Ôn thi vào lớp 10 môn Văn - Chuyên đề 1: Văn học trung đại Việt Nam khái quát văn học Việt Nam thời kỳ trung đại

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn - Chuyên đề 1: Văn học trung đại Việt Nam khái quát văn học Việt Nam thời kỳ trung đại

I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản.

1. Khái niệm về văn học trung đại.

 Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.

2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.

- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.

- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.

 3. Các giai đoạn của văn học trung đại.

Được chia làm 3 giai đoạn:

+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.

+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII

+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX.

4. Nội dung văn học trung đại.

- Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc

- Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người.

- Tố cáo chế độ phong kiến.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2374Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi vào lớp 10 môn Văn - Chuyên đề 1: Văn học trung đại Việt Nam khái quát văn học Việt Nam thời kỳ trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III. VĂN HỌC
Chuyªn ®Ò 1: v¨n häc trung ®¹i viÖt nam
 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
I/ Tóm tắt kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm về văn học trung đại.
 Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam(Văn học thời phong kiến, văn học cổ) được xác định từ thế kỷ X (dấu mốc cho sự ra đời của nhà nước phong kiến Việt Nam đầu tiên) đến hết thế kỷ XIX.
2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.
- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.
 3. Các giai đoạn của văn học trung đại.
Được chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
+ Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
+ Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 
4. Nội dung văn học trung đại.
- Phản ánh khí phách hào hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc
- Phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...
- Tố cáo chế độ phong kiến...
II/Các dạng đề.
1. Dạng đề từ 2- 3 điểm.
 	 Đề 1: Nêu vai trò vị trí của văn học trung đại trong nền văn học Việt Nam.
 * Gợi ý: 
- Văn học trung đại có vai trò vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học. Về sau này các đặc tính của văn học hiện đại đều bắt nguồn từ văn học trung đại
- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm nên nền văn học dân tộc như phản ánh lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, đòi quyền sống quyền làm người...Sau này văn học hiện đại đều phản ánh rất sâu sắc những nôi dung trên, tuy nhiên do tư duy của hai thời kỳ khác nhau, nhu cầu phản ánh khác nhau nên phương thức biểu đạt cũng khác nhau.
2. Dạng đề từ 5- 7 điểm.
 	Đề 2: Văn học trung đại có mấy giai đoạn? Kể tên tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn qua đó đưa ra nhận xét về sự phát triển của từng giai đoạn văn học.
*Gợi ý:
 Văn học trung đại có 3 giai đoạn:
 a. Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X --> thế kỷ XV.
 	- Tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc Sơn Hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo.
- Văn học thời kỳ này phần lớn hướng về tư tưởng trung quân ái quốc, phục vụ cho các cuộc kháng nhiến và xây dựng đất nước vì vậy mang đậm tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc.
b. Giai đoạn 2: Từ thế kỷ XVI--> nửa đầu thế kỷ XVIII
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyền kỳ mạn lục( Nguyễn Dữ), Luận pháp học ( Nguyễn Thiếp)
- Các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, tuy chưa có lối đi riêng nhưng cũng đã đề cao được ý thức dân tộc, bắt đầu ca ngợi cuộc sống, đạo lý con người.
c. Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX. 
- Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục Vân Tiên( Nguyễn Đình Chiểu), thơ Hồ Xuân Hương...
- VH phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự chuyển bến lớn nhằm thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của văn họcTrung Quốc tạo nên đặc trưng riêng của văn học dân tộc. Hầu hết các tác phẩm thời kỳ này được viết bằng chữ Nôm và phong phú hơn về thể loại.
III. Bài tập về nhà.
1. Dạng đề từ 2-3 điểm.
Đề 1: Hệ thống các tác phẩm văn học trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập một) theo mẫu sau:
STT
Tác phẩm
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
Gợi ý: HS dựa vào SGK và những kiến thức đã học để làm bài tập này.
2. Dạng đề từ 5-7 điểm.
Đề 2: Nêu nội dung chính của văn học trung đại.
*Gợi ý: 
-VHTĐ được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến vì vậy chịu sự chi phối lớn của đạo Nho với những Tam cương, Ngũ thường nên giai đoạn đầu nội dung văn học đã hoàn toàn thủ tiêu cái tôi cá nhân, đòi hỏi bổn phận trách nhiệm của con người, đặc biệt là bổn phận của người đàn ông đối với “ Quân- Sư -Phụ” đồng thời phải quên đi bản thân.
- Sang đến giai đoạn 2 nội dung văn học vẫn đề cao chuẩn mực của Tam cương, Ngũ thường song đã bắt đầu phản ánh cuộc sống đời thường, đề cao cái “tôi”
- Giai đoạn 3 nội dung văn học đã phát huy và phản ánh cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau:
+ Các biến cố lịch sử xã hội.
+Tố cáo vạch trần bộ mặt thối nát của chế độ phong kiến.
+Phản ánh số phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Bày tỏ kín đáo tâm sự yêu nước, đề cao đạo lý làm người, ca ngợi cuộc sống...
 .....................................................................................................
