Ôn luyện và bồi dưỡng môn Ngữ văn 9 vào THPT năm học: 2008 - 2009

Ôn luyện và bồi dưỡng môn Ngữ văn 9 vào THPT năm học: 2008 - 2009

 Đề 1

 Câu 1. Đoạn văn

 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)

 Gợi ý:

 a. Yêu cầu về nội dung:

 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.

 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.

 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật

 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.

 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.

 b. Yêu cầu vê hình thức:

 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.

 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.

 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)

 

doc 87 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn luyện và bồi dưỡng môn Ngữ văn 9 vào THPT năm học: 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn luyện và Bồi dưỡng ngữ văn 9 Vào THPT 
Năm học : 2008 - 2009
ôn luyện các đề Phần Tự luận
 Đề 1 
 Câu 1. Đoạn văn
 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu về nội dung:
 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
 b. Yêu cầu vê hình thức :
 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)
 Câu 2.
 Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
 Gợi ý :
I/ Tìm hiểu đề :
 - Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm có tính chất chung được nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
 - Nhưng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn iến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nước của nhân vật.
 - Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong sự giác ngộ cách mạng.
 - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhưng để phân tích được trọn vẹn, có thể trình bày lướt qua về nhân vật ở những đoạn khác.
II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài:
 - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
 - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B- Thân bài
 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
 a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
 - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
 - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
 b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
 - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật,” đã xong chưa?
 - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
 c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
 - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
 - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
 - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
 - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
 - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
 + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
 + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
 - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
 - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
 - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
 - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
 Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
 C- Kết bài:
 - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
 - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
_________________________________________________________
 Đề 2 
 Câu 1. Đoạn văn
 Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Gợi ý :
 1. Về hình thức:
 - Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, có thể dùng đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
 - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt.
 2. Về nội dung:
 - Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
 - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.
 Câu 2. Đoạn văn
 Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là người sáng tác?
 c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
 d. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
 Gợi ý:
 c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
 - Nghĩa đen : Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt dễ cháy lên.
 - Nghĩa bóng : Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp.
 d. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
 + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
 - Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nang bước cháu trên suốt chặng đường dài.
 + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
 Câu 3. Bài làm văn
 Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 Gợi ý: 
 A. Phần thân bài
 1. Bức tranh thiên nhiên trong ài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
 * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng.
 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là c ... keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Họ là những người xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen việc "cuốc cày" ở những vùng quê nghèo khác nhau, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau từ xa lạ bỗng trở thành thân quen. Chính Hữu đã kể về những con người ấy bằng lời thơ thật xúc động : 
