Ngữ văn 9 - Ôn tập văn học trung đại

Ngữ văn 9 - Ôn tập văn học trung đại

NGUYỄN DU.

1. Bản thân.

 - Sinh 3.1.1766 ( năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) – 16.9.1820- tên chữ Tố Như- hiệu Thanh Hiên

- Quê Tiên điền- Nghi Xuân –Trấn nghệ An. Do sinh ra ở thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ởThăng Long.

- Thuở nhỏ thông minh sống trong nhung lụa giầu sang( 10 năm), sau đó gia đình có biến cố dữ dội( thời đại, gia đình ) nên bị đẩy vào vòng bão táp.

- 10 tuổi mồ côi mẹ- 4 anh (cùng mẹ) đều chưa đến tuổi trưởng thành – nhưng Ng Du vẫn đi học , đi thi.

 là một trong năm người nổi tiếng đương thời.

2. Gia đình.

- Đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.

- Cha Ng Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.

- Mẹ Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân- người xứ Kinh Bắc-, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi.

-Thuở niên thiếu Ng Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.

- Năm 1775 người con đầu của bà mất, năm sau chồng cũng qua đời, cùng lúc 2 cái tang khiến bà quá đau buòn- lâm bệnh và mất (27.7.1778) khi mới 39 tuổi.

