Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm trong dạy – học các văn bản văn học nước ngoài ở trường thcs Nguyễn Tất Thành

Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm trong dạy – học các văn bản văn học nước ngoài ở trường thcs Nguyễn Tất Thành

Văn chương nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại.

Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như “Cây bút thần” (Trung Quốc), “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Nga) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như “Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), “Cô bé bán diêm” của (An-đéc-xen), “Chiếc lá cuối cùng” của (O.Hen-ry), thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ; Truyện của Lỗ Tấn, A. Tôn-xtôi, Mô-pa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển Pháp, Anh của Mô-li-e, Sếc-xpia.

Nhìn chung đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều thiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy của các nhà văn xuất sắc.

Tuy nhiên trong thực tế dạy và học tác phẩm văn chương nước ngoài ở trung học cơ sở hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết khó khăn lớn nhất là khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lý. Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều giáo viên nhất là học sinh cảm thấy vô cùng xa lạ. Nếu không được giải thích, hướng dẫn thì trong tiếp cận khó mà hiểu, cảm nổi.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm trong dạy – học các văn bản văn học nước ngoài ở trường thcs Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸o dôc & ®µo t¹o Quúnh nhai
TR­êng thcs NguyÔn tÊt thµnh
*** a õ b ***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DẠY – HỌC 
CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH
Họ tên giáo viên: Đinh Ngọc Đích
 Đơn vị:Trường THCS Nguyễn Tất Thành
Năm học: 2009 - 2010
Mục lục
 Danh mục chữ cái viết tắt
Trang 3
1. Đặt vấn đề
4
2. Giải quyết vấn đề
6
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
6
2.2 Thực trạng của vấn đề
7
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
9
2.4 Hiệu quả đạt được
18
3. Kết luận
19
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục chữ cái viết tắt
THCS
Trung học cơ sở
SL
Số lượng
VD
Ví dụ
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
GD
Giáo dục
THPT
Trung học phổ thông
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn chương nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở gồm những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại được chọn và bố trí song song với chương trình văn học dân tộc. Cùng với văn học dân tộc, văn chương nước ngoài đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, hiểu biết thêm về cuộc sống và tài năng sáng tạo của các dân tộc từ đó hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc và văn hoá dân tộc đồng thời phát triển tinh thần quốc tế và ý thức về cộng đồng văn hoá nhân loại.
Đó là những sáng tác được chọn lọc trong kho tàng văn học của các dân tộc. Nói rộng ra đó là tinh hoa văn hoá nhân loại đủ sức vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, của không gian đến với chúng ta hôm nay. Ta bắt gặp ở đây những tác phẩm đã thành mẫu mực của văn học thế giới từ các chuyện cổ tích như “Cây bút thần” (Trung Quốc), “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (Nga) cho đến các tác phẩm văn chương nổi tiếng của các nhà văn lớn của các dân tộc cũng là của thế giới như “Đôn- ki-hô-tê” của (Xéc-van-tét), “Cô bé bán diêm” của (An-đéc-xen), “Chiếc lá cuối cùng” của (O.Hen-ry), thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ; Truyện của Lỗ Tấn, A. Tôn-xtôi, Mô-pa-xăng, Giắc Lơn-đơn, Ai-ma-tốp, các trích đoạn kịch cổ điển Pháp, Anh của Mô-li-e, Sếc-xpia.
Nhìn chung đó là những tác phẩm rất giàu giá trị nhân bản, giàu tinh thần dân tộc có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới điều thiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó còn là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lớn, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy của các nhà văn xuất sắc.
Tuy nhiên trong thực tế dạy và học tác phẩm văn chương nước ngoài ở trung học cơ sở hiện nay gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết khó khăn lớn nhất là khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian, về lịch sử và tâm lý. Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều giáo viên nhất là học sinh cảm thấy vô cùng xa lạ. Nếu không được giải thích, hướng dẫn thì trong tiếp cận khó mà hiểu, cảm nổi.
Ví dụ: “Đánh nhau với cối xay gió” (Trích “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc- van-tét) dẫu là tác phẩm rất hay nhưng được viết ra cách đây hàng bốn trăm năm, từ thời trung cổ về tầng lớp hiệp sĩ giang hồ đã lỗi thời, về phong cách sinh hoạt của quí tộc thời trung cổ Châu Âu với những tập tục lề thói cách cảm, cách nghĩ hoàn toàn xa lạ với chúng ta.
