Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch Sử

Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch Sử

Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả

các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế phát triển của thời đại, ứng dụng công nghệ

thông tin (CNTT) trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một yêu cầu cấp

thiết. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với mục tiêu, định hướng trong đổi mới

giáo dục ở nước ta hiện nay đã được Đảng ta khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo

dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của

người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá

trình dạy học”.

Lịch sử là một môn học được giảng dạy ở tất cả các bậc học. Đây là môn học đòi hỏi

tính hệ thống, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh hoạ bằng các hình ảnh trực quan, giúp

người học hình dung được quá khứ, hiểu đúng bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong

dạy học Lịch sử, CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá

trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của người học.

pdf 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2515Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
75 
 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 
 Th.S NGUYỄN THỊ THANH XUÂN 
Trường CĐSP Quảng Trị 
 Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi 
mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả 
và chất lượng giáo dục. Làm thế nào để việc ứng dụng CNTT trong dạy học 
nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề 
được nhiều người đặc biệt quan tâm. Bài viết này chỉ trình bày một số ứng 
dụng CNTT trong dạy học lịch sử: Khai thác thông tin trên Interrnet và sử 
dụng công nghệ thông tin để tích hợp chức năng nghe, nhìn góp phần nâng 
cao hiệu quả của việc dạy học lịch sử mà chúng tôi đã sử dụng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả 
các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế phát triển của thời đại, ứng dụng công nghệ 
thông tin (CNTT) trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một yêu cầu cấp 
thiết. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với mục tiêu, định hướng trong đổi mới 
giáo dục ở nước ta hiện nay đã được Đảng ta khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo 
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của 
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá 
trình dạy học”. 
Lịch sử là một môn học được giảng dạy ở tất cả các bậc học. Đây là môn học đòi hỏi 
tính hệ thống, cần sử dụng nhiều tư liệu và minh hoạ bằng các hình ảnh trực quan, giúp 
người học hình dung được quá khứ, hiểu đúng bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong 
dạy học Lịch sử, CNTT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá 
trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của người học. 
 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 
Trong dạy học Lịch sử, chúng ta có thể sử dụng CNTT để truy nhập các nguồn thông 
tin (Interrnet, CD Rom Lịch sử) và lưu giữ các tài liệu lịch sử (văn bản, hình ảnh, âm 
thanh, phim tư liệu); tích hợp các chức năng nghe nhìn của các phương tiện kỹ thuật 
trong dạy học Lịch sử trước đây; chuẩn bị, thiết kế slide show để trình diễn các chuyên đề 
khoa học, bài giảng điện tử; tổ chức các buổi ngoại khoá lịch sử và dạ hội lịch sử Dưới 
đây là một số ứng dụng CNTT mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học Lịch sử. 
2.1. Sử dụng CNTT để khai thác thông tin, tư liệu lịch sử 
Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng phong phú. Đối với việc dạy-học 
Lịch sử, Interrnet là nguồn tài liệu vô tận cho bài học lịch sử. Nó không chỉ để minh hoạ 
cho sự kiện mà thực sự trở thành nguồn nhận thức lịch sử đối với người học. Tư liệu 
Interrnet cung cấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tư 
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
76 
liệu) là công cụ rất hữu hiệu và một kho thông tin vô tận có thể sử dụng trong dạy học 