3. Thời đại.

- Cuối Lê đầu nguyễn- thời kì phong kiến VN suy tàn- giai cấp thống trị thối nát- đời sống XH đen tối- ND nổi dậy khởi nghĩa- khởi nghĩa Tây Sơn.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Ôn tập văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyễn du.
1. Bản thân.
 - Sinh 3.1.1766 ( năm ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) – 16.9.1820- tên chữ Tố Như- hiệu Thanh Hiên
- Quê Tiên điền- Nghi Xuân –Trấn nghệ An. Do sinh ra ở thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ởThăng Long.
- Thuở nhỏ thông minh sống trong nhung lụa giầu sang( 10 năm), sau đó gia đình có biến cố dữ dội( thời đại, gia đình ) nên bị đẩy vào vòng bão táp.
- 10 tuổi mồ côi mẹ- 4 anh (cùng mẹ) đều chưa đến tuổi trưởng thành – nhưng Ng Du vẫn đi học , đi thi.
 là một trong năm người nổi tiếng đương thời.
2. Gia đình.
- Đại quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
- Cha Ng Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.
- Mẹ Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân- người xứ Kinh Bắc-, là vợ thứ 3 và ít hơn chồng 32 tuổi.
-Thuở niên thiếu Ng Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
- Năm 1775 người con đầu của bà mất, năm sau chồng cũng qua đời, cùng lúc 2 cái tang khiến bà quá đau buòn- lâm bệnh và mất (27.7.1778) khi mới 39 tuổi.
3. Thời đại.
- Cuối Lê đầu nguyễn- thời kì phong kiến VN suy tàn- giai cấp thống trị thối nát- đời sống XH đen tối- ND nổi dậy khởi nghĩa- khởi nghĩa Tây Sơn.
4.Cuộc đời.
- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại- định trồn vào Nam theo Nguyễn ánh nhưng không thành – bị bắt rồi được thả.
- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng
- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn- tài giỏi được cử đi sứ sang TQ 2 lần.
5.Sự nghiệp thơ văn.
- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho DT:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập- Bắc hành tạp lục – Nam Trung tạp ngâm.
+ Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh ( Truyện Kiều)- Văn chiêu hồn – Văn tế sống 2 cô gái trường lưu.
5. Tư tưởng tình cảm
- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh, hay quan lại cao cấp Ng Du vạch trần tội ác của chúng.
- Đối với những con người bất hạnh... ông dàh hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
* Tóm lại:
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ t/p của ND từ chữ Hán đến truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời CN nhân đạo.
- Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, ND lăn lộn nhiều trong cuộc sống yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.
-Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm choVĐ trọng đại càng trở nên bức thiết hơn,da diết hơn,nóng bỏng hơn.
- Thơ ND dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện
- Riêng truyện Kiều là 1 công hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.
 ND - đại thi hào dân tộc –người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc – một danh nhân văn hóa thế giới.
- Thơ ND là niềm tự hào DT – Niềm tự hào của VHVN.
- Tố Hữu ca ngợi: Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”
B. Truyên Kiều.
1. Hoàn cảnh.
- Truyện Kiều được viết vào thời kì suy tàn của chế độ phong kiến với nhiều bất công ngang trái.
- Sau 15 năm lưu lạc, được tận mắt chứng kiến hiện thực XHPK suy tàn chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến khiến người dân phải chịu cảnh lầm than ngang trái.
- Truyện Kiều ra đòi – như 1 bức tranh phản ánh hiện thực XHPK thế kỉ XIIIV.
2. Xuất sứ. - Dựa vào “ Kim Vân Kiều truyện) của Thanh Tâm Tài Nhân – Trung quốc.
- ND giữ nguyên cốt truyện và n/v, ông có sáng tạo và thay đổi chi tiết, ngôn ngữ, tâm lí n/v nên đã tạo ra1thế giới n/v đặc sắc.
Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thống của dân tộc.
3. Tóm tắt truyện.
 Phần 1. Gặp gỡ và đính ước
 - Kể về cuộc đời Vương Thúy Kiều.
 - Chị em Thúy Kiều đi chơi xuân- gặp mộ Đạm Tiên – Kiều thắp hương và khóc thương.
 - Kiều gặp Kim Trọng ( bạn Vương Quan ) - quyến luyến.
 - Đêm mơ Đạm Tiên báo trước cuộc đời sóng gió.
 - Kim Trọng tìm cách dọn đến ở gần nhà- bắt được cành thoa rơi – trò chuyện cùng Kim Trọng. 
 - Kiều – Kim ước hẹn nguyên thề.
 Phần 2. Gia biến và lưu lạc
a. - Kim về hộ tang. -Thằng bán tơ vu oan – gia đình Kiều gặp hạn – Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh- Nhưng thực chất là bị lừa bán vào lầu xanh.
 - Trước khi theo MGS Kiều thổ lộ cùng Thúy Vân – nhờ Vân nối duyên Kim Trọng.
 - Tú bà biết nàng thất thân với MGS – thét mắng định đánh đập – Kiều tự sát( không chết)
 - Đạm Tiên báo còn nặng nợ – Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích – Sơ Khanh lừa trốn – bị bở rơi – Tú Bà bắt được đánh đập giã man – buộc phải tiếp khách.
b.- Gặp Thúc Sinh – Chuộc khỏi lầu xanh- Thúc ông đem kiện – quan sử cho lấy Thúc Sinh
 - Bị vợ cả Hoạn Thư đánh ghen – bắt Kiều về hành hạ trước mặt Thúc Sinh.
 - Kiều xin ra ở Quan Âm Các – Thúc Sinh đến thăm – bị Hoạn Thư bắt – Kiều sợ bở trốn ẩn náu ở chùa Giác Duyên.
 - Giác Duyên sợ liên lụy gửi Kiều ở nhà Bạc Bà - Bạc Bà ép gả cháu Bạc Hạnh- Bạc Hạnh là tay buôn người – Kiều rơi vào lầu xanh lần 2.
c.- Kiều gặp Từ Hải – chuộc khỏi lầu xanh – Kiều báo ân báo oán.
 - Triều đình dẹp Từ Hải – Hồ Tôn Hiến đút nót Kiều khuyên Từ Hải ra hàng.
 - Từ Hải nghe lời bị Hồ Tôn Hiến giết chết.
 - Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu – gán cho viên Thổ quan.
 - Kiều nhảy xuống dòng Tiền Đường tự vẫn.
 - Vãi Giác Duyên cứu thoát về tu ở chùa.
Phần 3. Đoàn tụ : - Sau hộ tang Kim tìm Kiều - được gả Thúy Vân – Vân khôn nguôi nhớ Kiều
 - Kim – Vương Quan thi đỗ – tìm kiếm Kiều.
	- Kim lập đàn lễ ( tưởng chết ) – gặp Giác Duyên – gặp Kiều.
	- Gia đình sum họp – Kiều không muốn nối lại duyên xưa- chỉ coi nhau là bạn - được sự động viên Kim – Vân – Kiều đã có cuộc sống HP trọn vẹn.
4. Giá trị nội dung nghệ thuật.
a, Nội dung. - Giá trị nhân đạo: + Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, tự do, dân chủ ( Từ Hải) 
 + Ca ngợi phẩm chất con người ( Kiều: đẹp, tài, trí tuệ, hiếu thảo, trung hậu, vị tha)
 + Lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người
Yêu cầu khi học “ truyện Kiều ”
1.- Nắm được nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của ND
Hiểu cốt truyện và giá trị cơ bản của truyện Kiều.
Nắm được vai trò vị trí của ND và kiệt tác truyện Kiều trong lịch sử văn học và đời sống tâm hồn DTVN.
Cảm được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND
 + Bút pháp nghệ thuật ước lệ- vẫn gợi tả được vẻ đẹp, tính cách nhân vật.
 + Tài miêu tả thiên nhiên: Cảnh tình qua bút pháp tả gợi; từ ngữ, h/ả giầu chất tạo hình; cảnh tâm trạng...
2. - Thuộc các đoạn trích trong sgk.
- Thuộc những câu thơ - thể hiện giá trị của “truyện Kiều”: 
1. “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là Lời chung!”
2. “Một ngày lạ thói quan sai
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!”
3. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”
4. “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi?”
5. “Những người bạc ác tinh ma,
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương!”
6. “Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
7. “Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lèo đâm bông”
8. “Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng
Phân tích đoạn trích”Chị em Thúy Kiều”