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Họ đều xuất thân từ những vùng đất khô cằn, nghèo khổ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá". Từ "xa lạ" gặp nhau. Thật là thú vị, nhà thơ không nói hai người xa lạ mà là "đôi người xa lạ", vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm. "Hai người" cụ thể quá. Đôi người là từng "đôi" một - nhiều người. Trong đơn vị quân đội ấy, ai cũng thế. Hình ảnh những con người chẳng hẹn quen nhau nói lên một sự xa lạ trong không gian và tình cảm. Nhưng khi tham gia kháng chiến, những con người ấy cùng nhau chiến đấu, cùng nhau chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau. Vì thế họ trở thành thân nhau, hiểu nhau, thương nhau và gọi nhau là "đồng chí".
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí"
 Tình cảm ấy thật thân thương, thật tha thiết. Giọng thơ đang liền mạch nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, bỗng ngắt nhịp đột ngột. Từ Đồng chí lại được tách ra làm câu riêng, một đoạn riêng. Với cấu trúc thơ khác thường ấy tác giả đã làm nổi bật ý thơ. Nó như một nốt nhấn của bản nhạc, bật lên âm hưởng gây xúc động lòng người. Câu thơ chỉ có một từ Đồng chí - một tiếng nói thiêng liêng. Đồng chí một sự cảm kích về nhiều đổi thay kì lạ trong quan hệ tình cảm. Thế là thành đồng chí.
 Tình cảm ấy lại đựơc biểu hiện cụ thể trong cuộc sống chiến đấu. Những lúc kề bên nhau, họ lại kể cho nhau nghe chuyện quê nhà. Chuyện "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày", "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay" cả chuyện "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"... Từ những lời tâm tình ấy cho ta hiểu rằng : Các anh chiến sĩ mỗi người đều có một quê hương, có những kỉ niệm thân thiết gắn bó với quê nhà và khi ra đi hình bóng quê hương đều mang theo trong họ. Các anh lại cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu gian khổ bên nhau. Trong gian lao vất vả họ lại tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong mối tình đồng chí. Làm sao các anh có thể quên được những lúc ướt mồ hôi, cùng chịu với nhau từng cơn ớn lạnh. Cuộc sống bộ đội nghèo vất vả nhưng không thiếu niềm vui. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... dẫu trời có buốt giá thì miệng vẫn cười tươi. Tình cảm chân thành tha thiết ấy không diễn tả bằng lời mà lại thể hiện bằng cách nắm lấy bàn tay. Thật giản dị và cảm động. Không phải là những vật chất của cải, không phải là những lời hoa mĩ phô trương. Những người chiến sĩ biểu hiện tình đồng chí là bàn tay nắm lấy bàn tay. Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên tất cả những ý nghĩ thiêng liêng cao đẹp của mối tình đồng chí :
 	 Đêm nay rừng hoang sương muối
 	 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo
Câu thơ vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả cảnh những người lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối. Súng hướng mũi lên trời có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
	Bằng ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực gợi tả có sự khái quát cao, Chính Hữu đã cho ta thấy rõ quá trình phát triển của một tình cảm cách mạng trong quân đội. ở đây nhà thơ đã xây dựng hình ảnh thơ từ những chi tiết thực của cuộc sống thực trong đời thường của người chiến sĩ, không phô trương, không lãng mạn hóa, thi vị hóa, chính những nét thực đó tạo nên sự thành công của tác phẩm. Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong phương pháp sáng tác và cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong thơ thời kì chống Pháp.
2. a) Viết thành một văn bản, đúng thể loại nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
 b) Xác định, thể hiện rõ yêu cầu trọng tâm của đề bài trong bài làm : chất thơ của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" ở các ý sau cần phân tích, bình giảng.
 + Chất thơ toát ra từ bức tranh thiên nhiên đẹp của vùng đất Sa Pa - ngân nga, nhẹ nhàng, thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, huyền ảo (đưa dẫn chứng, phân tích)
 + Chất thơ lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩu chuyện xúc động, đáng yêu, toả ra từ vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn của con người: anh thanh niên trên trạm quan sát Yên Sơn cao 2600 mét, anh bạn trên đỉnh Phăng-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư già ở vườn rau Sa Pa cho đén bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường. Tất cả những con người ấy đã tạo nên một sức âm vang lớn đằng sau cái lặng lẽ ngàn đời của vùng đất Sa Pa (học sinh phân tích trọng tâm vào nhân vật anh thanh niên)
 + Cái thơ mộng, vẻ huyền ảo của Sa Pa quyện chặt với cái đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau đã làm nên chất thơ của con người, của cuộc sống.
 + Văn xuôi, truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ.
1. Viết đoạn văn khoảng 10 cõu ,diễn dịch hoặc tổng phõn hợp nội dung núi về cảm nghĩ của mỡnh về tuổi trẻ Việt Nam trong khỏng chiến chống Mĩ qua Truyện ngắn “Những ngụi sao xa xụi”của Lờ Minh Khuờ.