Khó khăn lớn thứ hai là chúng ta dạy và học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách vở phục vụ cho tham khảo còn khan hiếm. Nhiều tác phẩm anh chị em giáo viên mới được nghe lần đầu tiên. Nhiều tác phẩm anh chị em nghe tên nhưng chưa được một lần được nhìn tận mắt. Hầu hết tác phẩm được đưa vào chương trình anh chị em chỉ biết được qua sách giáo khoa, qua tóm tắt, qua trích đoạn. khó khăn này không phải một sớm một chiều mà khắc phục được.
Trước những thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận, việc dạy và học các tác phẩm văn chương nước ngoài như vậy, với tấm lòng yêu nghề, yêu bộ môn và trong thực tế giảng dạy nhiều năm tôi đã cùng nhiều đồng nghiệp tìm ra những hướng dạy, bàn cách khắc phục những khó khăn trên để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ học văn. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin mạnh dạn góp thêm “Một số kinh nghiệm trong dạy – học các văn bản văn học nước ngoài ở THCS”.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
	Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội,toàn quốc đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là một quá trình đổi mới toàn diện về nhiều lĩnh vực của GD phổ thông mà tâm điểm là đổi mới chương trình GD từ Tiểu học cho tới THPT. Chương trình mới của THCS đã được ban hành vào ngày 24/01/2002.
 Luật Giáo dục 2005(Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Văn. Việc tò mò thích thú môn văn không phải là khoảng cách xa đối với các em. Bên cạnh đó ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một văn bản khó, nhất là các văn bản nước ngoài. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Chính vì vậy việc học văn không phải là đơn giản, hơn nữa trong thời đại hiện nay, môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn Toán, Lý, Hoá, Anh  mặc dù đó là một trong 2 môn chính chiếm số lượng tiết không nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lý do là Văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh không nắm được những nghệ thuật tiêu biểu, nội dung của bài thơ. Nhất là các văn bản nước ngoài. Những lý do trên khiến tâm lý học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
Văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu của cuộc sống con người. Để có giờ văn như thế thì khâu “đọc – hiểu văn bản” là rất quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng. 
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học thì môi trường sống của HS cũng là một yếu tố rất quan trọng. Đại đa số học sinh ở đây là con em dân tộc thiểu số, cư trú không tập trung, đường xá đi lại khó khăn. Đồng bào nơi đây còn chưa coi trọng việc học tập của con em mình mà chỉ quan niệm đi học chỉ để biết chữ, không xác dịnh được học tập là để có kiến thức để cải thiện cuộc sống tương lai sau này của chính bản thân các em.
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trước khi nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi đã cùng với các đồng nghiệp trong nhóm Ngữ văn của nhà trường tiến hành khảo sát các tiết dạy và học phần văn học nước ngoài trong chương trình đối với các lớp 8 trong năm học: 2009-2010. Tường THCS Nguyễn Tất Thành – Mường Giàng – Quỳnh Nhai.
2.2.1 Hình thức và nội dung khảo sát:
Tập trung vào mảng kiến thức thuộc phần văn học nước ngoài đã dạy thực tế trong chương trình ở các khối 8.
+ Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, qua dự giờ đồng nghiệp, thăm lớp rút kinh nghiệm và đánh giá chất lượng, kết quả của các tiết dạy và học từ đó rút ra những phương pháp và biện pháp chung trong dạy đọc – hiểu các văn bản văn học nước ngoài.
+ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm kiến thức bài học, sự hiểu biết của học sinh về các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
+ Tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra viết để đánh giá tổng quát khả năng cảm thụ, phân tích những giá trị nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài.
2.2.2 Kết quả khảo sát:
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
8
61
2
3,3
4
6,6
25
41
30
49,1
Qua thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng:
+ Sự hiểu biết của học sinh về các tác giả cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài được học trong chương trình còn rất hạn chế.
+ Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm văn chương nước ngoài chưa cao.
+ Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung các tác phẩm văn chương nước ngoài còn hời hợt và chưa sâu sắc. Vì vậy số bài đạt điểm khá chưa cao.
+ Kỹ năng phân tích các yếu tố ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật, chi tiết, hình ảnh, nhân vật  trong các tác phẩm văn học nước ngoài của học sinh còn lúng túng.
+ Ở một vài giáo viên sự hiểu biết về phong tục, tập quán sinh hoạt, quan niệm thẩm mĩ của dân tộc đó sản sinh ra tác phẩm chưa thật sâu sắc, chưa có điều kiện đọc trọn vẹn các tác phẩm có đoạn trích được dạy.
