Ôn luyện vào 10 môn Ngữ văn

Ôn luyện vào 10 môn Ngữ văn

ĐỀ 4

 Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – của T/giả Nguyễn Dữ.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 A – PHẦN MỞ BÀI.

 - “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – là áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của T/giả Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI, một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “ Thiên cổ tuỳ bút”.

 - Truyện kể về một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong nhân gian về bi kịch một gia đình ở Nam Xương cạnh dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, một thời loạn lạc đầy biến động . Nhân vật chính của chuyện là Vũ Nương – người con gái bạc mệnh đáng thương – có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

 B – PHẦN THÂN BÀI.

 1 – Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay.Xuất thân trong một gia đình “ kẻ khó”, nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “ tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “ mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.

 - Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính “ đa nghi”, nàng đã “ giữ gìn khuân phép” không để vợ chồng phải xảy ra cảnh “ bất hoà”.

 - Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng được hai chữ “ bình yên”, nàng chẳng mong chồng được đeo ấn hầu phong, mặc áo gấm trở về quê cũ Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương chồng thương xiết kể: “ mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nõi buồn chân trời góc bể không thể nào găn cản được”.

 - Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay - trong chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm cũng đã từng viết:

 “ Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong ”.

( “ Chinh phụ ngâm”- Đoàn Thị Điểm-)

 

