Phương pháp phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học ngữ văn

Phương pháp phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học ngữ văn

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lời mở đầu:

Tác phẩm văn chương chính là sản phẩm, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Lẽ dĩ nhiên, để sản sinh ra “đứa con” yêu dấu ấy, nhà văn, nhà thơ hẳn phải dụng công, phải thổi vào nó một luồng sinh khí mới để “đứa con yêu” sống và bám rễ trong lòng người đọc.Vậy là bao dụng ý, bao kỳ công của người sáng tác đã được gửi gắm vào tác phẩm. Điều mong muốn lớn nhất của người sáng tác là được người đọc đón, nhận yêu thích tác phẩm của mình.Trong tác phẩm văn chương nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất,hoàn chỉnh ở hai mặt nôi dung và hình thức. Nói đến hình thức là nói đến nghệ thuật thể hiện, truyền tải nội dung. Tác phẩm hay là bởi yếu tố nghệ thuật đạt đến mức cao siêu, uyên thâm, nhuần nhuyễn. Đó phaỉ là sự khéo léo, tinh tường, sáng tạo trong cách sử dụng phương tiện – biện pháp tu từ của người sáng tác. Có thể ví phương tiện- biện pháp tu từ được xem là những nốt nhạc luyến láy tạo nên giai điệu của tác phẩm văn chương. Và vì thế tác phẩm dễ chiếm được cảm tình trong lòng người đọc. Bản thân người đọc,người học phải biết khám phá, phát hiện những đặc sắc nghệ thuật nhà văn, nhà thơ thể hiện trong văn bản. Nói vậy nghĩa là người đọc, học đừng để sản phẩm nhà văn trở thành “Văn bản chết”. Tuy vậy để hiểu và biết cách phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ đòi hỏi người học phải có năng lực nhận diện, vận dụng lý thuyết ở mức độ cao, đặc biệt là khả năng cảm thụ văn chương sâu sắc. Một bài làm văn được coi là hay, cuốn hút người đọc là bởi người viết biết thẩm thấu, khơi đúng, trúng và phân tích được ý nghĩa tác dụng của yếu tố phương tiện – biện pháp tu từ , tức yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần đặt vấn đề:
1. Lời mở đầu:
Tác phẩm văn chương chính là sản phẩm, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Lẽ dĩ nhiên, để sản sinh ra “đứa con” yêu dấu ấy, nhà văn, nhà thơ hẳn phải dụng công, phải thổi vào nó một luồng sinh khí mới để “đứa con yêu” sống và bám rễ trong lòng người đọc.Vậy là bao dụng ý, bao kỳ công của người sáng tác đã được gửi gắm vào tác phẩm. Điều mong muốn lớn nhất của người sáng tác là được người đọc đón, nhận yêu thích tác phẩm của mình.Trong tác phẩm văn chương nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất,hoàn chỉnh ở hai mặt nôi dung và hình thức. Nói đến hình thức là nói đến nghệ thuật thể hiện, truyền tải nội dung. Tác phẩm hay là bởi yếu tố nghệ thuật đạt đến mức cao siêu, uyên thâm, nhuần nhuyễn. Đó phaỉ là sự khéo léo, tinh tường, sáng tạo trong cách sử dụng phương tiện – biện pháp tu từ của người sáng tác. Có thể ví phương tiện- biện pháp tu từ được xem là những nốt nhạc luyến láy tạo nên giai điệu của tác phẩm văn chương. Và vì thế tác phẩm dễ chiếm được cảm tình trong lòng người đọc. Bản thân người đọc,người học phải biết khám phá, phát hiện những đặc sắc nghệ thuật nhà văn, nhà thơ thể hiện trong văn bản. Nói vậy nghĩa là người đọc, học đừng để sản phẩm nhà văn trở thành “Văn bản chết”. Tuy vậy để hiểu và biết cách phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ đòi hỏi người học phải có năng lực nhận diện, vận dụng lý thuyết ở mức độ cao, đặc biệt là khả năng cảm thụ văn chương sâu sắc. Một bài làm văn được coi là hay, cuốn hút người đọc là bởi người viết biết thẩm thấu, khơi đúng, trúng và phân tích được ý nghĩa tác dụng của yếu tố phương tiện – biện pháp tu từ , tức yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm.