A. Mở bài.- Truỵện Kiều kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du- tác phẩm hay về nhiều mặt.
- Nghệ thuật tả người trong truyện Kiều bộc lộ nhiều nét tinh hoa của thơ Nguyễn Du
- Đoạn thơ miêu tả 2 chị em Thúy Kiều xưa nay đều coi là mẫu mực của bút pháp cổ điển.
B. Thân bài.
1. Vị trí của đoạn trích.
- Nằm trong phần mở đầu từ câu 15 đến câu 18- phần giới thiệu nhân vật.
- Đoạn miêu tả 2 bức chân dung của 2 chị em Thúy Kiều Thúy Vân. Qua đó dự báo số phận của từng nhân vật.
- Đoạn thơ là bức chân dung hoàn chỉnh chặt chẽ, chứng tỏ bút pháp cổ điển điêu luyện:
 4 câu đầu vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều.
 16 câu tiếp theo vẻ đẹp riêng của Thúy Vân và tài sắc Thúy Kiều
 4 câu cuối đức hạnh, phong thái của chị em Thúy Kiều.
2. Đánh giá, nhận xét về nghệ thuật toàn đoạn.
- Đầu tiên t/g chọn “ lời quê”, chọn điệu thích hợp: Điệu kể nôm na mang dư vị của ca dao.
Nói lời quê như Nguyễn Du là nói nhún, thưc chất T. Kiều là một đài kiến trúc bằng kĩ ngôn ngữ kì tuyệt trong nền văn học dộc và nhân loại; đoạn thơ là một góc của lâu đài kiến trúc ấy: chặt chẽ và tráng lệ.
- Dùng 24 câu giới thiệu: 4 câu giới thiệu chung, 4 câu tả Thúy Vân, 4 câu tả Thúy Kiều, bằng sự cân bằng về bố cục ngầm nói đến sự ngang bằng về nhan sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, 8 câu tả tài của Thúy Kiều, gấp đôi nhan sắc ngầm dự báo “cái tài đi với cái tai” của cuộc đời Kiều, 4 câu kết khép lại đoạn làm cho bố cục chặt chẽ. Phác họa 2 bức chân dung.
3. Phân tích 4 câu đầu.
- Trong câu thơ dùng từ thuần Việt “ đầu lòng...” nôm na mà kì diệu là tinh túy của tiếng mẹ đẻ.
- Bên cạnh những từ Hán “Tố Nga...” làm câu thơ trở lên sang trọng
 Cả 2 cách dùng từ làm toát lên tinh thần nhân văn của nhà thơ: yêu thương quý trọng con người.
Nhịp điệu 4/4, 3/3 ( Thúy Kiều là chi, em là Thúy Vân
 Mai cốt cách tuyết tinh thần) góp phần giới thiệu vẻ đẹp ngang bằng của 2 chị em.
H/ả được lựa chọn theo tinh thần ước lệ cổ điển “ Mai cốt cách.... mười phân ven mười” hoa, tuyết ước lệ cho người phụ nữ, người đẹp.
 “Mai cốt cách”:là cốt cách của mai: hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái.
 “ tuyết tinh thần”: là tuyết có tinh thần của tuyết: trắng trong, tinh khiết, thanh sạch
 2 vế đối nhau câu thơ trở nên toa nha gợi cảm.
âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bột vẻ đẹpcân đối hoàn hảo.
* Sơ kết: Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ “ mỗi người một vẻ...” – n/v trong t/p cũng như ngoài đời không ai giống ai điều này tạo nên những nét diện mạo, t/c riêng của từng n/v để làm nổi bật được vẻ đẹp riêng của từng người, ngòi bút của ND đã bộc lộ được tất cả sự tài hoa của nghệ thuật tả người mà đây là1đoạn điêu luyện của NT ấy.
4. Phân tích 16 câu tiếp theo
ND: vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.
a, 4 câu tả Thúy Vân.
- H/s phác họa:+ Khuôn mặt đầy đặn, cân đối phúc hậu, suối tóc óng như mây, điệu cười, giọng nói đoan trang, làn da sáng hơn tuyết
 T/g miêu tả Thúy Vân toàn vẹn, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc làn da.
* Dùng từ “xem” khéo léo giới thiệu trước một cách tế nhị thể hiện sự đánh giá chủ quan của người miêu tả, sắc đẹp của Thúy Vân là sắc đẹp tương đối 
Miêu tả Vân bằng những nét ước lệ thích hợp Vân đang nảy nở,tươi thắm đoan trang mà hiền dịu, phúc hậu.
Dùng h/ả ẩn dụ “khuôn trăng đầy đặn”, tiếp sau là hình ảnh nhân hóa “ hoa cười, ngọc thốt” ( thay vào cách nói so sánh “Vân cười tươi như hoa, nói trong như ngọc”. Tác giả nói “ hoa cười ngọc thốt” nhân hóa ước lệ tượng trương gây ấn tượng.
Kì diệu hơn ND vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận nhân vật: “ Mây thua..; tuyết nhường...” tạo hóa “ thua” và “ nhường” người đẹp này dễ sống lám con người này sinh ra là để được hưởng hạnh phúc.