doc 21 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn luyện vào 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4
 Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – của T/giả Nguyễn Dữ.
yêu cầu cần đạt.
 A – Phần mở bài.
 - “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – là áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của T/giả Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI, một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “ Thiên cổ tuỳ bút”.
 - Truyện kể về một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong nhân gian về bi kịch một gia đình ở Nam Xương cạnh dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, một thời loạn lạc đầy biến động . Nhân vật chính của chuyện là Vũ Nương – người con gái bạc mệnh đáng thương – có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
 B – Phần thân bài.
 1 – Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay.Xuất thân trong một gia đình “ kẻ khó”, nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “ tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “ mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. 
 - Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính “ đa nghi”, nàng đã “ giữ gìn khuân phép” không để vợ chồng phải xảy ra cảnh “ bất hoà”. 
 - Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng được hai chữ “ bình yên”, nàng chẳng mong chồng được đeo ấn hầu phong, mặc áo gấm trở về quê cũƯớc mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương chồng thương xiết kể: “ mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nõi buồn chân trời góc bể không thể nào găn cản được”.
 - Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay - trong chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm cũng đã từng viết:
 “ Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”.
( “ Chinh phụ ngâm”- Đoàn Thị Điểm-)
Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thôngvới nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thuỷ chungthương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
- Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “ hết sức thuốc thang”, “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “ hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “ như đối với cha mẹ đẻ của mình”. 
Qua đó, ta thấy trong con người Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa. 
 2 – Sau ba năm, “ việc quân kết thúc”, Trương Sinh từ miền chinh chiến xa trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng xum họp. Chỉ vì chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trương Sinh “ đinh ninh là vợ hư”, đã “ mắng nhiếc” và “ đánh đuổi đi”. Vốn là kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu, Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời “ bày tỏ” của vợ, mọi sự “ biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ “ mất nết hư thân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng”, mãi mãi soi tỏ với đời “ vào nước xin làm ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ”. 
 => Bi kịch Vũ Nương là bi kịch, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc gây ra.
 - Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con chỉ lên vách nói rằng: “ Cha Đản lại đến kia kìa!”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “ mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc chót đã qua rồi!”.
 => Người đọc xưa nay chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ thương xót cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời.
 3 – Phần cuối của truyện mang đậm tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng,hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có 50 chiếc xe có cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiệnNhưng đã tô đậm thêm nỗi đau của người phụ nữ “ bạc mệnhduyên phận hẩm hiu”, và có giá trị tố cáo lễ giáo vô nhân đạo. Câu nói của Vũ Nương sau khi chết ở giữa dòng sông vọng vào: “ Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện càng trở nên bi thiết. Nõi oan tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải toả, nhưng âm – dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm mẹ, làm vợ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.
 C – Phần kết bài.
 - Tóm lại, Vũ Nương là người con gáidung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc.
 - Tuy mang yếu tố hoang đường , nhưng tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” giàu giá trị nhân đạo. Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
 ************************@**************************
Đề 5.
 Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” , trích “ Vũ trung tuỳ bút” của tác giả Phạm Đình Hổ.
yêu cầu cần đạt.
A – Phần mở bài.
- Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), là người có bút pháp nghệ thuật tinh tế tài hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.
- “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trang tuỳ bút đặc sắc, rút trong “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm tập trung đi sâu vào phản ánh cảnh ăn chơi xa hoa của Chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa TK XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian
B – Phần thân bài.
- “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” đã sảy ra vào 2 năm Giáp Ngọ – ất mùi (1774 – 1775), đó là lúc Đàng Ngoài “vô sự”, là những năm tháng hoàng kim của Chúa Trịnh Sâm – Khi Đặng Thị Huệ được Chúa sùng ái trở thành nguyên phi – Trịnh Sâm sống xa hoa “ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý”. 
- Cảnh đón tiếp với các nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có “ binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”. Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang “ đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá chung quanh hồ để bán”. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hô tụng đại thần tuỳ ý nghé vài bờ để mua bán các thứ Gác chuông chùa Trấn Quốc trở thành nơi hoà nhạc của bọn nhạc công cung đình. Đền đài cung điện được xây dựng “ liên tục” nhằm thoả mãn cuộc sống ăn chơi của bọn vua chúa và bọn quan lại. Bao nhiêu tiền của, vàng bạc, châu báu, nước mắt, mồ hôi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng.
 => Phạm Đình Hổ đã được mắt thấy, tai nghe những “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nên cách kể , cách tả của ông ở đây hết sức sống động.
- Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc cuộc đời vàng son đế vương, từ Chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì “ sức thu lấy” những “ loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, không thiếu một thứ gì”. có những cây cảnh “ cành lá rườm rànhư cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng” ở bên bắc “phải dùng dến một cơ binh mới mang về nổi” cũng được chúa trở qua sông đem về. Trong phủ chúa “ điểm xuyết” bao núi non bộ trông lạ mắt như “ bến bể đầu non”. Vườn ngự uyển trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm “ ồn ào như trận mưa xa, bão táp, vỡ tổ tan đàn”.
