Ngữ văn 9 - Nhân vật Vũ Nương trong truyện “người con gái Nam Xương”

Ngữ văn 9 - Nhân vật Vũ Nương trong truyện “người con gái Nam Xương”

Nhân vật Vũ Nương trong truyện “người con gái Nam Xương”

 Một trong những đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam thời trung đại chính là đề tài viết về người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại oan trái đắng cay. Nhân vật Vũ Nương trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ nét điều đó.

 Văn học Việt Nam thời kì phong kiến đã thể hiện rất rõ nét và chân thực hình ảnh người phụ nữ nết na hiền thục .nhưng phải chịu số phận cay đắng và nghiệt ngã. “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm thể hiện rất thành công điều đó.

1. Con người

+ Luận điểm 1: Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh và hết lòng yêu thương thuỷ chung với chồng:

Mở đầu trang truyện, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ "thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp". Mặc dù là con nhà nghèo lấy chồng nhà giầu lại đa nghi, ít học nhưng do hiền dịu, nết na, khéo cư xử nàng đã san bằng được khoảng cách về môn đăng hộ đối, một quan niệm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc.

-Trong buổi tiễn đưa: Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời lẽ dịu dàng, tha thiết và cảm động:

"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi". Nhận xét, đáng giá Người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát, ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cả sự cám dỗ của vật chất tầm thường và vinh hoa phú quý. Câu nói “thế là đủ rồi” dường như đã nói hết những ước mong cháy bỏng của Vũ Nương.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Nhân vật Vũ Nương trong truyện “người con gái Nam Xương”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân vật Vũ Nương trong truyện “người con gái Nam Xương”
	Một trong những đề tài xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam thời trung đại chính là đề tài viết về người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời lại oan trái đắng cay. Nhân vật Vũ Nương trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ nét điều đó.
	Văn học Việt Nam thời kì phong kiến đã thể hiện rất rõ nét và chân thực hình ảnh người phụ nữ nết na hiền thục ..nhưng phải chịu số phận cay đắng và nghiệt ngã. “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm thể hiện rất thành công điều đó.
1. Con người
+ Luận điểm 1: Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh và hết lòng yêu thương thuỷ chung với chồng:
Mở đầu trang truyện, tác giả đã giới thiệu Vũ Nương là người phụ nữ "thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp". Mặc dù là con nhà nghèo lấy chồng nhà giầu lại đa nghi, ít học nhưng do hiền dịu, nết na, khéo cư xử nàng đã san bằng được khoảng cách về môn đăng hộ đối, một quan niệm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc.
-Trong buổi tiễn đưa: Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng bằng những lời lẽ dịu dàng, tha thiết và cảm động:
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên , thế là đủ rồi". Nhận xét, đáng giá õ Người đọc xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm khao khát, ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cả sự cám dỗ của vật chất tầm thường và vinh hoa phú quý. Câu nói “thế là đủ rồi” dường như đã nói hết những ước mong cháy bỏng của Vũ Nương.
- Khi Trương Sinh ở ngoài chiến trận: Tình cảm của nàng luôn hướng cả về Trương Sinh. Hình ảnh "Bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi " là những hình ảnh thiên nhiên hữu tình và gợi lên sự trôi chảy của thời gian đã khiến cho "nỗi buồn góc bể chân trời lại không thể nào xua đi được". Nhận xét, đáng giá õ Tất cả đã diễn tả tinh tế, chân thực nỗi niềm nhớ nhung, mong mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết.
- Buổi tối: nàng trỏ bóng mình trên vách nói là cha Đản. Nhận xét, đáng giá õ Việc làm ấy của nàng đâu phải đơn thuần là nói với con, mà còn là nói với chính lòng mình. Nàng luôn tưởng tượng trong căn nhà nhỏ bé của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh, ý nghĩ ấy đã làm vơi bớt nỗi cô đơn, trống vắng trong lòng.
Trong suốt 3 năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã :"Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót", một dạ thuỷ chung, chờ đợi.
+ Luận điểm 2: Là người con hiếu thảo và trọng nhân phẩm: 
Trong thời gian Trương Sinh đi vắng: nàng đã một mình thay chồng phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ không một lời kêu ca, phàn nàn. Khi mẹ ốm, nàng thuốc thang và dùng lời lẽ ngọt ngào, khéo léo để động viên. Khi mẹ mất, nàng hết lời thương xót và lo ma chay chu đáo. Lời trăng trối của mẹ chồng trước lúc lâm chung "Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, con cháu đông đàn, xanh kia ắt chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ" đã minh chứng cho tấm lòng hiếu thảo của nàng. Nhận xét, đáng giá õ Rõ ràng, cách cư xử của nàng với mẹ chồng không phải xuất phát từ ý thức trách nhiệm mà được xuất phát từ tình cảm yêu thương chân thành của người con có hiếu.
+ Khi bị vu oan: nàng đã tha thiết thanh minh, thề non, nguyện biển nhưng không được, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề, nàng đã tìm đến cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sáng, thuỷ chung. Nhận xét, đáng giá õ Dù khao khát được sống nhưng với nàng nhân phẩm và danh dự conngwời vẫn lớn hơn tất cả .
+ Luận điểm 3: Là người phụ nữ nhân hậu, bao dung:
ở dưới thuỷ cung: được sống đầy đủ, sung sướng, quan hệ giữa người với người tốt đẹp nhưng lúc nào nàng cũng đau đáu nhớ về quê hương, gia đình, chồng con. Nhận xét, đáng giá õ Câu nói của nàng với Phan Lang khiến người đọc rưng rưng xúc động:"ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam, tôi tất phải tìm về có ngày". Nhận xét, đáng giá õ Lẽ ra, nàng có quyền căm thù nơi trần thế đã đẩy nàng đến cái chết oan khuất, nhưng trái tim nàng vẫn không vẩn một chút oán hờn mà vẫn trong như ngọc, nhân hậu, bao dung".
Nhận xét, đáng giá õ Có thể nói Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến ngày xưa. ở cương vị nào nàng cũng thể hiện vẻ đẹp cao quý: Là người vợ: đó là người vợ hết lòng yêu thương, chung thuỷ. Là người con: đó là người con hiếu thảo. Là người mẹ: đó là người mẹ hết lòng yêu thương con. Là người phụ nữ : đó là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, trọng nhân phẩm, nhân hậu, bao dung. Nàng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
2.Số phận bi kịch:
- Là người phụ nữ đoan chính, rất mực đằm thắm, thuỷ chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thuỷ, một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ, đáng bị người đời nguyền rủa, phỉ nhổ. Nhân phẩm mà nàng coi trọng nhất, quý nhất và ra sức giữ gìn thì nay đã bị xúc phạm nặng nề. Nỗi đau mà nàng phải chịu đựng là quá lớn.
- Nàng tha thiết thanh minh, tha thiết được sống cùng chồng, con nhưng cũng không được. Khao khát rất bình dị của nàng trong lúc tiễn đưa nay đã không thể thành hiện thực. Trương Sinh đã trở về với hai chữ "bình yên" nhưng cũng là lúc nàng phải từ giã cõi trần.
- Nàng bị đẩy vào bước đường cùng, phải chọn lấy cái chết trong khi nàng vẫn còn đang khao khát sống.
Số phận của nàng là một tấn bi kịch đau thương. Cái chết oan khuất, tức tưởi của nàng đã là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến bất công, vô lí đã cướp đi mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.
Kết luận: Hình ảnh nhân vật Vũ Nương là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: vừa có phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng lại vừa phải chịu số phận bi đát, bất hạnh
Đau đớn thay phận đàn bà / lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Nguyễn Du)
Đề 1:
Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Bằng những hiểu biết của mình về tác phẩm, hãy chứng minh.
1.Tìm hiểu đề:
+Hai ý chính:
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
2.Lập dàn ý:
a.Giá trị hiện thực:
(Hiện thực là những sự thật diễn ra trong thực tế khách quan)
"Chuyện người con gái Nam Xương " là một bức tranh hiện thực thu nhỏ về xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI: Đó là một chế độ xã hội bất công, thối nát.
- Phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Vũ Nương xuất thân từ tầng lớp bình dân"thuỳ mi, nết na, tư dung tốt đẹp", nhưng chỉ vì lời một đứa trẻ thơ ngây mà phải chịu nỗi oan khuất, đau thương, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề, nàng phải chọn lấy cái chết để tự minh oan cho mình. Để chứng minh cho tấm lòng trong trắng, thuỷ chung của mình, nàng đã phải đổi một cái giá quá đắt.
- Chế độ nam quyền phong kiến bất công, vô lí: khinh rẻ, vùi dập, chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ đức hạnh, đầy họ vào con đường cùng không lối thoát chỉ vì một duyên cớ không đâu.Thái độ, hành động của Trương Sinh là sự ghen tuông mù quáng nhưng thực chất đó là hệ quả tất yếu của chế độ nam quyền phong kiến"trọng nam , khinh nữ".
 - Chiến tranh phong kiến tuy không được phản ánh trực tiếp nhưng cũng đã gây bao đau thương, bất hạnh cho cho con người: mẹ lìa con, vợ lìa chồng, con lìa cha. Chính chiến tranh phong kiến cũng là nguyên nhân dẫn đến bi kịch đau lòng của Vũ Nương.
b.Giá trị nhân đạo:
*Nhân đạo là lòng yêu thương, trân trọng con người 
- Quan tâm tới cuộc đời, số phận của những con người "thấp cổ, bé họng", bị vùi dập, chà đạp trong XHPK: Nguyễn Dữ đã chọn đề tài về người phụ nữ thường dân để đưa vào trung tâm tác phẩm cuẩ mình là một biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhân đạo.
Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của ngưòi phụ nữ: Trong lúc chế độ phong kiến coi thường, khinh rẻ, vùi dập người phụ nữ thì Nguyễn Dữ lại hết lời ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất cao đẹp của họ, coi đó là tấm gương sáng ngời về nhân phẩmvà giành cho họ những lời văn đẹp nhất với tất cả tấm lòng cảm phục, trân trọng.
 *Lên án chế độ phong kiến bất công, tàn bạo, đòi quyền sống cho người phụ nữ:
 - Tố cáo chế độ phong kiến bất công đã gây bao nỗi bất hạnh cho con người: Việc xây dựng hình tượng Vũ Nương đẹp người, đẹp nết nhưng lại phải chết một cách oan khuất, tức tưởi đã là một lời tố cáo, lời buộc tội đanh thép chế độ phong kiến bất công.
- Xây dựng chi tiết Vũ Nương sống ở dưới thuỷ cung được sống sung sướng, đầy đủ, được đối xử tử tế trong khi đó sống ở nơi trần thế lại dập vùi oan khuất là tác giả đã lên án gay gắt nhân gian phong kiến đã không thể đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng mà điều đó chỉ có thể tìm thấy trong mơ, trong thế giới của huyền thoại. 
 õõ ý nghĩa tố cáo sâu sắc.
 *Lên tiếng đòi quyền sống, quyền bình đẳng, lẽ công bằng cho con người:
 Chi tiết Vũ Nương được cứu sống là phản ánh sự công bằng, khát vọng chân chính của nhân dân là “ở hiền gặp lành”.
 Bài tập 2:
 Đề 1: Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
 Hãy phân tích nhân vật chính trong truyện để làm rõ nhận xét trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docvu nuong.doc