b, 12 câu tả Kiều
- Số lượng câu chứng tỏ ND dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này.
lấy Vân làm ... ật chính trong truyện: - Phụ nữ ( có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc lứa đôi người bất hạnh )
 -Tri thức PK sống ngoài vòng cương toả của lễ giáo.
3. K.thúc truyện thường có lời bình thêm về ý nghĩa truyện
4. Truyện được khen là “ Thiên Cổ Kỳ Bút” – Vũ Khâm Lâm -Thời Hậu Lê
5. Truyện “Người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện
III. Phân tích : Truyền kỳ mạn lục : Người con gái Nam Xương
A.Mở bài : 
- Hạnh phúc - Đau khổ : hai mặt luôn tồn tại song song theo suốt chiều dài lịch sử nhân loại
-Đivào lĩnh vực V.Học : Hạnh phúc, đau khổ trở thành chủ đề phổ quát,vĩnh cửu của nền VHVN và VHTG : Hạnh phúc, đau khổ là phạm trù đạo đức thẩm mĩ nó chi phối các đặc trưng ngôn ngữ p/c văn hoá của dân tộc trong tác giả
 - Truyện “ Người con gái Nam Xương” của NDữ - tác giả TK16 – tác giả chuyên viết về phụ nữ v/đề với tiếng nói cảm thông chia sẻ, cũng như NDu – Hồ xuân Hương. đều nẳmtong truyền thống nhân văn cao cả của nền VHVN – một nền văn học luôn quan tâm đến vấn đề con người- mà số phận cá nhân được đề cập tới ở tất cả các khía cạnh 
 - Người con gái Nam Xương – Vũ Thị Thiết nv chính – một nv trảI qua bao bi kịch của HP
 - Qua nv phản ánh bộ mặt XHPK thối nát đương thời
B.Thân bài
1. Tóm tắt truyện: _ truyện kể về Vũ Nương : Đẹp người đẹp nết có chồng đi lính đánh giặc Chiêm ở nhà nàng đảm đang gánh vác thay chồng chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con thơ dại  chồng về, nghe lời con nói, nghi oan cho vợ, đánh đập đưổi điVũ Nương phải lấy cái chết minh oan Sau được giải oan nhưng nàng vẫn không trở về được nữa.
2. Phân tích truyện : 1. Vũ Nương – Người phụ nữ - Dung – Hạnh – người phụ nữ xưa – tháng ngày hạnh phúc
a, Giới thiệu nhân vật Vũ Nương – Người phụ nữ xưa
-Được giới thiệu như là 1 người vẹn toàn : “ Tư dung tốt đẹp thuỳ mị nết na”
-Đức hạnh là nét nổi bật của tính cách nàng:+ Với chồng đa nghi,vô học nhưng chưa tong xảy ra chuyện thất hoà
 + Chồng đi lính nàng tiễn chồng dăn chồng chân tình khiến “ mọi người đều ước 2 hàng lệ. Từ đó cảm nhận được vể đẹp tâm hồn nàng
 + Nàng chu đáo, hiếu thảo với mẹ chồng : Khi mẹ ốm “ hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật – Lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi mẹ mất nàng hết lời thương xót, phần lo ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình
 + Luôn giữ mà không một ngày bất hoà
b, Hạnh phúc của nàng thật mong manh ngắn ngủi 
 -Giống biết bao người phụ nữ khác, nàng mong ước , lấy chồng, sinh con, sống một cuộc đời gia đình hoà thuận. Đó là một hi vọng chính đáng.
 - Nàng lại có đủ hai yếu tố quan trọng nhất của người con gái Đẹp người - đẹp nết
 - Cuộc hôn nhân với Trương Sinh tạo cho nàng có cơ hội thực hiện ước mơ bình thường bé nhỏ đầy tính nhân văn.
 - Dù Trương Sinh ghen nhưng với sự khôn khéo của người con gái chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo PK. Vì thế cuộc sống luôn hoà thuận
=> Đây là giai đoạn hạnh phúc duy nhất, vô cùng mong manh, ngắn ngủi của nàng. Mong manh như sương khói, ngắn ngủi như cuộc sống đoá phù dung sớm nở tối tàn.
3. Người phụ nữ- Nỗi oan – nỗi đau khổ bất tận
* Chuyển : - Niềm vui nghi gia nghi thất, chưa lâu => dòng đời đột ngột rẽ hướng khác. Xô đẩy mỗi số phận con người trôi dạt, nhất là người phụ nữ đến bến bờ xa lạ
* Giới thiệu : Gia đình bé nhỏ tưởng chừng hạnh phúc lại tan vỡ thành những mảnh đời bất hạnh
 - Cái chết – sự xa cách vĩnh viễn
 - Hạnh phúc chỉ là sự im lặng của nỗi đau _ Jules Renard
Khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc không còn tồn taị nữa?
 +TG đưa ra từng cái nút – Thắt dần – xiết chặt - đến đỉnh điểm của mâu thuẫn 
 +Nguyên nhân li biệt
Nguyên nhân 1: “cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh chiêm thành bắt nhiều lính tráng”.
PT: +Xưa nay : Nguyên nhân của biệt ly chết chóc là chiến tranh 
 + Với Vũ Thị Thiết, chiến tranh là khởi đầu mọi biến cố dồn dập xảy ra: chia ly, mẹ chồng ốm, mẹ chồng chết, chồng nghi oan, đau khổ – bức tử chết
 + Chiến tranh không là nguyên nhân T.tiếp làm tan vỡ hạnh phúc – nhưng chính nó là duyên cớđưa đến nỗi bất hạnh khôn cùng của người vợ đức hạnh
Nguyên nhân 2: _ Nhưng chiến tranh chỉ là nguyên nhân gián tiếp – không là nguyên nhân chính tạo nên sự sụp đổ HP của hai vợ chồng : Sự đa nghi, tâm hồn nhỏ nhen, ích kỉ thành kiến.
PT _ Như bão, nếu cây bám rễ sâu, chặt trong lòng đất, nếu ruột cây không bị mục rỗng thì cây vẫn đủ phẩm chất, trụ lại trong lòng đất sau cơn bão
Nguyên nhân bên trong tâm hồn người giữ vai trò quyết định bi kịch đời người
* Trương Sinh ghen – nghi ngờ thái quá => mất lý trí => dẫn đến hiểu lầm, nghi oan cho vợ => khiến vợ phải tự vẫn 
 “ Thần ghen u tối, da mặt tái mét, chân lảo đảo bước theo vị thần nghi ngờ =>Hai vị thần luôn sát cánh bên Trương Sinh biến anh thành kẻ vô tình giết vợ, tàn phá niềm hạnh phúc mong manh của gia đình họ
* TG xây dung nhân vật vô hình – giữ vai trò trọng yếu, chi phối quyết định diễn biến câu chuyện
Sự ngộ nhận đặc biệt – sự ngộ nhận muôn thuở của con người.
+ Đầu tiên là bé Đản : ngộ nhận bóng mẹ là cha
P.tích : Khi chỉ cái bóng mình là chồng – Nàng chỉ muốn ctỏ tình yêu trong lòng thuỷ chung với chồng” Mình với ta tuy hai mà một”+ muốn cho con hưởng trọn niềm vui hạnh phúc có cả cha lẫn mẹ. Thay vào sự hiểu đúng ý nghĩa tượng trưng cao đẹp của cái bóng là sự ngây thơ có kha năng tàn phá HP gia đình!
=> Sự ngây thơ + Sự đa nghi ( Trương Sinh ) => Dẫn đến sự ngộ nhận khác
+ Sự ngộ nhận dẫn đến bi kịch : Bi kịch hạnh phúc !
 Trương Sinh ngộ nhận: Bằng tính ích kỷ, nghi ngờ, cả ghen, thành kiến xã hội PK đâỳ rẫy => tàn phá hạnh phúc g/đ
*Nhận xét :Trương Sinh không thể là người hạnh phúc càng không thể đem lại hạnh phúc cho người khác
 Trương là người có hạnh phúc mà không biết.
 Vũ Thị Thiết là người đi tìm hạnh phúc mà không thấy.
Là một nghịch lí của hạnh phúc
*Nguyên nhân sâu xa:
- Xã hội PK suy tàn – Thành kiến XH gay gắt => khiến Nguyễn Thị Thiết không thể được là người phụ nữ hoàn hảo (xưa) chọn cái chết dứt bỏ oan tình=> hợp tính cách của nàng(1 đời mong bình yên, hạnh phúc, hoà thuận,1 đời giữ phẩm giá,1 đời thuỷ chung đợi chờ => Bị buộc tội => Không thể thanh minh => Người oan ức, tuyệt vọng => không thể trở về.
IV, Giá trị hiện thực của tác phẩm
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung – NDu nói như vậy thật quá khái quát, thật cảm thông.
Người con gái Nam Xương không phải là ngoại lệ trong lời chung, bạc mệnh ấy!
Người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, nhân vật nữ của Hồ Xuân Hương, nàng Kiều – Nguyễn Du: mỗi người một nỗi đau riêngnhưng đều là phận đàn bà bạc mệnh.
=>Những người phụ nữ - Những nhân vật bi kịch trong văn chương – những kiếp đời khổ đau bạc mệnh đời thường – những nạn nhân đau đớn của bao thế lực cả hữu hình cả siêu hình=> nói khái quát hơn họ cũng chính là thân phận con người nói chung thời đó.
Quả thật văn chương tồn tại không hiểu để làm gì nếu không là nói lên một cách chân thực tiếng nói của thân phận người phụ nữ _ thân phận con người trong thời kì lịch sử
TP không chỉ nói thân phận người phụ nữ mà còn là bức tranh tố cáo XH bất công oan khuất gây bao khổ đau cho kiếp người phụ nữ.
III. Kết bài: 
-Truyện khép lại một chuyện tình oan khuất.
