Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Đề Bài: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Bài Làm

 Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác tha thiết. Người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng lòng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người, về lăng Người. “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, sáng tác năm 1976 là một bài thơ ngắn đầy xúc động thể hiện được tấm lòng thành kính ,biết ơn của tác giả cũng như của đồng bào miền Nam đối với Người. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Viễn Phương: nhỏ nhẹ, tâm tình, giàu chất mơ mộng.

 Bài thơ được viết bằng một giọng thơ trang nghiêm, thành kính, tha thiết. Nó giống như lời thủ thỉ, tâm tình của người con xa quê khi về thăm người cha già đã mất. Bài thơ xây dựng bố cục theo trình tự thời gian của chuyến thăm lăng Bác từ lúc ngoài lăng, vào lăng đến ra về và được kết hợp với trình tự không gian từ bên ngoài.

 Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đến lăng viếng Bác:

 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

 Đó như một lời thông báo hết sức ngắn gọn, từ xưng hô “con” ngay từ đầu đã tạo sự gần gũi, thân mật như trong một gia đình. Giữa một vị chủ tịch nước và nhân dân đã không còn khoảng cách. Hơn nữa cách xưng hô của Viễn Phương mang đậm màu sắc Nam Bộ. Không chỉ có Viễn Phương mà cả nhà thơ Tố Hữu đều coi Bác là vị cha già vĩ đại nhất:

 “Người không con mà có triệu con

 Nhân dân ta gọi người là Bác”.

 Bác đã mất mà nhan đề bài thơ là “Viếng lăng Bác”. Nhưngtrong câu thơ tác giả sử dụng từ “thăm” chứ không phải là “viếng” . Điều đó đã làm giảm bớt nỗi xót đau trong lòng và tác giả muốn gián tiếp khẳng định rằng Bác vẫn còn sống. Chuyến “thăm” này của tác giả là chuyến hành hương về cội nguồn để thăm lại người cha già thân yêu. Quanh lăng Bác có nhiều loại cây quý song không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chú ý đến hàng tre:

 “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

 mưa sa đứng thẳng hàng”.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Bài: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Bài Làm
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác tha thiết. Người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng lòng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người, về lăng Người. “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, sáng tác năm 1976 là một bài thơ ngắn đầy xúc động thể hiện được tấm lòng thành kính ,biết ơn của tác giả cũng như của đồng bào miền Nam đối với Người. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Viễn Phương: nhỏ nhẹ, tâm tình, giàu chất mơ mộng.
 Bài thơ được viết bằng một giọng thơ trang nghiêm, thành kính, tha thiết. Nó giống như lời thủ thỉ, tâm tình của người con xa quê khi về thăm người cha già đã mất. Bài thơ xây dựng bố cục theo trình tự thời gian của chuyến thăm lăng Bác từ lúc ngoài lăng, vào lăng đến ra về và được kết hợp với trình tự không gian từ bên ngoài.
 Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đến lăng viếng Bác:
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
 Đó như một lời thông báo hết sức ngắn gọn, từ xưng hô “con” ngay từ đầu đã tạo sự gần gũi, thân mật như trong một gia đình. Giữa một vị chủ tịch nước và nhân dân đã không còn khoảng cách. Hơn nữa cách xưng hô của Viễn Phương mang đậm màu sắc Nam Bộ. Không chỉ có Viễn Phương mà cả nhà thơ Tố Hữu đều coi Bác là vị cha già vĩ đại nhất:
 “Người không con mà có triệu con
 Nhân dân ta gọi người là Bác”.
 Bác đã mất mà nhan đề bài thơ là “Viếng lăng Bác”. Nhưngtrong câu thơ tác giả sử dụng từ “thăm” chứ không phải là “viếng” . Điều đó đã làm giảm bớt nỗi xót đau trong lòng và tác giả muốn gián tiếp khẳng định rằng Bác vẫn còn sống. Chuyến “thăm” này của tác giả là chuyến hành hương về cội nguồn để thăm lại người cha già thân yêu. Quanh lăng Bác có nhiều loại cây quý song không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chú ý đến hàng tre:
 “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 mưa sa đứng thẳng hàng”.
 Tác giả đã miêu tả hàng tre theo lối liên tưởng, tưởng tượng. Đó là hàng tre dài, rộng, bát ngát, hàng tre đặc trưng cho dân tộc Việt Nam. Hơn nữa tre còn là biểu tượng cho phẩm chất con người Việt Nam: bình dị, kiên cường, bất khuất và thuỷ chung. Hình ảnh hàng tre còn gợi về làng quê Việt Nam bình dị thân thương. Nét đẹp và sự tươi mát của hàng tre còn làm dịu đi vẻ tôn nghiêm vốn có của chốn lăng tẩm.
 Đến viếng lăng Bác, tác giả như được trở về với quê hương, cội nguồn dân tộc. Hình ảnh hàng tre trong “bão táp mưa sa” vẫn “đứng thẳng hàng” như toàn thể dân tộc Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ một tấm lòng thành kính hướng về Bác kính yêu. Với cách giới thiệu như vậy, tác giả đã giúp người đọc hình dung lăng Bác gần gũi và thân thương như đang ở chốn làng quê thanh bình chứ không phải ở giữa thủ đô hoa lệ. Tuy nhiên hình ảnh hàng tre chỉ là một khúc dạo đầu để mở ra một loạt những suy tưởng khác sâu lắng hơn.
 Tác giả dùng một hình ảnh tượng trưng tuyệt đẹp để nói về cảm xúc của mình khi đứng trước lăng:
 “Ngày ngày rất đỏ”.
 Mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vận hành trên quỹ đạo, đem lại sự sống cho muôn loài. Mượn hình ảnh mặt trời thiên nhiên, tác giả so sánh ngầm : Bác cũng như một mặt trời hồng rực rỡ. Mặt trời-Bác Hồ soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam tiến lên, đưa nhân dân ta thoát khỏi bóng tối của lầm than, nô lệ.Mặt trời-Bác Hồ toả hơi ấm, tình thương cho nhân loại như Tố Hữu đã từng viết : 
 “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.
 Với biện pháp ẩn dụ “Mặt trời”, Viễn Phương đã nâng Bác lên ngang tầm thiên nhiên, khẳng định Bác vẫn tồn taị mãi mãi. Công ơn của Bác có thể sánh ngang với biển rộng, non cao. Biết ơn Bác, mọi người ai cũng mong được gặp Bác và bầy tỏ tình cảm của mình:
 “Ngày ngàymùa xuân”.
 Ngày ngày, mọi người từ khắp mọi miền đất nước về đây viếng Bác. Hình ảnh dòng người được so sánh như một tràng hoa để dâng nỗi nhớ thương, kính yêu lên người. Điệp từ “ngày ngày” cho thấy dòng người vào lăng viếng Bác là liên tục, vô tận. Hình ảnh “bảy chín mùa xuân” mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng. Cái tinh tế của Viễn Phương là dùng ngay cách nói hóm hỉnh, lạc quan, không dùng “tuổi” mà dùng từ “xuân” để gián tiếp 
khẳng định sự trường tồn, bất tử của Bác trong lòng nhân loại đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.
 Khổ thơ thứ ba là dòng cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Cả không gian trong lăng thanh tĩnh như ngưng hết cả thời gian. Đứng trước Bác, nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác đã mất thật rồi. Hình ảnh Bác nằm nghỉ đời đời trong lăng yên tĩnh, trang nghiêm được so sánh ngầm với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đối với Viễn Phương hình như Bác chỉ ngủ sau một chặng đường đời với bảy mươi chín mùa xuân chưa hề được nghỉ ngơi:
 “Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa
 Trăng ơi trăng hãy yên lặng cúi đầu 
 Trọn cuộc đời Bác ngủ có yên đâu 
 Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ”.
 (Hải Như)
 Bác yên giấc trong ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Sinh thời, Bác rất yêu trăng và trăng luôn luôn hiện hữu trong thơ Bác. Đối với Bác, trăng là một người bạn thân tri kỉ, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Và giờ đây, trong giấc ngủ vĩnh hằng của Người vẫn có trăng làm bạn. Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện trong một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
 “Vẫn biết . trong tim!”.
 Tác giả cố ý tạo ra một vũ trụ trong lăng với mặt trời, vầng trăng và bầu trời xanh vĩnh viễn đẻ ca ngợi sự vĩ đại cao siêu trong con người Bác đồng thời một lần nữa khẳng định: Bác vẫn còn sống mãi như bầu trời xanh. Lí trí đã mách bảo rằng Bác còn sống mãi trong lòng dân tộc nhưng tác giả vẫn không khỏi nhói đau khi đứng trước một sự thật: Bác đã vĩnh viễn ra đi. Vẫn biết rằng quy luật của tạo hoá là có sinh, có tử, vẫn biết rằng Bác đã vĩnh viễn an giấc ngàn thu nhưng nỗi đau nhức nhối khi được chứng kiến một sự thật như trăm ngàn mũi kim đâm vào trái tim nhà thơ. Đó cũng là nỗi đau chung của toàn dân tộc. Cả đất trời nhỏ lệ khóc thương Bác:
 “Suốt mấy hôm rầy đau tiễn đưa 
 Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”.
 Không ai tin đó là sự thật bất chấp cả lẽ thường tình của tạo hoá. Không! Bác không mất đi, Bác vẫn còn như bầu trời xanh mãi mãi ở trên cao. Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân loại. Cảm xúc của tác giả sau một thời gian lắng sâu nay đã trào dâng đến tột đỉnh bởi vì còn ít phút nữa thôi, Viễn Phương phải trở về miền Nam, phải xa cách Bác, không biết đến bao 
giờ mới trở lại thăm Người. Tình cảm của nhà thơ đã theo dòng nước mắt tuôn trào:
 “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
 Tác giả đã bày tỏ niềm mong muốn của mình:
 “Muốn chốn này”.
 Điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại ba lần kết hợp với ba hình ảnh “con chim, cành hoa” và “cây tre trung hiếu”. Tác giả muốn hoá thân, muốn hoà nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác Hồ. Hình ảnh “hàng tre” ở phần đầu bài thơ lại được xuất hiện ở cuối bài ,làm bài thơ có kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứngvà cũng nói được ước nguyện của tác giả: muốn làm một người lính để đứng canh giấc ngủ cho Bác. Ước nguyện của tác giả thực ra để diễn tả tâm trạng lưu luyến bịn rịn, không muốn rời xa Bác. Ước nguyện đó cũng là ước nguyện của toàn thể nhân dân ta đối với Bác. 
 Đây là một bài thơ ra đời rất lâu sau ngày Bác qua đời nhưng với ngôn ngữ bình dị, cô đúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, bài thơ vẫn được coi là đỉnh cao trong mảng sáng tác về Bác Hồ.Đọc bài thơ,ta cảm nhận được lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ trong một lần vào lăng viếng Bác . Có thể nói , “Viếng lăng Bác” là một tác phẩm xuất sắc, chiếm nhiều cảm tình của bạn đọc và sống mãi với thời gian. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVieng lang bac.doc