Một số câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 9

Một số câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 9

Câu 1: Trong bài thơ ''Viếng lăng Bác'', nhà thơ Viễn Phương viết:

 «Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ »

a) Từ "mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào?

b) Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời

a) Mặt trời ở câu 2 là: dùng biện pháp ẩn dụ.

b) Tác dụng: Đây là hai câu thơ sóng đôi, hình ảnh ẩn dụ ''mặt trời''. Nhằm ca ngợi công ơn trời biển của Bác với đất nước, với dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, niềm tin Bác sống mãi với non sông. Bác là vầng Thái dương sưởi ấm trái tim muôn loài và Người mãi trường tồn với thời gian trong tiềm thức của con người Việt Nam.

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng tờ giấy thi) giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật, trong đó có sử dụng phép thế và phép nối. Chỉ ra từ ngữ liên kết thuộc phép liên kết nào?

Trả lời

 Nhà thơ Phạm Tiết Duật sinh năm 1941. Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Và ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Đề tài khai thác chính của ông là hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong. Giọng thơ ông sôi nổi, trẻ trung, tinh nghị mà vô cùng sâu sắc.

 * Phép thế: Nhà thơ, Phạm Tiến Duật - Ông.

 * Phép nối: Và.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài văn đạt 9,25 điểm trong kỳ thi vào 10 THPT
Họ và tên: Phan Thị Nhân
Trường: THCS Bình Thịnh Huyện Đức Thọ Tỉnh Hà Tĩnh
Câu 1: Trong bài thơ ''Viếng lăng Bác'', nhà thơ Viễn Phương viết:
 «Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ »
a) Từ "mặt trời trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào?
b) Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Trả lời
a) Mặt trời ở câu 2 là: dùng biện pháp ẩn dụ.
b) Tác dụng: Đây là hai câu thơ sóng đôi, hình ảnh ẩn dụ ''mặt trời''. Nhằm ca ngợi công ơn trời biển của Bác với đất nước, với dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, niềm tin Bác sống mãi với non sông. Bác là vầng Thái dương sưởi ấm trái tim muôn loài và Người mãi trường tồn với thời gian trong tiềm thức của con người Việt Nam.
Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng tờ giấy thi) giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật, trong đó có sử dụng phép thế và phép nối. Chỉ ra từ ngữ liên kết thuộc phép liên kết nào?
Trả lời
 Nhà thơ Phạm Tiết Duật sinh năm 1941. Quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nôi, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Và ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Đề tài khai thác chính của ông là hình tượng người lính và cô gái thanh niên xung phong. Giọng thơ ông sôi nổi, trẻ trung, tinh nghị mà vô cùng sâu sắc.
 * Phép thế: Nhà thơ, Phạm Tiến Duật - Ông.
 * Phép nối: Và.
Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2005), tác giả Vũ Khoan chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”.
 Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Trả lời
 ''Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới'' là một bài văn nghị luận sâu sắc. Trong tác phẩm đó tác giả đã nêu bật lên quan điểm của mình về con người Việt Nam. Trong đó có hai ý kiến như sau: Mặt mạnh ''thông minh, nhạy bén với cái mới'' mặt yếu là ''khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề''. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận vấn đề trên.
 Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt Nam. Đúng vậy mặt mạnh của con người Việt Nam là ''thông minh, nhạy bén với cái mới'' vì con người Việt Nam rất mau quen với những thứ mới mẻ cho dù chúng có là những thứ xa xỉ và khó sử dụng đến mấy, đó chính nhờ vào bộ óc thông của mình nhưng bên cạnh đó có yếu điểm của người Việt Nam là ''khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế''. Vậy nguyên nhân từ đâu? Đó chính là lối học chay, học vẹt nặng nề. Vậy học chay, học vẹt do đâu mà ra? Xin thưa rằng do từ nhỏ khả năng học của đa số lớp trẻ rất kém, thường thì họ thiên về lí thuyết hơn là thực hành, hơn nữa người Việt Nam luôn thụ động nên đầu óc sáng tạo hầu như không có.
 Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điều mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ bây gìơ. Hãy là người Việt sống theo phong cách Việt