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
-Nguyễn Dữ-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
ThÓ lo¹i:Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
TÁC PHẨM: 
1,Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
- Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay).
2. Tóm tắt truyện
- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.
3. Đại ý.
Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.
TÁC GIẢ- NGUYỄN Dữ khoảng đầu thế kĩ XVI. -Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
Là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm củaxã hội nước ta thời phong kiếnLà con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, chịu ảnh hưởng tiết tháo củangười thầy, sau khi đỗ hương cống, làm quan được một năm, Nguyễn Dữ lui về ẩn cư ở vùng núi Thanh Hoá.“ - Truyền kì mạn lục”là tác phẩm duy nhất còn lại của ông. Đây được coi là áng “thiên cổ kì bút” với 20 truyện
 được viết theo thể truyền kì.
4. Chủ đề.
- Số phận oan nghiệt của người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1: 
Ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương".
Gợi ý:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Các yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
+ Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp, gặp lại Vũ Nương, được xứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất.
- Ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: Nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo đối với truyện.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 : Cảm nhận của em về văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
*Gợi ý
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b. Thân bài:
1. Giá trị hiện thực:
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát ...
+ Chàng Trương đang sống bên gia đình hạnh phúc phải đi lính.
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não, lâm bệnh qua đời.
+ Người vợ phải gánh vác công việc gia đình.
- Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công.
+ Vũ Thị Thiết là một người thuỷ chung, yêu thương chồng con, có hiếu với mẹ ...
+ Trương Sinh là người đa nghi, hồ đồ, độc đoán -> đẩy Vũ Nương đến cái chết thảm thương.
+ Hiểu ra sự thật Trương Sinh ân hận thì đã muộn.
2. Giá trị nhân đạo
- Đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương.
+ Đảm đang: Thay chồng gánh vác việc nhà...
+ Hiếu thảo, tôn kính mẹ chồng ...
+ Chung thuỷ: Một lòng, một dạ chờ chồng ...
3. Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, nhân vật.
- Kịch tính trong truyện bất ngờ.
- Yếu tố hoang đường kỳ ảo.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện.
- Truyện là bài học nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc gia đình.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng) tóm tắt lại "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
* Gợi ý:
	- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiệc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
PHÂN TÍCH: 1, Nhân vật Vũ Nương: Cần làm rõ các luận điểm
: * Dù ở hoàn cảnh nào, VN đều tỏ rõ là người phụ nữ đẹp người đẹp nết:
+Trước khi lấy chồng: Được tiếng là người có “tư dung tốt đẹp”
+ Từ khi lấy chồng: 
** Trong cuộc sống vợ chồng: Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
 ** Khi tiễn chồng ra trận
 ** Khi xachồng: Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo.->Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
** Khi bị chồng nghi oan: Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
+Khi sống ở thuỷ cung: Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhấ ... uộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.
- Đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.
- Cách miêu tả - giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.
Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều - 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.
* Nhận xét chung về nội dung - nghệ thuật.
C.Kết bài:
	Khẳng định vẻ đẹp trong sáng thanh cao của chị em Thuý Kiều. Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình, tình cảm yêu quý trân trọng của tác giả dành cho Vân, Kiều.
--------------------------------------------
	 CẢNH NGÀY XUÂN
A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Nội dung:
- Gợi tả bức hoạ mùa xuân với những đặc điểm riêng biệt. 
- Thể hiện tâm trạng của nhân vật trong buổi du xuân.
2. Nghệ thuật :
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc.
- Từ ngữ giàu chất tạo hình.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 3 điểm:
	Đề 1: Viết đoạn văn ngắn 10 -15 dòng nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:
 Dập dìu tài tử giai nhân 
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
 	Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
* Gợi ý:
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian việt nam:
 Dập dìu tài tử giai nhân 
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân- tài tử, áo quần) Câu thơ nhịp nhàng , uyển chuyển . 
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông. 
 2. Dạng đề 5 - 7 điểm : 
Đề1: Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
* Gợi ý :
a. Mở bài : Giới thiệu chung về đoạn trích
 - Cảm nhận chung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích
b. Thân bài : Khung cảnh ngày xuân
- Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác: 
 “Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ”
 - Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi -> không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân; tâm trạng nuối tiếc ngày xuân trôi qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân. Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 - Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn -> gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Sự phối hợp màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên , còn màu trắng là biểu tượng của sự trong trắng tinh khiết .
 -> Ngày xuân ở đây thật khoáng đạt, mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
 - Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh cũng được miêu tả thật sinh động , náo nức:
“Gần xa nô nức yến oanh .
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên .
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay"
- Không khí rộn ràng đựơc thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông. 
" Tà tà ... bắc ngang".
 - Cảm giác bâng khuâng nuối tiếc. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt. Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần. 
- Nắng xuân ấm áp hồng tươi vào buổi sớm giờ đây đã “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh. 
- Cảnh chiều tan hội. Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình  Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối 
c. Kết bài : - Nhận xét chung về cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích
 - Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du.
--------------------------------------------------
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH.
A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.Nội dung:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
2.Nghệ thuật:
- Khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
B/ CÁC DẠNG ĐỀ:
	1. Dạng đề 3 điểm
	Đề 1: 	Chép lại 8 câu thơ cuối trong đoạn trích : " Kiều ở lầu ngưng bích" và nêu cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
* Gợi ý:
- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ.
- Phần cảm nhận: 
	+ Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
	+ Thân đoạn: cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.
	+ Kết đoạn: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.
2. DẠNG ĐỀ 5 HOẶC 7 ĐIỂM:
 Đề1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
* Gợi ý: 
a Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều)
b. Thân bài: 
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa 
- Nàng nhớ đến Kim trọng, thương chàng 
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.
* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:
	- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
	- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn- con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang - tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà - tâm trạng u buồn, bế tắc.
	- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang " Lớp lớp sóng dồi"
C. Kết bài:
	- Khẳng định nghệ thuật Vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
Đề 2: Nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ việt nam dưới chế độ xã hội phong kiến thông qua hình ảnh Vũ thị Thiết - (Chuyện Người con gái nam xương) và Thuý Kiều - (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
* Gợi ý:
1. Mở Bài:
 - Nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người phụ nữ việt nam xưa. 
 - Giới thiệu hai tác phẩm Chuyện Người con gái nam xương- Nguyễn Dữ và Truyện Kiều - Nguyễn Du).
2. Thân bài:
 - Số phận bi kịch của người phụ nữ xưa:
+ Đau khổ, bất hạnh, oan khuất tài hoa bạc mệnh . Hồng nhan đa truân.
( - Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi già, dạy trẻ, bị chồng nghi oan , phải tìm đễn cái chết, vĩnh viến không thể đoàn tụ với gia đình chồng con - Nàng vũ thị Thiết.
 - Số phận vương Thuý Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần ( Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở) quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần).
+ Cảm thương xót xa cho cuộc đời của những người phụ nữ xưa. Căm giận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đã trà đạp lên nhân phẩm cuộc đời họ
 - Vẻ đẹp, nhân phẩm của họ:
	+ Tài sắc vẹn toàn:
	- Chung thuỷ son sắt (Vũ Thị Thiết)
	- Tài sắc hiếu thảo nhân hậu, bao dung khát vọng tụ do công lý và chính nghĩa (Thuý Kiều).
3. Kết bài:
	- Nêu cảm nhận bản thân. (Xót xa thương cảm) . 
 - Bày tỏ thái độ không đồng tình, lên án chế độ xã hội phong kiến bất công vô nhân đạo xưa).
 - Khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay
 .........................................................................................
	Đề bài: Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm sáng tỏ điều đó.
 Gợi ý:
 * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà ngời phụ nữ phải gánh chịu.
 - Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
 + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
 + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trờn Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
 + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
 - Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc
 + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.
“ Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”
 + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá
 + Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mời lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
 - Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
 2. Yêu cầu về hình thức:
 - Biết vận dụng kiến thức về nghị luận chứng minh để lập luận tạo thành một bài văn chứng minh hoàn chỉnh.
 - Bố cục bài viết có đủ 3 phần
 - Biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để chứng minh.
 - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
 ...............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi 10 Van hoc TD.doc