Một số kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp

Một số kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG

TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

 1. Mục đích - yêu caàu:

 Chúng ta biết rằng, sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục bằng những hoạt động cụ thể để khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, nó góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục của người giáo viên.

 Trong những năm gần đây, đặc biệt là Nghị quyết Ñại hội ñaïi biểu toaøn quốc lần thứ X của Đảng cùng với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển mới với neàn tri thức và công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ñaõ vaø ñang đặt trên vai người thầy giáo trọng trách ngày càng nặng nề. Đó là phải thực hiện mục tiêu lớn lao của Đảng và Nhà nước:“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, boài dưỡng nhân tài ”.

 Thực tế hiện nay, các trường học đang từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toaøn diện, vừa phải hướng mục tiêu của xã hội để làm động lực phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa tạo đieàu kiện cho con em dễ dàng đến trường.

 Đáp ứng nhu cầu đó, là giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có đủ trình độ, phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề mến trẻ đặc biệt là phải “Tâm huyết – Say mê – Sáng tạo – Kiên trì ” đó là động lực giúp cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện thành công công tác chủ nhiệm của mình đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao vai troø hiệu quả công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra tình đoaøn kết và lòng say mê học tập của các em.

 Vấn đề cô baûn đặt ra của công tác chủ nhiệm là xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh về mọi mặt. Ñây là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà người giáo viên phải quan tâm và làm cho được.