lịch sử. Khi khai thác thông tin lịch sử qua Interrnet chúng ta cần lưu ý các điểm sau: 
- Lựa chọn tài liệu lịch sử phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng; tính tư tưởng thống 
nhất với tính khoa học. Tài liệu lịch sử trên mạng rất đa dạng và phong phú. Có một số tài liệu 
gốc như văn kiện Đảng, những bài hồi ký cách mạng, nhân chứng và sự kiện ... bắt nguồn từ 
thực tiễn lịch sử nên mang tính khách quan. Song cũng có những tài liệu lịch sử của các tác giả 
từ giai cấp bóc lột và từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải đứng trên 
quan điểm của sử học Mác xít để lựa chọn tài liệu phản ánh đúng, chính xác sự kiện, hiện 
tượng lịch sử. 
- Do khối lượng thông tin lịch sử trên mạng Interrnet rất lớn, nên việc khai thác tài 
liệu lịch sử phải hướng tới nội dung cơ bản nhất, điển hình nhất, bản chất nhất, theo mục 
đích toàn diện của chương trình. Cần xác định rõ mối liên hệ giữa nội dung tài liệu dạy học 
với tài liệu trên mạng Interrnet và áp dụng phù hợp với nội dung: 
+ Những nội dung lịch sử lấy sự kiện lịch sử làm trọng tâm là những nội dung mà sự 
kiện là nội dung chính của bài học. Các yếu tố khác như các nhân vật lịch sử, các địa danh 
lịch sử được nghiên cứu xoay quanh sự kiện trọng tâm. 
+ Những nội dung lịch sử lấy nhân vật lịch sử làm trọng tâm là những nội dung lịch sử 
trong đó vai trò của một hoặc một số nhân vật có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến 
tiến trình lịch sử. Các yếu tố khác như các địa danh, các sự kiện thường xoay quanh nhân vật 
lịch sử. 
+ Những nội dung lịch sử lấy địa danh lịch sử làm trọng tâm thường liên quan đến 
lịch sử hình thành và phát triển của một quốc gia, khu vực. 
Đối với mỗi nội dung trên đây, việc khai thác và sử dụng tài liệu lịch sử thường là để 
làm nổi bật mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố trung tâm (sự kiện, nhân vật, 
địa danh) với các yếu tố môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng. Việc 
phân loại nội dung như vậy cũng giúp cho việc khai thác tài liệu vừa toàn diện, vừa tập 
trung vào nội dung chính liên quan đến bài học. 
 - Có thể lưu giữ các thông tin lịch sử truy cập được trong các file như phim tư liệu 
lịch sử, tranh ảnh lịch sử, tư liệu lịch sử... để tiện cho việc lấy thông tin khi cần thiết. 
Chẳng hạn, chúng ta có thể lập một file phim tư liệu sử dụng trong dạy học Lịch sử như 
sau: 
Hình 1 
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
77 
- Điều kiện cần thiết để truy cập mạng Internet là ngoại ngữ. Hiện nay, thông tin viết 
bằng tiếng Việt đang phát triển với tốc độ nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất trên mạng 
Interrnet là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Nếu không có ngoại ngữ, chúng ta 
sẽ hạn chế rất nhiều. Đây là một yêu cầu cần thiết nhưng cũng là hạn chế rất lớn của phần 
lớn GV hiện nay. 
 2.2. Sử dụng CNTT để tích hợp chức năng nghe, nhìn góp phần nâng cao hiệu 
quả của việc dạy học lịch sử 
Dạy học Lịch sử là một hoạt động mang tính đặc thù, một quá trình sư phạm phức 
tạp. Người học chỉ có thể hiểu quá khứ trên cơ sở các sự kiện lịch sử. Việc cung cấp sự 
kiện lịch sử càng cụ thể, giàu hình ảnh bao nhiêu thì người học càng hứng thú học tập và 
hiểu biết lịch sử bấy nhiêu. Công việc này đối với GV không đơn giản, nhưng ngày nay 
nhờ vào CNTT, GV có thể dễ dàng giúp người học đi “từ trực quan sinh động đến tư duy 
trừu tượng”, hiểu đúng bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó có tư tưởng tình cảm 
đúng đắn và phát triển toàn diện. CNTT có tác dụng tích cực góp phần vào đổi mới PPDH 
bộ môn hiện nay. 
Sự phát triển của CNTT hiện nay, không những cho phép chúng ta truy cập, lấy tư 
liệu và còn giúp chúng ta tích hợp được các chức năng nghe, nhìn góp phần nâng cao hiệu 
quả của việc dạy học. Có thể sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế các 
slide minh hoạ các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong đó có chứa tranh ảnh, phim tư liệu 
hoặc tranh ảnh, bản đồ động khi trình bày về các trận đánh, các chiến dịch vừa sinh động, 
hấp dẫn, tạo được biểu tượng kịch sử một cách cụ thể, rõ ràng mà GV không cần phải 
