Ngữ văn 9 - Chuyên đề 1: Văn tự sự

Ngữ văn 9 - Chuyên đề 1: Văn tự sự

Tiết 1 + 2:

 Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả .

A- Mục tiêu cần đạt :

- Hs hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mqh giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

- Rèn cho HS kĩ năng đưa các yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.

B- Nội dung bài học :

I- Hs nhắc lại những nội dung chính về miêu tả trong văn bản tự sự :

+ Miêu tả ngoại hình ( miêu tả bề ngoài ) : có thể quan sát được bằng các giác quan. Có khi là cảnh vật với màu sắc, không gian, trạng thái hoạt động , có khi là con người với chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động

VD : Mã Giám Sinh ( Quá niên trạc ngoại tứ tuần )

 Kiều ( chị em Thuý Kiều )

+ Miêu tả nội tâm : qua suy nghĩ, tâm trạng, diễn biến tâm lí gắn với từng từng tình huống, từng hoàn cảnh. Trong 1 số trường hợp, đối tượng miêu tả nội tâm có thể là loài vật , cây cối Đương nhiên, khi đi vào vb tự sự, loài vật và cây cối đã được nhân hoá trở thành những nhan vật văn học có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, thậm chí còn có cả tính cách như con người. Đối tượng của miêu tả nội tâm thường không quan sát được 1 cách trực tiếp như đối tượng của miêu tả bên ngoài.

Để miêu tả được, cần dùng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú và lô-gíc, có khi cần hoá thân vào nhan vật

VD : Ông Hai ( Làng )

 Anh Sáu ( Chiếc lược ngà )