Mục đích công việc dạy học của người giáo viên là học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để phát hiện và phân tích được cái hay (giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ)trong đoạn,bài thơ đó. Nghĩa là biết tích hợp giữa phân môn Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn. Có thể nói, đây là công việc đầu tiên giúp các em biết cảm thụ cái hay ,cái đẹp, cái ẩn ý sâu xa trong tác phẩm văn chương. Sẽ là thiếu sót nếu muốn học sinh cảm thụ văn tốt, viết văn hay mà bỏ qua khâu hướng dẫn cho các em phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ (yếu tố nghệ thuật) trong dạy học văn ở nhà trường.
Xuất phát từ lý do trên và qua thực tế vận dụng việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ trong giảng dạy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học văn”.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Thực trạng: 
Việc hướng dẫn học sinh phương pháp phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ đã trở nên quen thuộc với nhiều giáo viên dạy Ngữ văn, nhưng qua tìm hiểu thực tế thì một số giáo viên khi thực hiện còn chưa chú ý cao đến khả năng thực hành và vận dụng của học sinh, chưa hướng dẫn học sinh biết vận dụng lý thuyết chung vào phân tích, chỉ ra giá trị trong một đoạn thơ, văn cụ thể.
- Đa số học sinh hiểu bài sâu sắc, biết “cảm” được cái hay của tác phẩm văn chương với những giờ văn giáo viên phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ thấu đáo.
- Tác dụng của việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy và học văn ở trường THCS Hà Ninh: phần lớn bài văn học sinh viết hay, viết tốt là do các em đã biết vận dụng đúng phương pháp giáo viên hướng dẫn phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ. 
* Mặt mạnh:
 Đây là khâu học sinh được vận dụng thao tác phân tích kết hợp với bình để phát triển năng lực cảm thụ thơ văn tốt nhất. Phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh phân tích giá trị một số phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học văn còn giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi văn, qua đó nâng cao hiệu quả việc dạy và dạy học văn trong nhà trường.
*Hạn chế:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh , nếu không thấu đáo thì dễ dẫn đến học sinh chỉ phát hiện yếu tố nghệ thuật nhỏ lẻ, vụn vặt, không đặc sắc; học sinh chỉ biết liệt kê (tức chỉ ra) và chỉ nêu giá trị chung các phương tiện – biện pháp tu từ đã được học từ lý thuyết chứ chưa áp dụng để chỉ ra giá trị ở một đoạn thơ, văn cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy bản thân, tôi rút ra sự cần thiết phải hướng dẫn học sinh phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học văn.
+ Xuất phát từ đặc trưng bộ môn.
+ Từ công cuộc đổi mới phương pháp trong dạy học văn.
+ Từ khả năng vận dụng, thực hành của học sinh (năng lực cảm thụ thơ văn) 
b. Kết quả của thực trạng:
Qua điều tra khảo sát và so sánh đối chiếu giữa các khối lớp tôi thực dạy, kết quả có thể thấy: nhìn chung đa số học sinh đều thấy hứng thú, hiểu bài, bước đầu biết “cảm” cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương hơn. Kết quả cụ thể, tôi thu được khi vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ qua một số bài kiểm tra nhỏ như sau: 
Từ đó tôi đã thường xuyên vận dụng hướng dẫn học sinh phương pháp phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ trong các giờ giảng văn, đặc biệt giảng phần tác phẩm thơ.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Các giải pháp thực hiện
1. Giải pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết 
Trước hết để phân tích được giá trị phương tiện – biện pháp tu từ – tức chỉ ra được cái hay, độc đáo, cái “thần” trong câu chữ ở một tác phẩm nào đó, điều cần thiết là bản thân người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được thế nào là phương tiện – biện pháp tu từ? Tác dụng chung của chúng trong văn chương nghệ thuật. Trên cơ sở đó, học sinh thấy được, hiểu được giá trị nghệ thuật của từ ngữ, câu văn, đoạn văn và gọi ra sức thông báo nhiệm màu của các chi tiết nghệ thuật đó.
Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản “ý nghĩa sự vật – lô gíc” ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ.
Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng một cách khéo léo trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là trung hoà hay tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. 
Các phương tiện – biện pháp tu từ thường gặp khi phân tích nghệ thuật trong các tác phẩm văn chương đều thuộc về từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp. Cụ thể đó là: các từ láy, thành ngữ, nhân hoá, hoán dụ, tượng trưng, điệp ngữ, đảo ngữ, tương phản, so sánh, phép lặp, nói lái, câu hỏi tu từ .. 
Với các phương tiện-biện pháp tu từ trên,phân môn Tiếng việt đã cung cấp cho các em những kiến thức thuộc khái niệm lí thuyết .Quá trình học phân môn Văn được xem là cơ hội để các em thực hành,vận dụng ,đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu tích hợp trong bộ môn Ngữ văn 
Xuất phát từ cách hiểu khái niệm trên, để tìm hiểu, để biết cách nhận diện, đặc biệt là phân tích và chỉ ra giá trị, tác dụng của phương tiện – biện pháp tu từ trong đoạn thơ, văn cụ thể là cần thiết đối với quá trình cảm thụ thơ văn.
2. Phương pháp phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ:
Để tác phẩm đạt tới đỉnh cao về nội dung và nghệ thuật thì trong tác phẩm đó, nhà văn, nhà thơ thường sử dụng các phép tu từ – biện pháp tu từ để biểu đạt nội dung nào đó. Vì vậy đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn hay là ở đó tác giả đã khéo léo, tài tình sử dụng các phương tiện – biện pháp tu từ. Cho nên,việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm là công việc của người lĩnh hội. Để tiến hành phân tích giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phải tìm, tìm cho đúng, chính xác giá trị về nội dung mà tác phẩm văn chương ấy biểu đạt. Bởi vì thực ra phương tiện – biện pháp tu từ thuộc về hình thức nghệ thuật để truyền tải nội dung tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng ta phải đọc nhiều lần, đọc cho kỹ, đọc cho tinh để nhận diện điều mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm (nội dung gì?). Người đọc phải bám vào từ ngữ, câu chữ để tìm ra hai mặt nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn, từ đó xác định đúng đắn nội dung biểu đạt của tác phẩm hay một đoạn, phần nào đó trong tác phẩm. Tránh trường hợp suy diễn nội dung mơ hồ theo ý chủ quan của mình.
Bước 2: Phải căn cứ vào tác phẩm, đoạn thơ, văn để tìm cho chính xác, đầy đủ các phương tiện – biện pháp tu từ là nổi bật, là đặc sắc đã được tác giả sử dụng để truyền tải nội dung. Song điều đáng lưu ý là phải thật tinh, thật khéo để vừa tìm đúng, đủ cái đặc sắc để tránh xa vào những điểm vụ vặt, nhỏ lẻ.
Bước 3: Chỉ ra giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua các phép tu từ. Nếu ta chưa chỉ ra đúng giá trị các phương tiện – biện pháp tu từ thì chưa tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Một nguyên tắc cơ bản để nhận ra cái hay, cái đẹp – tức giá trị của tác phẩm hay đoạn thơ văn nào đó thì bắt buộc chúng ta phải phân tích phương tiện – biện pháp tu từ để thấy tác dụng, giá trị biểu đạt của nó. Không chỉ sử dụng thao tác phân tích mà phải khéo léo thích hợp bình giá, nhận xét để vừa chỉ cái hay, vừa nâng cao giá trị tác phẩm.
Bước 4: Sau khi tìm đúng, đủ, chính xác, vừa phân tích kết hợp bình, cần phải diễn đạt thành văn bản ngắn nhưng trọn vẹn và thống nhất, đảm bảo tính liên kết. Viết thành đoạn văn thì người đọc mới cảm nhận được những đặc sắc về nghệ thuật, để cùng rung động, cùng nhạy cảm thẩm mỹ. 
