Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nói với con”-Y Phương

Bài làm

 Là nhà thơ dân tộc Tày, người con của quê hương Cao Bằng,Y Phương được biết đến với những bài thơ thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ “Nói với con” là một sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương. Mượn lời nói với con, qua bài thơ, Y Phương đã gơi nhắc về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngơi truyền thống cần cù, sức sống manh mẽ của quê hương, dân tôc mình. Bài thơ còn giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của môt dân tộc miền núi, gơi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thông, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 Trước hết, bài thơ là lời người cha nói với con về côi nguồn sinh dưỡng. Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí đầm ấm, quấn quýt của gia đình với hình ảnh của đứa con đang chập chững bước đi trong nỗi mừng vui của cha mẹ:

 “Chân phải tiếng cười”

 Là một nhà thơ dân tộc Tày, Y Phương có cách nói rất giàu hình tượng gợi cho ta nhớ đến câu tục ngữ của người dân tộc. Phép liệt kê kết hợp với cách nói bằng hình ảnh khiến ta hình dung bước đi chập chững đáng yêu của đứa bé. Đứa con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương , trong sự nâng đón, mong chờ của cha mẹ. Bằng hình ảnh thật cụ thể, Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ mừng vui đón nhận. Y Phưong có một cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương “Người đồng mình”. Cách gọi như vậy gần gũi, dễ hiểu, thân thương và gắn liền với lời gọi con tha thiết:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi”

 Người cha đã có một cách lí giải cụ thể của con người dân tộc để đứa con có thể hiểu được người đồng mình đáng yêu như thế nào. Người đồng mình rất đẹp, họ làm nghệ thuật với tất cả dụng cụ hàng ngày: “Đan lờ cài nan hoa”. Trong ngôi nhà nhỏ của người đồng mình, lúc nào cũng vang lên câu hát vui vẻ, yêu đời:

“Vách nhà ken câu hát”

