Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Đề bài:Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

 Bài làm

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Bằng Việt dung dị , mượt mà,thiên về khai thác những kỉ niệm, ước mơ trong trẻo nên gần gũi với lứa tuổi học trò.Năm 1963 khi đang du học tại Liên Xô,Ông đã đến với thơ và cho ra đời bài thơ Bếp lửa,in trong tập “Hương cây –Bếp lửa”.Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu.Đồng thời thể hiện lòng kính yêu ,trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương ,đất nước.

 Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm trong suốt tám năm ròng tuổi thơ,tác giả được sống bên bà,được hưởng sự chăm sóc lo toan,và tình yêu thương trìu mến bà dành cho cháu.Từ những kỉ niệm êm đẹp ấy,đứa cháu nay đã trưởng thành thấu hiểu về cuộc đời bà,về lẽ sốnggiản dị mà cao quí của bà.Bài thơ này khép lại cũng bằng hình ảnh bếp lửa nhưng là bếp lửa bập bùng trong tâm tưởng,cháy sáng niềm nhớ thương yêu kính của đứa cháu gửi tới bà nơi quê nhà xa xôi

Trong dòng hồi tưởng của người cháu,những kỉ niệm về bà và tình bà cháu được hiện lên sống động và cụ thể.Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh quen thuộc thân thương:

 Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

 Đây là hình ảnh không thể thiếu của bức tranh sinh hoạt ở nông thôn tự bao đời.Từ “ấp iu” gợi liên tưởng đến bàn tay kiên nhẫn,khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.Công việc nhóm lửa ấy cứ lặp đi lặp lại hàng ngày, đơn giản thế nhưng không hề nhàm chán mà ngược lại có một cái gì đó rất đỗi thieng liêng ,xúc động.

 Khi tiếng gà báo sáng vang rộn khắp thôn xóm,mặt trời chưa ló rạng,bà đã thức dậy nhóm lửa nấu cơm.ánh lửa bập bùng soi tỏ bàn tay nhăn nheo của bà,in bóng bà chập chờn trên vách,khói bếp chờn vờn hơi sương Hình ảnh như thực như mơ ấy đã khắc sâu trong tim đứa cháu.Hai câu thơ gợi bao kỉ niệm của một thời ấu thơ gian khổ thiếu thốn bên cạnh người bà tảo tần nhân hậu.Nhớ đến bà,tự đáy lòng nhà thơ bật lên tiếng nói chân thành:

 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
	Bài làm
Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thơ Bằng Việt dung dị , mượt mà,thiên về khai thác những kỉ niệm, ước mơ trong trẻo nên gần gũi với lứa tuổi học trò.Năm 1963 khi đang du học tại Liên Xô,Ông đã đến với thơ và cho ra đời bài thơ Bếp lửa,in trong tập “Hương cây –Bếp lửa”.Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành,bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu.Đồng thời thể hiện lòng kính yêu ,trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương ,đất nước.
	Bài thơ mở ra hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm trong suốt tám năm ròng tuổi thơ,tác giả được sống bên bà,được hưởng sự chăm sóc lo toan,và tình yêu thương trìu mến bà dành cho cháu.Từ những kỉ niệm êm đẹp ấy,đứa cháu nay đã trưởng thành thấu hiểu về cuộc đời bà,về lẽ sốnggiản dị mà cao quí của bà.Bài thơ này khép lại cũng bằng hình ảnh bếp lửa nhưng là bếp lửa bập bùng trong tâm tưởng,cháy sáng niềm nhớ thương yêu kính của đứa cháu gửi tới bà nơi quê nhà xa xôi
Trong dòng hồi tưởng của người cháu,những kỉ niệm về bà và tình bà cháu được hiện lên sống động và cụ thể.Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh quen thuộc thân thương:
	Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Đây là hình ảnh không thể thiếu của bức tranh sinh hoạt ở nông thôn tự bao đời.Từ “ấp iu” gợi liên tưởng đến bàn tay kiên nhẫn,khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.Công việc nhóm lửa ấy cứ lặp đi lặp lại hàng ngày, đơn giản thế nhưng không hề nhàm chán mà ngược lại có một cái gì đó rất đỗi thieng liêng ,xúc động.
 Khi tiếng gà báo sáng vang rộn khắp thôn xóm,mặt trời chưa ló rạng,bà đã thức dậy nhóm lửa nấu cơm.ánh lửa bập bùng soi tỏ bàn tay nhăn nheo của bà,in bóng bà chập chờn trên vách,khói bếp chờn vờn hơi sươngHình ảnh như thực như mơ ấy đã khắc sâu trong tim đứa cháu.Hai câu thơ gợi bao kỉ niệm của một thời ấu thơ gian khổ thiếu thốn bên cạnh người bà tảo tần nhân hậu.Nhớ đến bà,tự đáy lòng nhà thơ bật lên tiếng nói chân thành:
	Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
 Trong 4 khổ thơ tiếp theo,tác giả kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với miêu tả,tự sự với trữ tình làm cho ta rung động sâu xa trước cuộc sống nhọc nhằn của hai bà cháu và hiểu được tình thương tha thiết cháu dành cho bà.Âm hưởng của câu thơ bất chợt chùng xuống, trĩu nặng thương đau:
 	Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
	Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Câu thơ gợi lên bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt nam chết đói.Hình ảnhbố đi đánh xe và xóm làng bị giặc đót cháy tàn cháy rụi đã in đậm dấu ấn buồn thảm trong tâm hồn cậu bé mới lên 4 tuổi.Rồi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ bận đánh Pháp không về,cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà,sớm có ý thức tự lập ,sớm phả lo toan:
	Cháu ở cùng bà,bà bảo cháu nghe
	Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
	Nhóm bếp lửa nghĩ thuương bà khó nhọc
Kỉ niệm về bà và tuổi thơ vất vả luôn gắn liền với bếp lửa bập bùng,gợi ra những liên tưởng độc đáo:
	Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
	Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần,như sự cưu mang đùm bọc đầy yêu thương chi chút của bà
	Bếp lửa quê hương ,bếp lửa của tình bà cháu lại gợi lên một liên tưởng khác.Đó là nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.Tiếng chim rộn rã báo hiệu mùa lúa chín vang đồng,mùa vải chín đỏ cây.Tiếng chim khơi dậy những kỉ niệm khó quên:
	Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
	Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
	 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa
Cuộc sống kháng chiến tuy khó khăn gian khổ nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để các con yên tâm đánh giặc:
	Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
	Bố ở chiến khu bố còn việc bố
	Mày có viết thư chớ kể này kể nọ 
	Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
 Đoạn thơ thứ 3 là những suy ngẫm của người cháu về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa hồng quen thuộc.Từ hồi tưởng về tuổi thơ được sống bên bà,người cháu rút ra nhận xét: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 Biết bao tình cảm chân thành gói ghém cả trong câu thơ mộc mạc mà sâu sắc ấy.Nỗi nhớ thương ,niềm kính phục,lòng biết ơn của đứa cháu đối với bà đang dâng lên ,xoáy cuộn,thổn thức ở trong lòng.Hình ảnh bà luôn hiện diện cùng hình ảnh bếp lửa,ngọn lửa.Có thể nói bà là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Các bà mẹ là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa của tình yêu thương luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình
 Sự tần tảo, đức hy sinh và lòng nhân hậu của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiêt rất tiêu biểu:
	Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả nhữnh tâm tình tuổi nhỏ
 Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi buổỉ sớm mai cũng chính là nhómm lên niềm yêu thương,niềm vui sống,nối quá khứ với hiện tại ,tương lai
 Đứa cháu bé bỏng năm xưa giờ đã lớn khôn được chắp cánh bay xa,được làm quen với khung trời mới lạ.Tuy vậy ,cháu vẫn không thể nào quên bếp lửa , tấm lòng ấp iu đùm bọc của bà.Bếp lửa ấy đã trở thành kỷ niệm ấm lòng,thành niềm tin thiêng liêng,kì diệu,nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài
 Suốt bài thơ,hình ảnh người bà luôn đi đôi với hình ảnh bếp lửa.Có tới mười lần,tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh của bà

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich bai Bep lua.doc