 Như vậy, muốn làm ra được điều đó thì trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ vị trí,vai trò vaø nhiệm vụ, chỉ ra được nội dung và cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 572Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG
TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 1. Mục đích - yêu caàu: 
 Chúng ta biết rằng, sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục bằng những hoạt động cụ thể để khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, nó góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục của người giáo viên.
 Trong những năm gần đây, đặc biệt là Nghị quyết Ñại hội ñaïi biểu toaøn quốc lần thứ X của Đảng cùng với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển mới với neàn tri thức và công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ñaõ vaø ñang đặt trên vai người thầy giáo trọng trách ngày càng nặng nề. Đó là phải thực hiện mục tiêu lớn lao của Đảng và Nhà nước:“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, boài dưỡng nhân tài ”.
 Thực tế hiện nay, các trường học đang từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toaøn diện, vừa phải hướng mục tiêu của xã hội để làm động lực phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa tạo đieàu kiện cho con em dễ dàng đến trường.
 Đáp ứng nhu cầu đó, là giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có đủ trình độ, phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề mến trẻ đặc biệt là phải “Tâm huyết – Say mê – Sáng tạo – Kiên trì ” đó là động lực giúp cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện thành công công tác chủ nhiệm của mình đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao vai troø hiệu quả công tác chủ nhiệm nhằm tạo ra tình đoaøn kết và lòng say mê học tập của các em.
 Vấn đề cô baûn đặt ra của công tác chủ nhiệm là xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh về mọi mặt. Ñây là nhiệm vụ hết sức nặng nề mà người giáo viên phải quan tâm và làm cho được.
 Như vậy, muốn làm ra được điều đó thì trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rõ vị trí,vai trò vaø nhiệm vụ, chỉ ra được nội dung và cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay.
 2. Thực trạng: 
 Trong những năm gần đây, tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh những học sinh chăm ngoan, hiếu học thì còn không ít những học sinh chây lười, thụ động trong việc học và thường xuyên vi phạm nội qui trường lớp, các em hay gây gỗ đánh nhau, nói tục, chưởi thề hoặc trốn học nên kết quả hạnh kiểm và học lực cuối năm đạt chưa cao . 
 Cụ thể ñầu năm học 2009-2010 khi được giao làm chủ nhiệm lớp 9A thì kết quả về hạnh kiểm và học lực của lớp rất thấp. Điều này làm tôi rất băn khoăn và trăn trở. Vấn đề đặt ra là phaûi làm gì và làm như thế nào để đưa kết quả cuối 
năm của lớp được nâng cao. Nhưng bằng sự cố gắng cùng với nhiều biện pháp, cuối cùng bản thân đã đạt được một số thành quả tuy không lớn nhưng cũng đáng khích leä, được tập thể đồng nghiệp và nhà trường ghi nhận. 
 Từ kết quả đã đạt được, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình về công tác chủ nhiệm lớp để chia sẻ với đồng nghiệp, đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm. Mong sao được sự tiếp nhận và goùp yù của quý đồng nghiệp để cùng nâng cao hiệu quả công tác chuû nhieäm của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường và ngành giaùo duïc đề ra.
 B. NỘI DUNG
 1.Cơ sở lý luận:
 Nói về chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết cần thống nhất: Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặt biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. 
 - Thöù nhaát, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp. Cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chính như tên, tuổi, số lượng, gia caûnh, trình độ học sinh về học lực và đạo đức ... mà còn phải dự baùo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp vôùi điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.
 - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mỗi học sinh. Đây là chức năng rất đặt trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn khác không làm chủ nhiệm lớp không thể có. Đối với học sinh trung học cơ sở người giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho tập thể lớp. Điều đó có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp.
 - Thứ ba, Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Chức năng này trước hết thể hiện ở chỗ, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới học sinh lớp chủ nhiệm. Ở góc độ này, giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện.
 Chức năng cầu nối còn thể hiện ở chỗ giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh veà mọi mặt một cách hợp lý, phản ảnh với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, cho tác dụng giáo dục.
 - Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của 
mỗi học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện để thầy – trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch ... hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên. 
 2. Nôi dung và biện pháp :
 a. Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm :
 Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. K.Đ.Usinxki đã nói: “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt” do đó bất kì người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải tiến hành công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách.