thuyết trình. 
Ví dụ: Khi trình bày chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ 21/3 đến 29/3/1975, GV thiết kế 
một slide với lược đồ động về chiến dịch Huế - Đà Nẵng và hai bức ảnh tư liệu: “Quân 
giải phóng chiếm Đại Nội Huế” và “Nhân dân Đà Nẵng đón quân giải phóng” (Hình 2). 
Qua đó, SV có thể hình dung được diễn biến của chiến dịch, khí thế tiến công của quân và 
dân ta và không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân Đà Nẵng đón quân giải phóng như 
thế nào. 
Hình 2 
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
78 
Hình 4 
 Hoặc khi dạy về sự 
kiện quân đội Việt Nam tiến 
vào Dinh Độc lập trong Đại 
thắng mùa xuân 1975, 
chúng ta có thể thiết kế một 
slide với hai ảnh tư liệu: 
“Quân giải phóng tiến vào 
vào Sài Gòn“ và “Xe tăng 
tiến vào Dinh Độc lập” 
cùng với đoạn đoạn phim tư 
liệu “Quân đội Việt Nam tiến 
vào Dinh Độc Lập” được 
trích trong CD ROM “Hồ 
Chí Minh toàn tập” của Nhà 
xuất bản Chính trị Quốc gia 
(Hình 3). Đoạn phim tư liệu 
có đầy đủ hình ảnh và lời 
thuyết minh cụ thể, rõ ràng 
thay cho việc GV dùng lời để 
thông báo, tường thuật hay kể lại, giúp cho SV dường như được chứng kiến sự kiện lịch sử đang 
diễn ra. Từ đó, giúp SV cảm nhận và tự hào với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, tin 
tưởng hơn ở sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Chúng ta cũng có thể sử dụng phân mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế niên biểu, 
biểu đồ, sơ đồ, bản đồ động không những để minh hoạ mà còn là một kênh thông tin về 
một sự kiện, hiện tượng lịch sử. Qua đó, giúp người học có biểu tượng cụ thể, sinh động 
về lịch sử và phát huy tính tích cực, chủ động của người học. 
Ví dụ: Khi nói về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng 1789, bên cạnh bức 
biếm họa về người 
nông dân Pháp trước 
cách mạng, với sự hỗ 
trợ của phần mềm 
Microsoft 
PowerPoint, chúng ta 
có thể thiết kế trên 
cùng một slide biểu 
đồ về “Tình cảnh của 
nông dân Pháp trước 
cách mạng 1789” 
(Hình 4). Qua hình 
ảnh thể hiện trên bức 
biếm hoạ, SV có thể 
thấy được hình cảnh 
của một nông dân 
Pháp già yếu, tay 
chống chiếc cuốc thô 
sơ (công cụ sản xuất 
chủ yếu bấy giờ) 
đang lê dần từng 
 Hình 3 
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
79 
bước trên cánh đồng. Trên lưng ông ta là hai tên quý tộc và tăng lữ phương phi, béo tốt, 
ngồi chiễm chệ, đại diện cho hai thế lực quan quyền và thần quyền. Trong túi của chúng 
nhét đầy văn tự, khế ước, giấy ghi nợ. Người nông dân đã kiệt sức trên cánh đồng, chuột 
bọ, chim muông đang thi nhau tàn phá hoa màu. Biểu đồ hình tròn về thu nhập của người 
nông dân Pháp trước cách mạng 1789 minh hoạ thêm cho bức biếm hoạ. Với bức tranh này 
SV hiểu thêm về tình cảnh của người nông dân cũng như thực trạng nông nghiệp nước 
Pháp trước cách mạng 1789. 
2.3. Ứng dụng CNTT để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên 
trong quá trình học tập 
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học không chỉ dừng ở các bài giảng trình diễn trên lớp 
mà cần phải góp phần vào “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS” trong học 
tập bộ môn. GV không nên chỉ biết sử dụng thành thạo CNTT vào DHLS, mà còn hướng 
dẫn cho HS biết sử dụng chúng, nhằm “hoạt động hóa” quá trình học tập, “xã hội hóa” 
quá trình ứng dụng CNTT. Tuỳ theo đối tượng SV, tuỳ theo nội dung chương trình để 
chúng ta có mức độ yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, trước mỗi tiết dạy, GV ra bài tập yêu 
cầu HS truy cập Internet để tìm kiếm, khai thác thông tin, tư liệu liên quan đến chủ đề sẽ 
học và báo cáo kết quả cho GV và cả lớp để cùng trao đổi, thảo luận. Việc làm này vừa 
mang ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn cao. Để hoạt động này mang lại hiệu 
quả và đỡ mất thời gian của sinh viên, GV cần cung cấp cho SV một số địa chỉ tìm kiếm 
thông dụng. 
Chẳng hạn, khi dạy học phần “Lịch sử địa phương Quảng Trị” cho SV lớp CĐ Việt 
Nam học, để chuẩn bị cho phần tìm hiểu về “Các di tích lịch sử, văn hoá ở Quảng Trị”, 