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê (phần trích trong Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục - 2005).
Trả lời
 Những ngôi sao xa xôi là tên của một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Lê Minh Khuê. Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong ở một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Nổi bật trong câu chuyện đó là nhân vật Phương Định, đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứa nước.
 Trong tác phẩm có ba nhân vật chính là Nho, chị Thao và Phương Định. Tất cả họ đều mang trong mình nhiệt huyết của tuổi thanh xuân - tuổi hăng say xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Tất cả đều có những điểm chung rất đặc biệt. Cùng chung một tổ, cùng trải qua cuộc sống đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng từ đó mà họ đã trở thành những con người dũng cảm, coi thường việc phá bom, đếm bom, thách thức với thần chết...
 Phương Định là một cố gái có tâm hồn nhạy cảm, hay nói cách khác cô là một cô gái sống nội tâm. Là con người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc nhưng đồng thời cũng nhiều cảm xúc, nhiều mơ ước, dễ vui nhưng cũng hay trầm tư suy nghĩ.
 Cô rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình và không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng. Cô có lí tưởng sống, yêu đời, thích ca hát, làm đẹp và cũng giàu nữ tính. Phương Định mang trong mình vẻ đẹp của một nữ thanh niên xung phong nên có ý thức về bản thân, mơ mộng, đa cảm, thích sống với những kỉ niệm của thời thiếu nữ vô tư, hồn nhiên.
 Tuy sống giữa sự khốc liệt của chiến trường, phải luôn đối mặt với cái chết vậy mà cô vẫn luôn hồn nhiên, lạc quan và yêu đời. Hình như chiến tranh đã tôi luyện cho cô ý chí, quyết tâm đánh thắng kẻ thù. Chiến tranh đã làm cô trở nên cứng cỏi hơn nhưng không bao giờ làm mất đi sự nhạy bén, nét hồn nhiên và mơ mộng của tuổi trẻ.
 Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Kẻ thù lúc này của chúng ta là một đế quốc hùng mạnh với những trang thiết bị tối tân nhất. Chúng đã trút xuống nơi đây hàng chục, hàng ngàn loại bom khác nhau đã tạo nên một cảnh tượng ghê rợn. Mặt đất đang ngày đêm phải hứng chịu sự tàn phá của bom Mĩ, phải chống chọi với vô vàn những thứ vũ khí độc hại. Hình như không lúc nào ngớt tiếng bom rơi và máy bay thì không lúc nào ngừng gầm rú trên nền trời đen đặc mây mù vì bom đạn.
 Hoàn cảnh sống và chiến đấu của cô ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là mục tiêu ném bom nhằm cắt đứt mạch máu giao thông nên cực kì nguy hiểm. Công việc chính của cô là ''Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm những quả bom chưa nổ và nếu cần thì tìm cách phá bom''.
 Đây là một công việc luôn phải đối mặt với ''tử thần'' và đùa mạng sống của mình với ''thần chết'', vì vậy đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Với cô, phá bom là một công việc thường ngày ''một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít ba lần''. Mỗi lần phá bom là mỗi lần thử thách với thần kinh và cảm giác.
 Công việc phá bom đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, thái độ nghiêm túc, cường độ hết sức khẩn trương ''tôi rùng mình và bỗng thấy mình làm quá chậm''. Công việc phá bom là một công việc cực kì vất vả, dầm mưa dãi nắng. Chống chọi với thời tiết khắc nghiệt của Trường Sơn không phải là chuyện đơn giản.
 Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội ''chân yếu tay mềm'' không quen lao động nặng nhọc, vậy mà cô lại ''coi thường cái chết''.
 Ngoài những giờ lao động, chiến đấu mệt nhọc và căng thẳng thì Phương Định lại cùng đồng đội của mình dành thời gian cho việc thêu thùa, chép bài hát, ngắm mình trong gương và mơ mộng. Tính cách và ngoại hình của cô đã được rất nhiều cánh phảo thủ và lái xe quan tâm.
 Phương Định là đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Để giành lấy nền độc lập tự do cho tổ quốc, cô và đồng đội của mình đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình. Phương Định cũng chính là tấm gương để thanh niên hiện nay noi theo và sửa chữa hành vi, thái độ sống của mình.
 Khép lại trang sử hào hùng của dân tộc, ta vẫn thấy thoang thoảng những mùi vị của sự vinh quang mà Phương Định cũng như bao thế hệ cha anh đã tạo dựng nên..
Bài viết HS Nhân làm lại theo trí nhớ - Sưu tầm từ Giáo viên chủ nhiệm của em Nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docBai van thi vao 10 dat 925 diem(1).doc