-Mở ra một thông điệp( nhìn ở góc độ nay):+Hãy quan tâm đến thân phận người phụ nữ, đến số phận con người.
 +Đừng làm điều gì có thể huỷ hoại hạnh phúc đôi lứa, hạnh phúc gia đình.
 +Để có hạnh phúc phảI thực sự hiểu nhau, tôn trọng nhau, tránh những ngộ nhận đáng tiếc.
 +Có được hạnh phúc đã khó, giữ hạnh phúc lâu bền khó khăn hơn.
-T. khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội bất công, phong kiến xưa, đề cao
 Tác phẩm có giá trị nhân văn cao, bên cạnh sự mở đường của một thể loại văn học mới.
V, Giá trị nhân đạo
_ Truyện đề cao p/c tốt đẹp của người phụ nữ: Đảm đang, hiếu nghĩa, thuỷ chung. Vũ Nương - Đại diện cho vẻ đẹp người phụ nữ xưa.
_ Tác giả cảm thông, xót thương, cho nỗi oan khuất của người phụ nữ
_ Đề cao khát vọng: được yêu, được hạnh phúc, được tôn trọng, được bình đẳng
VI, Nghệ thuật:
_Truyện ngắn thể hiện 1 số đặc trưng của thi pháp phương Đông: Là sự hỗn hợp thể loại giữa văn xuôi – văn vần. Sự pha trộn yếu tố hiện hữu – yếu tố kì ảo.
VII, Tham khảo
1.Thêm về T.K.M.L “ Trong TKML, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, quan lại tham nhũng, đối tượng bái tục; Có truyện nói đến quyền sống của con người, tình yêu trai gái, HP lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống lí tưởngcủa sĩ phu ẩn dật. NDữ đã phản ánh hiên thực mục nát của chế đọ PK một cách có ý thức. Toàn bộ TP thấm sâu tình thân và màu sắc của cuộc sống và phản ánh của tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề xã hội được đề cập tới
 - TKML không phải chỉ thể hiện tinh thần nhà nho mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt ý thức hệ PK-
 -TKML có giá trị hiện thực vì nó phơi bày tệ lậu của CĐPK và có giá trị nhân đạo vì nó đề cao phẩm giá con người, tỏ niềm thông cảm với nỗi đau và niềm ước mơ của nhân dân.
2.Thêm về NDữ
 _ Cất tiếng khóc chào đời đầu thế kỹVI : có lẽ lúc ấy âm hưởng trong ai ghê rợn 60 -70 năm về trước trong cuộc hành quyết Nguyễn Trãi cùng tam tộc (1442) vẫn còn rền rĩ văng vẳng.
 _ Rồi sinh thời ( nửa đầu TK XVI ): 5-6 thập niên “ Cảnh đao binh rễ cho khôn cùng”- Là thời kì lịch sử mà thầy học của ông là Trạng Trình phải ẩn dật tại Bạch Vân Am và chính tác giả cũng đành mai danh ẩn tích ở miền núi Nưa hiu quạnh xứ Thanh Hoá
3.Đánh giá “ Thác là thể phách, còn là tinh anh” – làn nước nhất thời có thể nhấn chìm “ Thể phách “ Vũ Nương xuống tận đáy gầm nước âm u, nhưng rồi khói hương lại nâng cao “ tinh anh” Nương tử lên tót vời ánh dương ngưỡng vọng” (Nguyễn Văn Tâm- Tiếng nói tri âm: NXB trẻ-1994)
 Hiện thực trong truyện là hiện thực lung linh sương khói mờ ảo của cõi âm- Việc sử dụng yếu tố truyền kỳ như một thủ pháp nghệ thuật vươn tới bản chất hiện thực của cuộc sống.
 Yếu tố truyền kỳ khiến cõi âm gần cõi dương hơn( hay cõi âm hay dương đều là những khía cạnh khác nhau của một cõi người)
-Về ngôn ngữ: Lời văn biến ngẫu, dùng nhiều điển tích- câu truyện có kết cấu cổ kính hơn.
-Về kết cấu: +Truyện xây dựng từ thấp đến cao. Hết đợt sóng này đến đợt sóng khác, đợt sau mạnh hơn đợt trước khiến câu truyện hấp dẫn.
 +Cuối cùng kết thúc không đột ngột nhưng tạo ra được sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc.
-Xây dựng tình tiết: thắt, gỡ, mở nút, cách kể tuyện sống động, giàu kịch tính tập trung làm nổi bật nỗi oan của Vũ Ngọc- gây xúc động
-Xây dựng nhân vật Vũ Ngọc: Người phụ nữ có phẩm chất, tư duy tốt đẹp- đại diện cho người phụ nữ xưa- đại diện cho nỗi bất hạnh gông xiềng mà xã hội tạo ra cho người phụ nữ.
(Tuy nhiên trong bước đầu khai phá một biểu hiện hình thái cuộc sống, truyện không thể tránh khỏi có đôi chỗ thiếu tự nhiên, công thức..)

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van hoc trung dai lop 9.doc