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Chuyên đề 1: Văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 12-01-2008
 Chuyên đề 1 : Văn tự sự.
Tiết 1 + 2: 
 Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả .
A- Mục tiêu cần đạt :
- Hs hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mqh giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn cho HS kĩ năng đưa các yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.
B- Nội dung bài học :
I- Hs nhắc lại những nội dung chính về miêu tả trong văn bản tự sự :
+ Miêu tả ngoại hình ( miêu tả bề ngoài ) : có thể quan sát được bằng các giác quan. Có khi là cảnh vật với màu sắc, không gian, trạng thái hoạt động, có khi là con người với chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động
VD : Mã Giám Sinh ( Quá niên trạc ngoại tứ tuần)
 Kiều ( chị em Thuý Kiều )
+ Miêu tả nội tâm : qua suy nghĩ, tâm trạng, diễn biến tâm lígắn với từng từng tình huống, từng hoàn cảnh. Trong 1 số trường hợp, đối tượng miêu tả nội tâm có thể là loài vật , cây cốiĐương nhiên, khi đi vào vb tự sự, loài vật và cây cối đã được nhân hoá trở thành những nhan vật văn học có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, thậm chí còn có cả tính cách như con người. Đối tượng của miêu tả nội tâm thường không quan sát được 1 cách trực tiếp như đối tượng của miêu tả bên ngoài.
Để miêu tả được, cần dùng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú và lô-gíc, có khi cần hoá thân vào nhan vật
VD : Ông Hai ( Làng )
 Anh Sáu ( Chiếc lược ngà )
II- Luyện tập :
Bài tập 1 : Kể 1 câu chuyện có nội dung như lời kết trong một bài ca dao : “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “
Gợi ý :
Cần chọn cốt truyện sâu sắc , hợp lí. Nhân vật chính phải là người có hoàn cảnh éo le, đặc biệt, rất dễ bị sa ngã, hư hỏng, “gần bùn “. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, n/v đã có nghị lực, cố gắng vượt lên trên hoàn cảnh để sống tốt, có ích, bảo vệ được nhân phẩm của chính mình ,“ Chẳng hôi tanh mùi bùn “. Tất nhiên, để vượt qua h/c ấy, n/v phải có những đấu tranh quýêt liệt, phức tạp, có lúc tưởng như phải chùn bướcCần đưa thêm một số nhân vật theo 2 hướng : n/v xấu ( tạo môi trường xấu ) và n/v tốt (động viên, giúp n/v chính thêm niềm tin và nghị lực) . Các thao tác hỗ trợ là : miêu tả ( chân dung , hành động, nội tâm ), lập luận ( trong lời độc thoại nội tâm ) 
Bài tập 2 : Dùng yếu tố miêu tả để viết tiếp câu văn sau đây , tạo thành những đoạn văn tự sự có nội dung chứng minh hoặc giải thích cho nhận xét của nhân vật :
 Thầy giáo tôi là người rất nghiêm khắc, mới tiếp xúc thì chúng tôi thấy sợ, nhưng được học với thầy một thời gian, chúng tôi lại vô cùng kính trọng và biết ơn sự nghiêm khắc của thầy.
Bài tập 3 : Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh, câu văn miêu tả để viết lại đoạn văn tự sự sau đây sao cho cách diễn đạt trở nên hấp dẫn, sinh động hơn :
 Một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi đến nhà Hà để học nhóm. Sau mấy ngày mưa, đường làng như được láng một lớp bùn loãng, rất trơn. Cả bọn tay xách dép, quần xắn cao, nối nhau đi men theo bờ cỏ. Đứa nào cũng sợ trượt ngã, cố bám mấy ngón chân xuống nền đường, trông cứ như em bé đang tập đi vậy
Bài tập 4 : Kể một câu chuyện có đề tài : Lòng mẹ.
Gợi ý : 
 Lựa chọn được câu chuyện nói lên tấm lòng người mẹ qua cảm nhận của người con. Phải diễn tả được sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn, tình cảm yêu thương của con đối với mẹ.
C- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm tiếp các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
. .
 Ngày soạn : 17-01-2008.
Tiết 3 :
 Nghị luận trong văn bản tự sự.
A- Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong vb tự sự.
- Rèn cho HS kĩ năng đưa các yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.
B- Nội dung bài học :
I- HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về yếu tố nghị luận và vai tỳo của yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Vai trò : Rất cần trong việc khắc hoạ chân dung những nhân vật hay triết lí, có đời sống nọi tâm phong phú, hay suy nghĩ, trăn trở, day dứt về lẽ sống, về lí tưởng, về cuộc đời.
- Nghị luận trong vb tự sự thường xuất hiện trong những lời đối thoại hoặc độc thoại, khi n/v muốn bày tỏ một đặc điểm, 1 phán đoán, 1 lí lẽ về vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc hay thuyết phục chính mình
- Nghị luận trong vb tự sự thường gắn với không khí tranh luận, tức là đòi hỏi phải có đối tượng giao tiếp ( ngay cả trong độc thoại, người độc thoại cũng trong trạng thái phân thân để tự mổ xẻ vấn đề, tự tranh luậnvới bản thân, nhất là những nhân vật đang đấu tranh tư tưởng..)
- Cần sử dụng các từ ngữ lập luận (lập luận theo hướng liệt kê : trước hết, ngoài ra, bên cạnh đó, mặt khác, sau cùng. , theo hướng tạo sự tương phản, đối ý : trái lại, ngược lại, trái với) và các loại câu có tính chất lập luận ( câu khẳng đinh, câu phủ đinh )
II- Luyện tập :
Bài tập 1 :
Thông qua hình thức và cách lập luận, hãy nhận xét về tính cách ( hoặc đời sống nội tâm ) của n/v trong đoạn trích sau :
 Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi !Cực nhục chưa , cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao ? Ai người ta chứa.Ai người ta buôn bán mấy.Suốt cả cái nước VN này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nướcLại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã ró cái cơ sự này chưa ?...
 ( Kim Lân )
Bài tập 2 : Viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng nghị luận ghi lại cuộc đối thoại có tính chất tranh luận giữa hai nhân vật về vấn đề hạnh phúc gia đình ( hoặc vấn đề quan hệ cá nhân với cộng đồng)
C- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm tiếp các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
. .
 Ngày soạn : 24-01-2008
Tiết 4+5 : 
 Luyện tập 
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt :
- Hs hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mqh giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Hiểu vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong vb tự sự.
- Rèn cho HS kĩ năng đưa các yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.
- Luyện tập kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận thành thạo.
B- Nội dung bài học :
Bài tập 1 : Kể lại một câu chuyện có nội dung như ý thơ sau :
 Mỗi lần ngã là một lần bớt dại
 Để thêm khôn một chút nữa trong người.
 ( Tố Hữu )
Gợi ý :
 Nên lựa chọn những câu chuyện có nội dung thể hiện một lỗi lầm đáng tiếc đã gây hại cho người khác ( VD : Bài học đường đời đầu tiên ) , hoặc có thể chọn cốt truyện kể lại 1 sự thất bại của bản thân em ( trong học tập, trong cuộc sống ) do chính thói xấu của em gây ra ( chủ quan, ham chơi, kiêu căng, tư tưởng ganh đua với bạn..) Càn sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại thể hiện nội tâm ( hối hận, tự trách mình )
Bài tập 2 : Liệt kê 1 số bài thơ thuộc văn học trung đại sử dụng thành công nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Chọn 1 bài để nêu quan hệ giữa tình và cảnh.
Bài tập 3 : Viết 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm n/v.
Bài tập 4 : Viết 1 đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận ghi lại diễn biến cuộc đấu tranh nôi tâm của 1 nhân vật khi rơi vào tình huống phải tự nhận khuyết điểm, lỗi lầm của mình.
Bài tập 5 : Dùng yếu tố nghị luận để viết tiếp câu văn sau đây , tạo thành đoạn văn tự sự có nội dung chứng minh hoặc giải thích cho nhận xét của nhân vật :
 a) Thầy giáo tôi là người rất nghiêm khắc, mới tiếp xúc thì chúng tôi thấy sợ, nhưng được học với thầy một thời gian, chúng tôi lại vô cùng kính trọng và biết ơn sự nghiêm khắc của thầy.
b) Tôi say mê môn Toán, nhưng không phải vì thế mà tôi ngại học văn như một số đứa khác trong lớp.
C- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm tiếp các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
. .
 Ngày so¹n : 
TiÕt 6 :
 KiÓm tra chuyªn ®Ò 1.
A- Mục tiêu cần đạt :
- Hs hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mqh giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Hiểu vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong vb tự sự.
- Rèn cho HS kĩ năng đưa các yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.
- Luyện tập kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận thành thạo.
- Tù gi¸c viÕt bµi ®éc lËp, s¸ng t¹o .
B- TiÕn tr×nh giê d¹y
§Ò bµi :
C©u 1 : ViÕt 1 ®o¹n v¨n tù sù cã néi dung miªu t¶ néi t©m nh©n vËt

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon NV 9(1).doc