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Vận dụng phương pháp hướng dẫn phân tích giá trị phương tiện – biện pháp
tu từ vào giảng dạy một số tác phẩm Ngữ Văn 7 và Ngữ Văn 9
Như chúng ta đã biết, để có một giờ giảng văn hay,giờ dạy Tiếng Việt thành công, bao giờ bài giảng cũng phải thực hiện được đầy đủ mục tiêu yêu cầu bài ra. Để giờ dạy đạt đến thành công, người giáo viên cũng phải khéo léo vận dụng các phương pháp, các hoạt động giáo dục và tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh, vào đặc trưng bộ môn. Việc hướng dẫn học sinh các thao tác phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ thuộc phân môn Tiếng Việt, song giáo viên cũng linh hoạt hướng dẫn các em vận dụng vào một tiết giảng văn, học văn để học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương là điều rất cần thiết. Đó chính là quá trình vận dụng, thực hành lý thuyết và tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
Ví dụ 1: Dạy tiết: 29 – Văn bản 
Qua đèo ngang
 (Ngữ văn 7)
Trước hết, giáo viên cho học sinh đọc văn bản để phát hiện giá trị nội dung chính của bài thơ: Cảnh đèo ngang lúc xế tà và nỗi nhớ thương qúa khứ, nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ của bà Huyện Thanh Quan.
Sau khi học sinh nêu nội dung chính của tác phẩm, mục đích của giáo viên là hướng học sinh phát hiện, phân tích giá trị nghệ thuật (phương tiện – biện pháp tu từ) để truyền tải nội dung đó của tác phẩm. Vì đây là bài thơ Đường luật nên hướng khai thác theo từng phần của kết cấu, do vậy, ở mỗi phần, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh xác định các phương tiện – biện pháp tu từ và phân tích để chỉ ra tác dụng. 
* Khi giảng hai câu đề: 
“Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
Giáo viên có thể hỏi:
?Nét đặc sắc nghệ thuật ở hai câu thơ. Em cho biết cách dù ... uốc, gia đình trước cảnh vật đèo Ngang. Đó cũng là ý thơ mở ra để hai câu kết ngập tràn tâm trạng cô đơn, lẻ loi đến tội nghiệp của nữ sĩ khi xa quê. 
 Ví dụ 2: Khi dạy tiết 45 Văn bản:
Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
(Ngữ văn 7)
*Khi giảng hai câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Giáo viên hỏi:
?Hai câu thơ đầu đặc tả cảnh gì. Sức ngân vang kì diệu của hai câu thơ là bởi đặc sắc nghệ thuật gì? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
(Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích giá trị các biện pháp tu từ để cảm thụ thơ văn Bác) 
Giáo viên tổng hợp và phân tích, bình nghệ thuật hai câu thơ.
Hai câu thơ mở ra khung cảnh núi rừng chiến khu Việt Bắc ở khoảnh khắc đêm khuya, thanh vắng. Phải khuya lắm, phải tĩnh lắm mới nghe được âm thanh tiếng suối chảy như vậy. Đó là cảm giác nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiếng suối đặc tả đêm rừng chiến khu. Màu sắc cổ điển được toát ra từ thi pháp quen thuộc ấy của thơ xưa trong thơ Bác. Cái hay của câu thơ là ở chỗ nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh độc đáo, ít thấy trong thơ ca: ví tiếng suối chảy như tiếng hát xa làm cho cảnh vật cũng hữu tình, hữu ý. Cảnh không đơn điệu, tiêu điều mà mang hơi ấm, sức sống con người. Ta bỗng nhận ra một sự giao hoà gắn bó khăng khít giữa thiên nhiên cảnh vật với con người. Câu thơ đậm chất nhạc. Nguyễn Trãi từng ví tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm khi dạo bước Côn Sơn, nhưng Bác lại ví tiếng suối chảy như tiếng hát xa. Hẳn là một sự so sánh lạ! Nhà thơ như cảm nhận bằng mọi giác quan tinh nhạy, hay bằng cả tâm hồn mình để ví von liên tưởng thứ âm thanh kỳ thú ấy.
