài trong bài làm văn” còn có những mặt hạn chế đáng kể:
 - Như chúng ta đã biết, ở phân môn tập làm văn trong nhà trường THCS. Ở mỗi thể loại văn các được được học chỉ có một đến hai tiết luyện cách dựng đoạn cho học sinh. Như vậy trong những tiết đó, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách dựng đoạn (trong mở bài, các đoạn trong phần thân bài và phần kết bài). Vì vậy, mà thời gian để đi sâu giúp các em có thao tác viết đoạn mở bài còn rất ít, cho nên kết quả là các em vẫn còn lúng túng và tốn nhiều thời gian để viết phần mở bài.
 - Về học sinh: kĩ năng viết một đoạn văn ở các em còn hạn chế. phần thì các em chưa hiểu kĩ về các thao tác để dựng một đoạn văn, phần vì tư duy logic về ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Các em thường chỉ hiểu là trong bài văn có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Còn xây dựng một đoạn văn các em chưa xác định được cấu tạo của một đoạn văn như thế nào (chia ba phần): câu mở đoạn, các câu phần giữa đoạn và câu phần kết đoạn.
 Như vậy, với các điều tôi nói trên đã gây không ít những khó khăn trong việc “luyện cách viết mở bài trong bài làm văn” cho học sinh. Vì thế, ở một số học sinh vẫn còn rất lúng túng trong khi viết phần mở bài của một bài văn.
 Muốn thực hiện thành công đề tài này vào thực tế giảng dạy, theo tôi người giáo viên cần phải vận dụng nhẹ nhàng các thao tác, các bước trong việc luyện cách viết mở bài cho học sinh. từ đó tạo cảm giác thoải mái cho học sinh trong khi luyện tập. ngoài ra trong giảng dạy giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh
 6. Bài học kinh nghiệm.
 Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này vào thực tế giảng dạy ở phân môn tâp làm văn. Tôi thấy, đây là một viếc làm thiết thực, dễ áp dụng đối với mỗi học sinh. Trong quá trình thực nghiệm đề tài này, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
 - Về giáo viên: Giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh để có cách rèn luyện cách viết phần mở bài phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Việc làm này, giúp cho học sinh không cảm thấy nhàn chán khi học môn tập làm văn.
 - Về hoch sinh: 
 + Các em phải là những người thật say mê với môn tập làm văn.
 + Mỗi học sinh cần phải kiên trì luyện tập và đặc biệt các em cần phải sưu tầm những tài liệu để tham khảo, đọc nhiều bài văn mẫu để cung cấp cho mình những kiến thức cần thiết.
 Vân dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi việc “luyện cách viết mở bài” cho học sinh trong giờ tập làm vănmới có được kết quả cao.
 7. Phạm vi áp dụng.
 “Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn” là một việc làm thiết thực. Bởi vì, đoạn mở bài có phần quang trọng khá đặc biệt trong bài văn. Nó là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc ấn tượng ban đầu về bài viết. Việc làm này, theo tôi chúng ta có thể áp dụng cụ thể với tất cả các đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Song, trong phạm vi của đề tài này tôi mới chỉ đề cập tới cách luyện viết phần mở bài trong bài văn nghÞ luËn. Vì vậy, với đề tài này, tôi có thể đặc biệt chú ý áp dụng đối với học sinh khối lớp 8 và lớp 9 trong nhà trường THCS.
 8.Nh÷ng ®iÒu bá ngá
 §Ó mét bµi viÕt tËp lµm v¨n thµnh c«ng, kh«ng chØ chó ý luyÖn cho häc sinh viÕt phÇn më bµi mµ gi¸o viªn cÇn luyÖn cho häc sinh c¸ch viÕt ë nh÷ng ®o¹n th©n bµi, kÕt bµi, cã nh­ vËy, bµi viÕt míi g©y ®­îc c¶m t×nh víi ng­êi ®äc. Song trong ph¹m vi ®Ò tµi nµy, t«i ch­a cã ®iÒu kiÖn ®Ò cËp ®Õn viÖc rÌn luyÖn cho häc sinh c¸ch viÕt c¸c ®o¹n v¨n trong phÇn th©n bµi vµ phÇn kÕt bµi. Tuy nhiªn, viÖc rÌn luyÖn tèt cho häc sinh c¸ch viÕt mét më bµi trong bµi v¨n nghÞ luËn sÏ gãp phÇn th¸o gì cho c¸c em mét phÇn khã kh¨n trong viÖc viÕt bµi tËp lµm v¨n, tõ ®ã mµ gãp phÇn lµm nªn sù thµnh c«ngcho m«n häc Ng÷ v¨n nãi chung, cho m«n tËp lµm v¨n nãi riªng. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN.
 Làm văn (hay nói đúng hơn là khả năng nói, viết, năng lực biểu đạt nói chung) là một năng lực tổng hợp, là kết quả của một quá trình bền bỉ, dày công học tập, trau dồi lâu ngày, đó là chưa nói đến vấn đề năng khiếu. song dù có năng khiếu ít hay nhiều. sự nhẫn lại, kiên trì, nhiệt tình, công phu thường xuyên rèn giũa ngòi bút vẫn là con đường dẫn đến thành công hơn cả. vậy, muốn viết được bài văn đúng và hay, thì mỗi học sinh phải có sự đầu tư và gia công vào bài viết của mình. Một bài văn hay, trước hết học sinh phải viết đúng thể loại và những nội dung mà đề tài yêu cầu. cách dùng từ, đặt câu phải ngắn ngọn, xúc tích. Mặt khác, cách xây dựng các đoạn văn trong bài viết phải rõ ràng, mạch lạc nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết chặt chẽ. đặc biệt là đoạn văn phần mở bài cũng góp một phần không nhỏ cho việc thành công của bài viết. vì một câu mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. Cho nên, việc “luyện viết mở bài trong bài làm văn” cho học sinh là một việc làm thiết thực, nó giúp cho hoc sinh định hướng được vấn đề mình sẽ viết. sẽ trao đổi bàn bạc trong bài viết. từ đó tạo cảm giác thoải mái để các em viết tốt phần thân bài, kết bài. Và như vậy, chất lượng của các bài làm văn của học sinh sẽ nâng lên đáng kể.
 Trên đây là một số kinh nghiệm “Luyện cách viết mở bài trong bài làm văn”
chñ yÕu đối với các đối tượng học sinh lớp 8 - lớp 9. Vì, chỉ là kinh nghiệm của một giáo viên đứng lớp, nên bản thân tôi rất cần nhiều sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để hoàn thiện phương pháp này.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
MỤC LỤC
STT
 Tên mục
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 Phần I: Đặt vấn đề.
 Phần II: Giải quyết vấn đề.
 Điều tra thực trạng.
 Phương pháp và biện pháp tiến hành.
 Kết quả đạt được.
 So sánh đối chiếu với kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài.
 Bài học kinh nghiệm.
 Phạm vi áp dụng đề tài.
 Phần III: Kết luận. 
1
1
1
2
9
10
11
11
12

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN- 09.doc