- Bọn hoạn quan trong phủ Chúa vừa trắng trợn vừa xảo quyệt, như dân gian đã khinh bỉ chửi vào mặt “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Chúng dùng thủ đoạn “ nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm”. Chỉ bằng hai chữ “ phụng thủ” biên ngay vào chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu haycủa bất cứ nhà nào là chúng cướp được. Chúng còn lập mưu “đêm đến” cho tay chân sai lính lẻn vào “ lấy phăng đi, rồi buộc tội đem dấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền”. Chúng ngang ngược “ phá nhà, huỷ tường” của dân để khiêng hòn đá hoặc cây cối gì mà chúng cướp được. Đối với nhà giàu thì chúng lập mưu vu cho là “dấu vật cung phụng”để hành hạ, để làm tiền, nhiều người phải “ bỏ của ra kêu van chí chết”, có gia đình “ phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”.
- Gia đình tác giả thuộc hàng quan lại, quý tộc thời Lê – Trịnh. Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ của Phạm Đình Hổ là bà Cung Nhân phải sai người nhà chặt cây lê “ cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng” đây là chi tiết rất sống, rất thực là chuyện có thực của chính gia đình tác giả => tạo niềm tin cho người đọc, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ Chúa.
 => Cuộc sống cực kì xa hoa và tàn ác ấy chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng sảy ra đối với nhà Chúa Lê – Trịnh sau này - Đó là vào năm 1782, Trịnh Sâm qua đời, loạn kiêu binh bùng nổ, kinh thành Thăng Lonh bị đốt phá tan hoang => 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh đã tan trong nháy mắt. Đó là quy luật cuộc đời vô cùng cay nghiệt nhưng cũng hết sức sòng phẳng như Nguyễn Du đã từng nói trong tác phẩm “Văn chiêu hồn”.
“ Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh.
Nghìn vàng không đổi được mình
Lầu ca viện hát, tan tành còn đâu? ”.
C – Phần kết bài.
 - Trang tuỳ bút “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ là tác phẩm có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống ăn chơi xa hoa của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ Chúa.
 - Tác phẩm thể hiện một ngòi bút rất trầm tĩnh và hết sức sâu sắc. Mọi cảm hứng, suy nghĩ của tác giả về nhân tình thế sự đã được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà và sâu sắc.
***************************@****************************
đề 6.
Em hãy phân tích và trình bày suy nghĩ của bản thân về “Hồi thứ XIV” – Trích trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái để làm nổi bật lên hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
yêu cầu cần đạt.
A – phần mở bài.
 - Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có tác phẩm văn học nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã khái quát lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội, đẫm máu từ ... i chiến đấu”. Mặt khác, nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, dữ dội diễn ra trên mặt trân giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn.
1 – Bốn khổ thơ đầu.
+ Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe “không có kính”.
Không có kính không phải vì xe không có kính,
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.”
 => Cấu trúc câu thơ được thể hiện dưới hình thức hỏi đáp. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nốt nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn rất thú vị.
+ Mười bốn câu thơ tiếp theo khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua một loạt hình ảnh hoán dụ: “con mắt, mái tóc,tim, mặt, nụ cười,”.
 => Một tư thế ngồi lái “ung dung” tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, dũng mãnh, hiên ngang: “ ung dung nhìn thẳng”. Hai chữ “ta ngồi” với điệp từ “nhìn” láy lại 3 lần, giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc. 
 * Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ để nói lên những gì người chiến sĩ “nhìn thấy”. Những câu thơ nối tiếp xuất hiện vói rất nhiều hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ. “ Nhìn thấy buồng lái”.
 => Có gió thối, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hoá và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: “gió vào xoa mắt đắng”. Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác “đắng” như thế. Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa “chạy thẳng vào tim” => đó là con đường chiến đấu vì chính nghĩa, vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và của dân tộc. Các từ “nhìn thấy”/ “nhìn thấy”/ “ thấy” với các chữ “sa”, “ùa” góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn.
 * Nếu khổ thơ trên nói đến “gió” thì khổ thơ tiếp theo nói đến “bụi”. Gió bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách ở đời. “Không có cười ha ha”.
 => Chữ “ừ” vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe.
 => Với bao chi tiết hiện thực đầy ắp trong từng vần thơ.Mái tóc xanh qua mấy dặm trường có sự thay đổi đáng sợ “Bụi phun tóc trắng như người già”. => một hình ảnh so sánh hóm hỉnh, độc đáo! Một kiểu hút thuốc cũng rất lính “phì phèo”. Một nụ cười lạc quan yêu đời và rất hồn nhiên “ha ha” cất lên từ một khuân “mặt lấm” khi đồng đội gặp nhau.
 * Sau “bụi” nói đến “mưa”: “Không có kính Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời khô mau thôi”.
 => Thế là người lính nếm đủ mọi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Khổ thơ thể hiện một tinh thần phơi phới, lạc quan nhưng cũng hết sức ngang tàng của người chiến sĩ trên tuyến đường máu lửa Trường Sơn. 
 => Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn trừu tượng nữa, nó được tính bằng những “cung đường lái trăm cây số nữa”. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa rừng phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu! Câu thơ cuối khổ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng => Nó diễn tả cái phơi phới, đầy nghị lực, bất chấp gian khổ của người lính.
2 - Hai khổ thơ thứ 5 và 6 ghi lại hình ảnh tiểu đội xe không kính và cuộc trú quân giữa rừng “Những chiếc xe trời xanh thêm”.
 => Sau những chặng đường gian khổ, những tháng ngày mưa gió, bụi đường và bom đạn cũng như những mất mát hi sinh, họ lại gặp nhauCái bắt tay cũng vô cùng độc đáo “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. 
 => Có bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Có cảnh mắc võng dã chiến “ chông chênh” bên đường. Rồi đoàn xe “lại đi, lại đi”, nối tiếp nhau ra tiền phương. Trên đầu họ, trong tâm hồn họ “trời xanh thêm”, chứa chan hi vọng, lạc quan.
3 - Khổ cuối bài thơ “Không có kính có một trái tim” => 3 cái “không có” và chỉ một cái “có” càng tô đậm thêm sự khốc liệt của chiến tranh.