Câu thơ thứ hai đặc tả ánh trăng đêm rừng chiến khu. Câu thơ như vẽ ra một không gian ba tầng: tầng cao là trăng; tầng giữa là cổ thụ; tầng thấp là hoa lá, mặt đất. ánh trăng làm đẹp cho cảnh vật, tắm đẫm không gian. Điệp từ “lồng” được lặp lại hai lần thể hiện sự giao hoà, gắn bó, quấn quýt hoà thấu vào nhau. ánh trăng xuyên qua vòm cây cỏ lá in hình thảm hoa lên mặt đất. Và vì thế câu thơ đậm đà chất nhạc, chất hoạ, chất tạo hình. Câu thơ đẹp như một bức tranh. Hai vế tiểu đối: “Trăng lồng cổ thụ/Bóng lồng hoa” tạo cho bức tranh cân đối hài hoà tạo hấp dẫn. Không là người yêu thiên nhiên tha thiết, không có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên tạo vật, không thể có được những câu thơ hay và đẹp đến vậy. Câu thơ cho ta hiểu vẻ đẹp con người thi sĩ, nghệ sĩ trong con người chiến sĩ Hồ Chí Minh.
 Ví dụ 3: Khi dạy tiết 116: Văn bản: 
Mùa xuân nho nhỏ
 (Ngữ văn lớp 9)
* Dạy đoạn thơ: 
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Giáo viên có thể hỏi:
?Phân tích đoạn thơ sau để chỉ ra cái hay, đặc sắc về nghệ thuật.
Học sinh phát hiện, phân tích.
Giáo viên vừa giảng vừa phân tích kết hợp bình
Từ say đắm và ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất ncước đang ngập tràn đất trời, Thanh Hải quay trở về với dòng tâm tư, ứơc nguyện của mình. Đoạn thơ là lời tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. Thanh Hải ước nguyện được hoá thân, được dâng hiến cho cuộc đời chung, cho quê hương, cho đất nước. Cái tình riêng đã hoà vào tình chung là vậy đó.
Cái hay, đặc sắc của đoạn thơ có lẽ là ở việc sử dụng biện pháp điệp từ đầy sáng tạo của tác giả. “ta làm – ta làm – ta nhập” điệp ba lần như bày tỏ ước mơ đơn sơ mà cao đẹp của Thanh Hải. Đó cũng là lời nguyện ước hoá thân cất lên từ đáy lòng, từ sâu thẳm trái tim chân thành tha thiết. Thêm một lần các hình ảnh thơ cất cánh – con chim, nhành hoa, nốt nhạc trầm là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho cái đẹp, cho niềm vui và khát vọng mùa xuân. Thanh Hải ước được dâng trọn “hương thơm – tiếng hót” tức phần tinh tuý, tốt đẹp nhất của mình vào mùa xuân đất nước, dân tộc, cuộc đời chung. Chỉ nhỏ bé, khiêm nhường vậy thôi mà đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi nhỏ bé nhưng là phần tinh tuý, tinh anh, đẹp đẽ nhất của nhà thơ cho đất nước, cho cuộc đời chung. Ước nguyện của Thanh Hải có sức nặng và được dồn tụ vào hình ảnh thơ đặc sắc: “Một mùa xuân nho nhỏ – lặng lẽ dâng cho đời”. Từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” biểu lộ một nhân cách chân thành và khiêm nhường đáng kính trọng. Chữ “dâng” thể hiện thái độ cung kính, chân trọng, đền đáp. Đặc biệt hai câu thơ song hành đối xứng nhau “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc”, với điệp từ “Dù là” như một nốt nhấn, như là một lời thề, một ước nguyện, một lời nhắn nhủ. Và vì thế câu thơ không chỉ là lời ước nguyện cống hiến không ngừng nghỉ của đời người mà còn có ý nghĩa như một lời tâm huyết, một lời nhắn nhủ tâm tình. Thanh Hải đã thổi hồn mình vào thơ để lặng lẽ dang hiến, lặng lẽ nhắc nhở mỗi người quan niệm nhân sinh cao đẹp ở đời: Cuộc sống đẹp, có ý nghĩa là biết cống hiến, biết hy sinh
Ví dụ 4: Dạy tiết 121: Văn bản 
Sang thu
(Ngữ văn lớp 9)
* Khi giảng hai khổ đầu bài thơ.