VD: Những phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ cưu nước đó được LMK phản ỏnh chõn thực, hấp dẫn trong truyện ngắn “ NNSXX” qua hỡnh ảnh những nữ thanh niờn xung phong. Ba cụ gỏi trẻ : Nho ,Thao, Phương Định tổ trinh sỏt mặt đường trong tỏc phẩm là những con người mang trong mỡnh tất cả nhửng phẩm chất quớ giỏ của người phụ nữ Việt Nam. Dự là những người con gỏi nhưng họ lại làm một nhiệm vụ cực kỡ gian lao, vất vả và nguy hiểm. Đú là hang ngày phải chạy trờn cao điểm đo khối lượng đất đỏ lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thỡ phỏ bom.Đảm nhận cụng việc ấy là hàng ngày, hàng giờ họ phải đối diện với cỏi chết với tử thần. Nhưng bằng tinh thần dũng cảm, bằng sự thương yờu đựm bọc, giỳp đỡ lẫn nhau họ đó vượt qua tất cả mọi khú khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Khụng những vậy họ cũn vượt lờn tất cả mọi gian khổ, thiếu thốn để sống một cỏch trong sỏng, hồn nhiờn, lóng mạn, mộng mơ.Cuộc sống tàn khốc của chiến tranh khụng thể làm họ mất đi tõm hồn lóng mạn, mơ mộng và tinh thần lạc quan, tin tưởng đối với cuộc đời. Sau những giờ phỳt căng thẳng khi phải kề cận tử thần, họ lại vui vẻ, lạc quan và sống một cỏch hồn nhiờn, vụ tư.Vượt lờn mọi gian lao cực nhạc của cuộc sống khốc liệt của chiến trường để hoang thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và sống hồn nhiờn lạc quan chẳng phải là những phẩm chất quý giỏ của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ hay sao !
2. Viết đoạn văn khoảng 8 cõu theo cỏch diễn dịch để nờu cảm nghĩ của em về nhõn vật Phương Định trong tỏc phẩm “ Những ngụi sao xa xụi’’ của Lờ Minh Khuờ.
VD : Phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ VN trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ cứu nước đó được LMK khỏi quỏt và thể hiện khỏ xuất sắc qua tỡnh tượng nhõn vật PĐịnh trong tỏc phẩm NNSXX.Điểm sỏng trong con người PĐịnh cú lẽ là tõm hồn lóng mạn, mộng mơ và lũng tin yờu sõu sắc vào cuộc đời. Dự sống trong hoàn cảnh cực kỡ khú khăn vất vả và phải đảm nhiệm một cụng việc hết sức hiểm nguy nhưng ở người con gỏi Hà Nội mảnh mai này vẫn khụng hề mất đi nột đẹp trong tõm hồn.Sau những giờ phỳt căng thẳng khi đó thoỏt khỏi bàn tay tử thần, PĐịnh lại say ngắm vẻ đẹp của mỡnh, lại thả hồn theo những suy tư đầy lóng mạn, lại nhớ về những kỉ niệm ờm đềm bỡnh dị của một thời thơ ấu : kỉ niệm về một bà bỏn kem, về con đường nhựa ban đờm, về những ngụi sao trong cõu chuyện cổ tớch ; lại hồn nhiờn, vụ tư trước một trận mưa đỏ vừa bất ngờ, đột ngột ập tới.Cú thể núi chớnh tõm hồn lóng mạn, mộng mơ của PĐịnh là biểu hiện sõu sắc cuả tinh thần chiến đấu dũng cảm và tỡnh yờu đời say đắm. Nếu khụng cú tinh thần dũng cảm, lũng yờu cuộc đời thỡ làm sao lại cú thể hồn nhiờn vụ tư, mộng mơ sau những giờ phỳt “ thần kinh căng như chóo” trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt ở một cao điểm trờn chiến trường đầy bom đạn.
3. Hóy túm tắt truyện ngắn “ Những ngụi sao xa xụi ’’ bằng một đoạn văn khoảng 20 cõu. Trong đoạn cú cõu dựng thành phần tỡnh thỏi (gạch chõn dưới thành phần tỡnh thỏi đú )
VD : Truyện ngắn NNSXX kể về 3 nữ thanh niờn xung phong làm thành một tổ trinh sỏt mặt đường tại một trọng điểm trờn tuyến đường trường sơn. Họ gồm cú hai cụ gỏi trẻ là Nho, Phương Định và tổ trưởng là chị Thao, lớn tuổi hơn một chỳt. Nhiệm vụ của họ là quan sỏt địch nộm bom, đo khối lượng đất đỏ phải san lấp do bom địch gõy ra, đỏnh dấu vị trớ cỏc trỏi bom chưa nổ và phỏ bom. Cụng việc của họ hết sức nguy hiểm vỡ thường xuyờn phải chạy trờn cao điểm gữa ban ngày và mỏy bay địch cú thể ập đến bất cứ lỳc nào. Đặc biệt họ liờn tục phải đối mặt với tử thần mỗi lần phỏ bom. Cụng việc này diễn ra thường xuyờn, liờn tục hàng ngày thậm chớ nhiều lần trong một ngày. Cả ba cụ gỏi phải sống trong một cỏi hang dưới chõn cao điểm, tỏch xa đơn vị.Cuộc sống ấy thật khú khăn, khắc nghiệt và cũng thật nguy hiểm. Họ cú thể bị bom vựi luụn và vựi bất cứ lỳc nào. Nhưng dự phải sống trong hoàn cảnh ấy, họ vẫn cú những niềm vui hồn của tuổi trẻ,vẫn cú những giõy phỳt hồn nhiờn, vụ tư. Và đặc biệt họ rất gắn bú, yờu thương và luụn sẻ chia những khú khăn gian khổ trong tỡnh đồng đội sõu sắc bền chặt. Trong ba cụ gỏi ấy Phương Định là nhõn vật chớnh và cũng là người kể chuyện. Người con gỏi quờ Hà Nội này là một thiếu nữ giàu xỳc cảm, hay mộng mơ và luụn nhớ về kỉ niệm một thời với gia đỡnh và thành phố thõn yờu của mỡnh. Trong phần cuối truyện, tỏc giả tập trung miờu tả hành động và tõm lớ của cỏc nhõn vật trong một lần phỏ bom mà chủ yếu là miờu tả nhõn vật Phương Định. Trong lần phỏ bom ấy, Nho bị thương. Cụ đó nhận được sự chăm súc rất tận tỡnh chu đỏo của Thao và Phương Định, những người đồng đội thõn yờu của cụ.Sau khi Nho qua khỏi cơn nguy kịch, một trận mưa đỏ bất ngờ ập đến, những cụ gỏi dũng cảm ấy lại sụng vụ tư hồn nhiờn như khụng hề cú khú khăn hiểm nguy nào họ vừa trải qua. Cú lẽ chớnh tõm hồn lóng mạn mộng mơ của những người con gỏi trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường khi vừa làm xong nhiệm vụ cực kỡ nguy hiểm là điểm sỏng của “ những ngụi sao xa xụi ” mà Lờ Minh Khuờ muốn thể hiện trong tỏc phẩm này.

Tài liệu đính kèm:

  • docon luyen.doc