 Họ hay hát đến mức ta có cảm giác như vách nhà cũng làm từ chất liệu câu hát. Các động từ “Cài, ken” tạo sự quấn quýt, gần gũi, gắn bó. Cuộc sống sinh hoạt gia đình đầy niềm vui được đặt trong cả quê hương giàu đẹp, nghĩa tình:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích bài thơ “Nói với con”-Y Phương
Bài làm
 Là nhà thơ dân tộc Tày, người con của quê hương Cao Bằng,Y Phương được biết đến với những bài thơ thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Bài thơ “Nói với con” là một sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương. Mượn lời nói với con, qua bài thơ, Y Phương đã gơi nhắc về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngơi truyền thống cần cù, sức sống manh mẽ của quê hương, dân tôc mình. Bài thơ còn giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của môt dân tộc miền núi, gơi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thông, quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 Trước hết, bài thơ là lời người cha nói với con về côi nguồn sinh dưỡng. Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí đầm ấm, quấn quýt của gia đình với hình ảnh của đứa con đang chập chững bước đi trong nỗi mừng vui của cha mẹ:
 “Chân phải tiếng cười”
 Là một nhà thơ dân tộc Tày, Y Phương có cách nói rất giàu hình tượng gợi cho ta nhớ đến câu tục ngữ của người dân tộc. Phép liệt kê kết hợp với cách nói bằng hình ảnh khiến ta hình dung bước đi chập chững đáng yêu của đứa bé. Đứa con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương , trong sự nâng đón, mong chờ của cha mẹ. Bằng hình ảnh thật cụ thể, Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ mừng vui đón nhận. Y Phưong có một cách gọi rất độc đáo về những con người quê hương “Người đồng mình”. Cách gọi như vậy gần gũi, dễ hiểu, thân thương và gắn liền với lời gọi con tha thiết:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
 Người cha đã có một cách lí giải cụ thể của con người dân tộc để đứa con có thể hiểu được người đồng mình đáng yêu như thế nào. Người đồng mình rất đẹp, họ làm nghệ thuật với tất cả dụng cụ hàng ngày: “Đan lờ cài nan hoa”. Trong ngôi nhà nhỏ của người đồng mình, lúc nào cũng vang lên câu hát vui vẻ, yêu đời:
“Vách nhà ken câu hát”
 Họ hay hát đến mức ta có cảm giác như vách nhà cũng làm từ chất liệu câu hát. Các động từ “Cài, ken” tạo sự quấn quýt, gần gũi, gắn bó. Cuộc sống sinh hoạt gia đình đầy niềm vui được đặt trong cả quê hương giàu đẹp, nghĩa tình:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
 Đứa con được trưởng thành trong thiên nhiên thơ mộng, trong tình yêu thương của gia đình. Quê hương là bầu sữa tinh thần thứ hai giúp cho con người khôn lớn. Rừng đâu chỉ cho “hoa”, cho những gì đẹp nhất mà rừng có. Con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi mà còn cho những tấm lòng nhân hậu bao dung. Đó là con đường tình nghĩa:
“Gập ghềnh xuống biển nên non
Con đường tình nghĩa ai còn nhớ không”
 Núi rừng quê hương thơ mộng nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn lối sống. Con đường mà Y Phương nói với con là hình bóng thân thương của bản làng. Đường ra sông, ra suối, con đường được nói hàm xúc và giản dị “cho những tấm lòng”. Cái đẹp của thiên nhiên không chỉ là màu sắc, là cái nhìn thấy mà còn ở cả tấm lòng: rừng thì che chở, con đường thì mở lối. Nhưng có lẽ đáng yêu hơn vẫn là con người xứ sở. Như vậy quê hương và gia đình đã nuôi đứa bé lớn lên. Vẻ đẹp của quê hương đã hun đúc cho tình cảm của con người, cho mạch đời tuôn chảy để khi đi xa, người ta không dễ gì quên được. Quê hương là tất cả những gì thân thiết nhất:
“Quê hươnglà bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
 Bát canh ngọt ngào toả khói
 Sau chiều tan học mưa rơi”
 Quê hương với Y Phương cũng là những gì bình dị nhất nhưng là khởi nguồn cho tình cảm cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ đã nói lên cội nguồn hạnh phúc:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
 Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về phẩm chất cao đẹp của con người quê hương và mong ước tha thiết của mình:
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
 Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại bốn lần trong cả bài thơ, gây một ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Bằng lời gọi con tha thiết như một lời nhắc nhở chân thành, người cha đã lần lượt ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người đồng mình. Bằng cách nói cụ thể của con người miền núi, ông như đang giảng giải cho đứa con yêu biết: người đồng mình có thể có những nỗi buồn đau rất lớn nhưng nhờ ý chí, nghị lực họ vẫn vượt qua:
“cao đo nỗi buồn
xa nuôi chí lớn”
 Cụm từ “cao đo”, “xa nuôi” nghĩa là lấy chiều cao để đo sự từng trải, lấy độ xa để đánh giá trí lớn. Đó là cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay của Y Phương. Các từ “cao đo, xa nuôi” thể hiện bản lĩnh sống đẹp của con người miền núi, của dân tộc Việt Nam. Người đồng mình luôn gắn bó với quê hương cho dù quê hương còn nghèo đói:
“Sống trên cực nhọc”
Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy được thể hiện bằng điệp từ: “không chê, không lo”. Những “đá, thung, thác, ghềnh” tượng trưng cho cái nghèo, cái đói luôn luôn bao vây. Đó là những thử thách rất khó vượt qua. Nhưng người đồng mình vẫn vượt qua bằng chính nghị lực của mình, không bi quan không than thở và họ đã chiến thắng. Người cha ca ngợi phẩm chất của người đồng mình qua cách nói đối lập, tương phản giữa hình thức bên ngoài và bên trong:
“Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
 Người miền núi vốn chân thành, mộc mạc, họ không biết nói hay, nói khéo ý nghĩ của họ nhưng phẩm chất của họ vô cùng cao đẹp, không hề tầm thường, nhỏ bé. Họ luôn ngẩng cao đầu để sống. Hơn nữa lại luôn có ý thức xây dựng quê hương và giữ gìn bản sắc dân tộc. Người cha đã nói với con điều này bằng một hình ảnh thật độc đáo:
 “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì còn làm phong tục”
 Việc đục đá là khó, đòi hỏi con người phải có nghị lực nhưng người đồng mình đã “tự đục đá kê cao quê hương” để làm rạng rỡ cho quê hương mình. Bằng hình ảnh ẩn dụ, người cha muốn nói với con rằng: người đồng mình đã giữ gìn được bản sắc dân tộc và phát triển nó trên nền tảng quê hương. Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương. Kết thúc bài thơ là lời người cha khuyên con tha thiết, chân thành:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đưòng
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con”
 Những lời của người cha vừa toát lên tình cảm yêu thương trìu mến và niềm tin tưởng đối với con, vừa truyền cho con niềm tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
 Bài thơ Nói với con có nhiều hình ảnh cụ thể, có sức gợi cảm, cánh nói mộc mạc của người dân miền núi. Lời thơ trìu mến, thiết tha. Điệp từ như những lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha đối với đứa con yêu. Bài thơ khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi. Nói với con mãi mãi là những lời nhắc nhở chân thành nhất đối với mỗi con người chúng ta. Hãy tu dưỡng bản thân để trở thành con người tốt, xây dựng quê hương sau này.

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi voi con.doc