Giáo viên có thể hỏi:
?Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thơ gợi tả biến chuyển của đất trời sang thu qua cảm nhận của tác giả. Nhận xét các hình ảnh thơ đó? Những biẹn pháp nghệ thuật đắc dụng, tạo đặc sắc cho đoạn thơ? Cho biết biện pháp nghệ thuật đó đem lại hiệu quả gì cho sự diễn đạt? 
Học sinh phát hiện và chỉ ra tác dụng
Giáo viên tổng hợp vừa giảng, vừa phân tích kết hợp bình:
Nếu mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, trăm hoa đua nở thì mùa thu lại ấn tựng bởi gió se sương nhẹ, không gian đượm buồn, dễ làm người ta hướng nội, dễ nảy sinh thi hứng. Hữu Thỉnh góp vào mùa thu đất nước một góc nhỏ quê hương trong khoảnh khắc sang thu thật nhẹ, thật êm. 
Cổ nhân phát hiện thu sanh từ tín hiệu “ngô đồng nhất diệp lạc – thiên hạ cộng tri thu” thì Hữu Thỉnh lại phát hiện ra nàng thu từ hương vị riêng, độc đáo – hưng vị ổi nồng nàn phả vào trong gió se. Động từ “phả” cho ta cảm nhận hương ổi chín lồng vào, “phả” vào cảnh vật, được gió mang đi làm ngây ngất lòng người. Chữ “bỗng” trong “bỗng nhận ra hương ổi” dùng thật đắt – diễn tả sự bất ngờ, ngạc nhiên mà như đã đón đợi sẵn từ lâu để có dịp là buông ra ngay. Cùng hương ổi, gió se là sương thu mềm mại giăng mắc đánh dấu một thời khắc giao mùa hạ sang thu. Hai chữ “chùng chình” đã nhân hoá sương thu. “Chùng chình” là cố ý làm chậm để kéo dài thời gian, như ngập ngừng, vương vấn, chờ đợi một chút gì bâng khuâng. Ta cảm nhận mùa thu hiện ra như một con người đang bước đi chậm chạp, nhẹ nhàng đến giữa đất trời. Và bỗng chốc, nhà thơ giật mình bối rối trước thu sang. Hai chữ “hình như” là phỏng đoán, một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Nhà thơ cảm nhận thu sang bằng tất cả các giác quan khứu giác (nhận ra hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sưng qua ngõ) mà còn bằng cả sự dung động của tâm hồn bâng khuâng rạo rực và xôn xao. Cảm nhận thu sang còn từ hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” trôi chầm chậm. Từ láy “dềnh dàng” có sức gợi tả sắc thái riêng của dòng sông lúc vào thu đồng thời diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời phút giao mùa. 
Hình ảnh “có đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” thật độc đáo. Hình như đám mây vương lại một vài ánh nắng mùa hè nên còn ở trạng thái “vắt nửa mình”. Chữ “vắt” rất thần tình, gợi liên tưởng hình ảnh mây mỏng, nhẹ trôi, như dải lụa lơ lửng giữa bầu trời. Đoạn thơ Hữu Thỉnh chỉ tả ít mà gợi ra bức tranh thu hữu tình thơ mộng. Mỗi câu thơ như một nét vẽ, hình ảnh thơ quen thuộc, gợi cảm, từ ngữ chính xác, tinh lọc mở ra không gian đầu thu làm xao xuyến, ngất ngây lòng người.