 Để tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi đã tiến hành các biện pháp khác nhau và được chia làm ba giai đoạn:
 * Giai đoạn thứ nhất: Đây là giai đoạn tiến hành điều tra cơ bản về tình hình học sinh nói chung và cá nhân học sinh nói riêng.
 + Cách thức tiến hành: 
 Để tiến hành điều tra cơ bản về tình hình học sinh tôi đã thực hiện các công việc sau:
 ª Nghiên cứu lý lịch học sinh ( hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh chị em, số con trong gia đình, thu nhập của gia đình, tình trạng sức khỏe ,v.v.) 
 ª Nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: Học bạ, các biên bản họp nhóm, tổ, lớp, các bản tự kiểm điểm, các sản phẩm do chính học sinh làm ra 
 * Giai đoạn thứ hai: Đây là giai đoạn theo dõi và kiểm tra tính đúng đắn của sự phân loại đối tượng giáo dục của giai đoạn thứ nhất.
 + Cách thức tiến hành: 
 b. Xây dựng tập thể học sinh tự quản: 
 ª Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sôû thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp (thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn 
 tháo vaùt hay chaäm chaïp). 
 ª Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của năm học trước về tình hình chung của lớp cũng như tình hình học tập và rèn luyện của các em.
 ª Trao đổi với các lực lượng giáo dục khác như: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, chi hội cha mẹ học sinh.v.v.
 ª Trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mà mình định nghiên cứu.
 Kết thúc giai đoạn thứ hai này tôi đã có những nhận định về từng học sinh và sự phân loại học sinh của lớp tương đối chính xác cụ thể tôi phân học sinh của lớp thành 3 nhóm:
 - Nhóm 1: Gồm những học sinh tích cực, ủng hộ các giải pháp của nhà trường.
 - Nhóm 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu, nhưng không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp.
 - Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện yếu kém về học tập hoặc tư cách đạo đức. Những em này cần phải được quan tâm nhiếu nhất.
 * Giai đoạn thứ 3: Đây là giai đoạn hoàn chỉnh việc tìm hiểu học sinh. Nó được diễn ra liên tục cho tới khi kết thúc năm học.
 + Cách thức tiến hành:
 Vì đây là giai đoạn chiếm một khoảng thời gian khá dài, nên việc tìm hiểu học sinh có thể là định kì hoặc thường xuyên.
 ª Quan sát học sinh qua hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập của học sinh qua sổ điểm, sổ đầu bài, sổ liên lạc, bài kiểm tra, qua các sản phẩm về học tập do tự tay các em làm, tham dự các cuộc hợp tổ, lớp để hiểu thêm về các em.
 ª Cho caùc em vieát giaáy trình baøy taâm tö nguyeän voïng cuûa baûn thaân, neâu nhöõng vaán ñeà caàn hoûi hay muoán trao ñoåi ñieàu gì vôùi giaùo vieân chuû nhieäm. Töø ñoù coù theå naém baét taâm tö, nhöõng vaán ñeà guùt maéc maø baûn thaân caùc em khoâng theå trình baøy baèng lôøi noùi.
 ª Tìm hiểu các em qua kết quả cuối mỗi tháng học tập, giữa học kì, cuối học kì. 
 Song song với việc tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm, tôi còn xây dựng một tập thể học sinh tự quản.
 Đây là một trong những nội dung công tác quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm giỏi được đánh giá bởi việc xây dựng một tập thể học sinh thực sự có khả năng tự quản mọi hoạt động của lớp mình. Vì vậy, khi xây dựng tập thể học sinh, tôi đã tiến hành theo một qui trình chặt chẽ. 
 * Yêu cầu : 
 - Xây dựng được một tập thể học sinh tự quản mà nòng cốt của nó là đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự điều hành các hoạt động của tập thể mình.
 - Tạo được tinh thần tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức làm chủ ở mỗi học sinh.
 - Hình thành ở học sinh những kĩ năng tổ chức cơ bản như: 
 + Kĩ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch hoạt động.
 + Kĩ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch đó.
 + Kĩ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn.
 * Cách thức tiến hành:
 ª Trước nhất tôi định hướng cho tập thể lựa chọn, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh bằng việc xác định nhöõng tiêu chuẩn lựa chọn và mục tiêu nội dung hoạt động của lớp để chọn được một đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều khiển tập thể lớp.
 ª Sau khi đã lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể và nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp, yêu cầu các em ghi nhận nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện. 
 Thông qua các buổi sinh hoạt lớp tôi cho học sinh trao đổi, bàn bạc những nội dung như: Thế nào là một tập thể lớp tự quản, vai trò của đội ngũ cán cán bộ lớp trong quá trình xây dựng lớp tự quản, tự quản giờ học vắng giáo viên, tự quản giờ truy bài, tự quản giờ lên lớp.v.v. và tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh được rèn luyện các kĩ năng tự quản. Các hoạt động được tổ chức theo phương châm “ Thầy lui dần về hậu trường” để “ trò tự quản lý và điều khiển”. Ban đầu, 
tôi tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn các em chuẩn bị hoạt động, điều khiển các em tham gia hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng. Sau đó tôi giao dần cho đôi ngũ cán bộ lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp và chỉ giúp đôõ các em với tư cách là người cố vấn, điều chỉnh hoạt động của các em cho đúng hướng. Như vậy , qua các hoạt động của mình, các em sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để những hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi lần như vậy là một dịp để các em và cả tập thể lớp trưởng thành dần lên.