 => Sau cái “thùng xe có xước”, người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. “Có trái tim” ấy là sẽ có tất cả. “Trái tim”- Là hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
 => “Trái tim” ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận. Phải chăng câu thơ của Pham Tiến Duật được khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc: “Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi”.
C – Phần kết bài.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay, đặc sắc nó tiêu biểu cho phong cách thơ của tác giả.
- Với chất giọng trẻ, chất lính sâu sắc, từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực hào hùng với cảm hứng lãng mạn cách mạng => Bài thơ đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ, đồng thời khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá của con người trong chiến tranh
**************************@******************************
Đề 10.
Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm.
yêu cầu cần đạt.
A - Phần mở bài.
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Sau được in trong tập “Đất nước và khát vọng” (1984).
Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn, vừa phải bám đất, bám rẫy tăng gia sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ. Tác phẩm tập trung thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ Tà-ôi => Bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 B – Phần thân bài.
Bà mẹ được nói đến trong tác phẩm là bà mẹ người Tà-ôi, một người có tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói,thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có 3 khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị Thiên. Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết.
“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đường rời lưng mẹ”.
Có lúc như vỗ về yêu thương. 
“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi”.
Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo.
- Hàng loạt hình ảnh hoàn dụ “mồ hôi, má, vai, lưng, tim” được sử dụng rất “đắt” để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên, tiếng ru con “nghiêng” theo nhịp chày làm cho giấc ngủ của em Cu-Tai cũng “nghiêng” theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả cùng mẹ.
2. Khúc ca thứ 2 là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi . Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con , vừa làm dẫy . So sánh “lưng núi” với “ lưng mẹ’’ nhằm khẳng định đức tính kiên nhẫn , chịu đựng gian khổ của người mẹ nghèo :
“Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka –lưi 
Lưng nùi thì to mà lưng mẹ nhỏ’’
“Mặt trời’’trong thơ NKĐ là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương, niềm tự hào của mẹ đồi với cu tai , vì em là nguồn sống , nguồn hạnh phúc của mẹ :
“ Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng’’
Mẹ nhân hậu , lòng mẹ bao la mang nặng tình nhà nghĩa xóm :
Thời kháng chiến “hạt gạo cắn đôi ,hạt muối chia đều’’ là thế .
3. Khùc ca thứ 3 , nhịp điệu vang lên dồn dập .Đó là lúc “thằng mĩ đuổi ta phải dồi con suối’’ dồn đồng bào Tà -ôi vào chỗ chết , mẹ địu con khi đang “chuyển lán’’và “đạp rừng’’. Cả gia đình mẹ cùng ra trận , mang tầm vóc anh hùng :
Khúc ca thứ 3 là khúc ca chiến đấu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’’là truyền thống AH của người VN.ở đây , người mẹ địu con ra trận ,đi tiếp tế tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền nam , thống nhất đất nước’’
4. Trong bài thơ NKĐ 3lần nói lên giấc mơ đẹp của bé thơ.Đó là giấc mơ tình thương, giấc mơ về no ấm,hạnh phúc ,giấc mơ về chiến thắng.
C. Phần kết bài 
Bài thơ “KHRNEBLTLM’’xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt nam .Mọi đứa trẻ chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa ,bằng lời du , tình thươngcủa mẹ .Bài thơ của NKĐ là tượng đài tráng lệ về bà mẹ VN”Anh hùng , bất khuất , trung hậu đảm đang’’. nó nhắc nhở mỗi chúng ta ghi sâu trong lòng tình cảm kính yêu và lòng biết ơn người mẹ hiền của mỗi chúng ta, tự hào về bà mẹ ViệtNam.
đề 11.
Phân tích bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”. – T/giả Huy Cận.
yêu cầu cần đạt.
A – Phần mở bài.
- “Đoàn thuyền đánh cá” được tác giả Huy Cận sáng tác năm 1958, tại vùng biển Quảng Ninh, T/ phẩm phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng hoà bình .
B – Phần thân bài.
1 – Hai khổ thơ đầu.
Nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ( hòn lửa, cài then), tác giả đã tạo nên những vần thơ đẹp, gây cho người đọc nhiều ấn tượng. “mặt trời. cùng gió khơi”.
Đó là cảnh biển tráng lệ lúc hoàng hôn. Bầu trời và mặt biển bao la trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” -> Đó chính là biểu hiện của cuộc đời mới đầy sức mạnh đang dần đổi thay.
Chữ “lại” trong ý thơ “lại ra khơi” chính là sự khẳng định nhịp sống lao động của người dân chài đã dần đi vào ổn định, đi vào nề nếp.
“Tiếng hát, gió khơi, căng buồm” là 3 chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.
Khổ thơ tiếp theo nói rõ hơn về câu hát để làm nổi bật lên một nét tâm hồn của người đi biển. Đó là tiếng hat cầu mong gặp nhiều may mắn. “Hát rằng, đoàn cá ơi”.
Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi, ra khơi đánh cá, họ chỉ cầu mong biển lặng, sóng êm, gặp luồng ca, đánh bắt được nhiều. -> ước mong ấy phản ánh tấm lònh hồn hậu của ngườingư dân đãtừng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển.
Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngân dài và vang xa kết hợp với những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo “Cá bạc, đoàn thoi, dệt biển, luồng sáng, dệt lưới”. Đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về cuộc sống lao động cử người dân đi biển.
2 – Bốn khổ thơ tiếp theo.
Nói về cảnh đánh cá trong một đêm trăng trên vịnh Hạ Long. Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời trăng sao, trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ khoẻ mạnh, trẻ trung và yêu đời.
- Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển. Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh , mỗi thủy thủ là một chiến sĩ -> Thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá.
- Đặc sắc nhất vẫn là những câu thơ tả về đàn cá. Vận dụng sáng tạo cách nói của dân gian “Chim, thu, nhụ, đé”. Tác giả đã tạo lên được những nét vẽ tài hoa -> Thể hiện một ngồi bút phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. => Phải là người có một tình yêu biển sâu nặng mới viết lên được những vần thơ tuyệt bút đến như vậy.
- Biển hào phóng cho ta nhiều hải sản vật, biển như lòng mẹ đã nuôi sống nhân dân từ bao đời nay. So sánh biển với lòng mẹ, tác giả đã nói lên được niềm tự hào của dân chài đối với biển quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on thi vao lop 10 nam 20092010.doc