Từ các ví dụ đã phân tích, triển khai ở trên đã cho thấy khi cảm thụ bài thơ hay đoạn thơ bao giờ cũng xuất phát từ yếu tố nghệ thuật. Và để thấy được cái hay, cái đẹp, sức hấp dẫn của nghệ thuật điều cần thiết phải làm là biết phát hiện, nhận diện đúng, đủ, chính xác tín hiệu nghệ 
thuật – phương tiện – biện pháp tu từ được tác giả sử dụng. Trên cơ sở đó, phải phân tích giá trị tác dụng kết hợp bình giá để diễn đạt thành văn. Đậy chính là con đường ngắn nhất để hình thành cho học sinh năng lực cảm thu thơ văn. 
C. Phần kết luận
1. Kết quả nghiên cứu:
Sau khi vận dụng phương pháp hứng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học một số tác phẩm thuộc chương trình ngữ văn lớp 7 và lớp 9, tôi đã thu được kết quả như sau:
- Qua khảo sát có 92% học sinh cảm thấy có hứng thú thật sự với phương pháp học tập này. Từ chỗ các em chỉ biết tìm và xác định yếu tố nghệ thuật nhỏ lẻ đến biết xác định yếu tố nghệ thuật đặc sắc; từ chỗ chỉ biết nêu tác dụng chung chung theo kiến thức lý thuyết đến việc biết vận dụng vào một đoạn thơ, bài thơ cụ thể và điễn đạt thành đoạn văn, bài văn có cảm xúc, có hình ảnh. 
* Kết quả giảng dạy khi không sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học văn:
* Kết quả giảng dạy có sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích giá trị phương tiện – biện pháp tu từ. 
 Trong dạy học văn với việc hướng dẫn học sinh phương pháp phân tích giá trị của các phương tiện – biện pháp tu từ trong dạy học văn không chỉ đảm bảo yêu cầu tích hợp giữa phân môn Tiếng Việt – Văn học – Tập làm văn mà quan trọng là giúp các em có hứng thú thật sự và rèn luyện năng lực cảm thu tác phẩm văn chương, đặc biệt là tác phẩm thơ, đoạn thơ. Phương pháp này còn giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi văn.
Vận dụng từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đây là phương pháp dạy học hữu ích vừa đảm bảo tích hợp vừa phát huy tích cực học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo, cảm thụ tác phẩm văn chưng của các em. Với bài viết này, người viết bài không có tham vọng lớn chỉ khiêm tốn trình bày một kinh nghiệm nho nhỏ trong dạy học văn ở bậc THCS. Quả đúng như nhiều người vẫn nói học đã khó song tìm ra một phương pháp học tập hữu ích là chìa khoá mở đừng cho nhận thức và lĩnh hội kiến thức. Mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung từ các đồng nghiệp để công việc dạy văn của chúng ta cũng là một nghệ thuật tác động vào lòng người.
2. ý kiến đề xuất.
a) Với nhà trường 
- Đề nghị BGH nhà trường bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn ngữ văn
- BGH có thể tổ chức cho giáo viên giao lưu với các trường điểm trong huyện, tỉnh để giáo viên có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm dạy học.
b) Với Phòng GD & ĐT
- Đề nghị Phòng GD &ĐT tạo điều kiện giúp đỡ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để việc dạy và học đạt hiệu quả cao. 
- Đề nghị Phòng GD &ĐT tăng cường mở các chuyên đề đổi mới phương pháp cử giáo viên dạy giỏi dạy thực nghiệm tiết học khó để giáo viên cùng rút kinh nghiệm học hỏi
Hà Ninh, ngày 20 tháng 03 năm 2008
Người viết
 Lê Thị Hinh
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
A
Phần đặt vấn đề
2
1
Lời mở đầu
2
2
Thực trạng nghiên cứu
3
B
Giải quyết vấn đề
5
I
Giải pháp thực hiện
5
II
Các biện pháp tổ chức thực hiện
7
C
Kết luận
15
1
Kết quả nghiên cứu
15
2
ý kiến đề xuất
16

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong phap phan tich gia tri mot so phuong tien bien phap tu tu trong day hoc Ngu Van.doc