chúng tôi đã yêu cầu SV tìm kiếm thông tin trên mạnh Intơrnet về các di tích lịch sử, văn 
hoá ở Quảng Trị và báo cáo lại kết quả tìm kiếm thông tin đó cho cả lớp. Kết quả, SV đã 
tìm kiếm được rất nhiều thông tin về các di tích lịch sử, văn hoá Quảng Trị (tên di tích, địa 
điểm, dấu ấn lịch sử, văn hoá gắn với di tích, ảnh di tích) để phục vụ cho việc học tập. 
Hoặc là, khi dạy giảng dạy học phần “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử” hay 
học phần “Các hình thức tổ chức dạy học” cho SV CĐSP Lịch sử, GV cần chú ý rèn cho SV 
kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học đơn giản để thiết kế và trình diễn bài giảng lịch sử 
trên cơ sở một số nguồn tư liệu theo sự hướng dẫn của GV, SV phải hiểu được rằng, trước khi 
thiết kế một bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, bản đồ, 
.), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ. Nếu sử dụng MS PowerPoint làm công cụ chính, 
phải thực hiện các thao tác cơ bản như khởi động chương trình Power Point; chọn mẫu thiết kế 
slide; thêm mới và xoá một slide; nhập văn bản vào slide; cách chèn tranh ảnh, chèn các đoạn 
phim tư liệu và copy, xoá, sắp xếp, liên kết; chỉnh sửa khung hình ảnh, phim tư liệu; định dạng 
Font chữ; định dạng màu nền cho slide; tạo các hiệu ứng chuyển động; cách trình chiếu. GV có 
thể chia sẻ cùng SV một số tư liệu lịch sử đã được tích luỹ (các phim tư liệu lịch sử, các bản đồ 
động đã được thiết kế, các tranh ảnh lịch sử...) để SV có được vốn tư liệu có thể vận dụng vào 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lịch sử, góp phần đổi mới phương pháp giảng 
dạy bộ môn. Và, một vấn đề quan trọng hơn nữa là cần hướng cho SV biết tìm kiếm thông tin, 
tư liệu, sử dụng một cách sáng tạo những tư liệu, thông tin lịch sử đã có để thiết kế bài giảng 
khoa học, hiệu quả. 
3. KẾT LUẬN 
 Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học 
tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Làm thế nào để việc 
Quang Tri Teacher Training College, Vietnam – Ubon Ratchathani Rajabhat University, Thailand 
Conference on Information Technology Application in Education and Training 
80 
ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đạt hiệu quả cao nhất 
đang là vấn đề được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. 
 Trong dạy học Lịch sử, ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng công nghệ thông tin so 
với phương pháp giảng dạy truyền thống là tạo được môi trường đa phương tiện, trong đó 
có sự kết hợp những hình ảnh video với âm thanh, tranh ảnh, văn bản, biểu đồ (được 
trình bày qua máy tính) theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa trong quá trình 
dạy học. Việc sử dụng CNTT sẽ hỗ thêm cho các PPDH truyền thống để hoạt động dạy 
học đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. 
Để việc ứng dụng CNTT phục vụ tốt công tác dạy - học lịch sử, ngoài việc nắm 
vững kiến thức chuyên ngành, người giảng viên lịch sử cần phải có những kiến thức cơ bản 
về tin học, các kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị dạy học hiện đại, có kỹ năng truy 
cập, lưu giữ, xử lý thông tin và tạo ra các sản phẩm tích hợp dạng multimedia bao gồm 
nhiều dạng tài liệu như văn bản, video, hình ảnh, âm thanh. 
 Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng muốn đạt 
kết quả tốt cần thiết phải kết hợp hài hoà với các phương pháp truyền thống, phù hợp với 
nội dung, điều kiện cụ thể./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi - Phương pháp DH 
lịch sử, NXB ĐHSP Hà Nội, tập 1- 2, 2002. 
[2] Phan Ngọc Liên - Lịch sử và giáo dục lịch sử. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2003. 
[3] Quách Tuấn Ngọc – Đổi mới phương pháp DH bằng CNTT - xu thế của thời đại. Tạp 
chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8, 1999. 
[4] Nguyễn Mạnh Hưởng – Sử dụng CNTT và truyền thông vào DH lịch sử ở trường phổ 
thông. Tạp chí Giáo dục, số 133 (3/2006). 
[5] Nguyễn Tiến, Đặng Xuân Hường, Trương Cẩm Hồng - “Microsft Powerr Point 2000”. 
NXB Giáo dục, 1999. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhghjbjnkj.pdf