 c. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 * Yêu cầu:
 Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương đất nước. Từ 
đó giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể.
 * Cách thức tiến hành: 
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều nội dung và 
hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Đó là các loại hình:
 + Hoạt động xã hội.
 + Hoạt động văn hóa, văn nghệ.
 + Hoạt động vui chơi giải trí ....
 Với những loại hình hoạt động nêu trên tôi đã tiến hành nhiều dạng hoạt động cụ thể như: Hoạt động theo chủ điểm kết hợp sinh hoạt tập thể hàng tuần . . .Qua các hoạt động trên, tôi cùng với đội ngũ cán bộ lớp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của hoạt động để lần sau làm tốt hơn. Đồng thời đây cũng là dịp giúp các em về kĩ năng đánh giá hoạt động của tập thể. 
 d. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh:
 * Yêu cầu:
 Xem xét một cách khách quan, công bằng về những kết quả học tập, rèn luyện toàn diện của các em học sinh so với mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.
 * Cách thức tiến hành: 
 Tôi thực hiện các nội dung đánh giá theo một trình tự nhất định: Đánh giá theo từng mặt giáo dục rồi tổng hợp kết quả đánh giá để xem xét toàn diện từng học sinh của lớp mình (bức tranh tổng thể về kết quả giáo dục một học sinh cũng như cả tập thể lớp) 
 C. KẾT QUẢ:
 Sau khi thực hiện moät soá việc làm nêu trên, năm học này lôùp 9A do tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
 TSHS đầu năm: 28 em 
 TSHS cuối năm: 28 em 
 * Veà hai maët giaùo duïc:
HẠNH KIỂM
HỌC LỰC
TỐT
KHÁ
TB
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
ĐẦU NĂM
17
5
6
5
7
10
6
CUỐI NĂM
21
5
2
7
9
9
3
 * Veà phong traøo thi ñua giöõa caùc lôùp: 26/33 tuaàn haïng nhaát, 3/33 tuaàn nhì, 2/33 tuaàn haïng ba, 1 tuaàn haïng tö, 1 tuaàn haïng taùm.
 Caùc phong traøo khaùc luoân ñi ñaàu ñöôïc Ban giaùm hieäu vaø boä phaän Ñoaøn – Ñoäi ñaùnh giaù laø toát. 
 Nhìn vào bảng số liệu vaø keát quaû thi ñua ôû trên, rõ ràng ta đã thấy được kết quả tiến bộ của tập thể lớp học sinh lớp 9A. Dù kết quả còn tương đối khiêm tốn nhưng đã thể hiện được sự thay đổi rất lớn trong công việc tự 
quản của học sinh lớp tôi chủ nhiệm trong năm học này. Từ đó cho thấy hiệu quả của các biện pháp mà bản thân tôi đã vận dụng thực hiện nhằm giúp công 
tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao hơn so với những năm học trước.
 D. KINH NGHIỆM 
 Trong công tác quản lý, giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm phải năng động, linh hoạt trong mọi tình huống, có biện pháp hợp lý để uốn nắn kịp thời những sai phạm của học sinh.
 Phân công cán bộ lớp hợp lý, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, đồng thời theo dõi và nắm bắt tình hình mỗi ngày ít nhất 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp có mặt ở lớp để giải quyết những vấn đề cần thiết có liên quan đến học sinh lớp mình.
 Xử lý công bằng đối với từng học sinh, luôn gần guõi, giúp ñôõ, giải đáp những thắc mắc của các em nhằm tạo được niềm tin cho các em.
 Cần tổ chức tốt các buổi hoạt động ngoài giờ và các buổi sinh hoạt tập thể xen lẫn với các buổi sinh hoạt cuối tuần nhằm thu hút các em vui veû, phấn khởi để học tập tốt hơn.
 Cần phối hợp với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội, gia đình, BGH một cách chặt chẽ để giáo dục học sinh tốt hơn. 
 Cần nắm vững kế hoạch năm học của trường để bám sát và có kế hoạch một cách cụ thể cho lớp.
 Kết hợp với Tổng phụ trách đội, Bí thư chi đoàn trường toå chöùc cho học sinh học tập, tham gia các buổi sinh hoạt, vui chơi, giải trí, các hội thi do Ñoaøn - Ñoäi tổ chức nhằm reøn luyeän moät soá kó naêng soáng vaø giáo dục tác phong đạo đức của các em.
 E.KẾT LUẬN
 Không có phương pháp nào là vạn năng đối với một hoaït động, công việc chủ nhiệm lớp và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là nhiệm vụ của cái “ tâm” của một nhà giáo. Tôi cho rằng công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, đòi hỏi ở người Thầy không chỉ có cái “ tâm” mà còn phải có sự tinh tế, 
khéo léo, một nghệ thuật để ứng xử cho phù hợp. “ Tâm huyết – say mê – sáng tạo – kiên trì” là động lực giúp giáo viên chủ nhiệm thành công trong công tác quản lý lớp và xây dựng tập thể vững mạnh về mọi mặt.
 Trên đây là số kinh nghiệm mà tôi rút ra được cho bản thân. Còn những suy nghĩ và những biện pháp ñaõ thöïc hieän xin đưa ra để tham khảo, tất nhiên việc trao đổi và ứng dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, điều kiện của mỗi lớp, mỗi trường. Do vậy kinh nghiệm nhỏ này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp ñoùng góp ý kiến xây dựng để bản thân toâi học hỏi, nhằm đạt kết quả tốt hơn với những phương pháp này trong quá trình giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm trong nhöõng naêm tieáp theo.
 Đại Phúc , ngày 22 tháng 05 năm 2010 
 DUYEÄT CUÛA BGH Người viết 
 DIỆP XUÂN HUY
PHOØNG GD – ÑT CAØNG LONG
TRÖÔØNG THCS ÑAÏI PHÖÔÙC A
@&?
GV : Dieäp Xuaân Huy
Naêm hoïc : 2010 – 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh ngiem.doc