Nhìn một cách tổng thể toàn bộ phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THCS, ta có thể phân loại các tác phẩm văn học nước ngoài theo đặc trưng loại thể thành những mảng sau:
a. Truyện cổ dân gian:
Bao gồm 2 tác phẩm chính đó là “Cây bút thần” sáng tác dân gian của Trung Quốc; “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin, đại thi hào Nga kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở của truyện dân gian Nga, Đức.
b. Thơ Đường:
Một số bài thơ Đường có nội dung trữ tình xã hội, về tình cảm quê hương, về thiên nhiên của các tác giả: Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ
c. Truyện ngắn:
Bao gồm một số đoạn trích của các tác phẩm: “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét, “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, “Chiếc lá cuối cùng” của 
Ơ. Hen-ry, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Cố hương” của Lỗ Tấn, “Con chó bấc” của Giắc-lơn-đơn, “Những đứa trẻ” của Gor-ki, “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” của Đi-phô, “Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng
d. Kí:
“Lòng yêu nước” của Ê-ren-bua
e. Kịch:
Trích đoạn kịch cổ điển Pháp “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e.
g. Thơ trữ tình hiện đại:
Bao gồm một số bài thơ trữ tình của Nga, Ấn Độ.
Qua việc phân loại như vậy để có cái nhìn tổng quát toàn bộ chương trình phần văn học nước ngoài, từ đó đề ra những phương pháp, biện pháp dạy cụ thể cho từng loại thể một cách hợp lý cũng như việc vận dụng nguyên tắc tích hợp trong dạy và học một cách phù hợp hơn.
2.3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.3.1 Những nguyên tắc chung:
a. Muốn dạy tố ... tìm hiểu: Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn- xi, và sức mạnh của nghệ thuật chân chính cũng như nghệ thuật xây dựng cốt truyện và các tình huống truyệnvới hệ thống câu hỏi sau:
Qua đoạn trích em hình dung được những gì về cảnh ngộ của Giôn- xi và tấm lòng của mọi người đối với cô?
Vì sao cụ Bơ-men và Xiu sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân?
Sau hai lần ra lệnh kéo màn để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn xy biến đổi như thế nào? Điều gì là nguyên nhân gây lên sự biến đổi đó?
Giôn- xi nói “có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội?
Em thử hình dung diễn biến tình cảm trong tâm trạng của Giôn-xi khi thấy chiếc lá “dũng cảm”, “đơn độc” bám vào cành?
Theo em, Giôn-xi được cứu sống chủ yếu nhờ vào những điều gì?
Tại sao có thể nói chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ mới là yếu tố quan trọng cứu sống Giôn-xi?
Để cho Gôn xy thoát khỏi cái chết nhờ chiếc lá, ngoài việc ca ngợi những tình cảm tốt đẹp của các nghệ sĩ, tác giả còn muốn ca ngợi điều gì khác?
Xiu coi chiếc lá của cụ Bơ-men là một kiệt tác. Em có đồng ý như vậy không? hãy giải thích theo cách hiểu của em?
Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, xây dựng các tình tiết và tình huống truyện của O.Hen-ry trong “Chiếc lá cuối cùng”?
d. Tìm hiểu những dấu hiệu thi pháp của tác phẩm theo đặc trưng loại thể.
Mỗi tác phẩm văn học xuất hiện bên cạnh động lực lớn, cảm hứng chủ quan của nhà văn còn bị chi phối trực tiếp bởi trào lưu văn hoá trong khu vực ảnh hưởng cụ thể đến dân tộc. Vì vậy, chúng ta đặt yêu cầu này ra là để tìm kiếm những điều kiện lý tưởng khi dạy và học cũng như nghiên cứu tác phẩm.
Ví dụ: Với thơ Đường thì dù bút pháp hiện thực như Đỗ Phủ, lãng mạn như Lý Bạch đều bị chi phối bởi triết học Đạo giáo và Phật giáo không đơn thuần chỉ là Nho giáo. Màu sắc của Đạo giáo trong thơ Lý Bạch rất rõ, ở Vương Duy chất phật rõ hơn còn Đỗ Phủ thì chất nhân văn từ hiện theo đời sống là chủ đề chính.
Ta thấy thơ đường có màu sắc rất riêng, có lẽ khó gặp ở một trào lưu văn học Phương Tây nào có một loại thơ như thế. Cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ trong thơ đường khá phổ biến. Tuy vậy, ta vẫn không loại trừ những ngoại lệ. Dù như vậy ta cũng vẫn phải gọi ra mấy nét có tính chất thi pháp của Đường thi:
- Đề tài thường trang trọng, thi ý thường nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ.
- Ngôn ngữ Đường thi thường mang tính khái quát cao chứ rất ít đi vào miêu tả chi tiết.
- Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc rất chặt chẽ tạo sự hài hoà kì thú. Mặt khác, nó lại sử dụng vần (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh), trên cơ sở những tiểu đối: Đối thanh, đối ý.
- Thể cách luật trong thơ Đường là qui tắc kết hợp luật bằng trắc để tạo ra một sự hài âm, “niêm” là sự kết dính hàng dọc tạo được sư êm ái, chất trí tuệ và “nỗi buồn thiên cổ” trong thơ Đường.
Vì vậy, khi dạy và học thơ Đường nếu chúng ta đặt được tác phẩm vào những nét tiêu biểu của thi pháp thơ Đường thì rất có thuận lợi khi khai thác giúp học sinh tiếp nhận, cảm và hiểu nó một cách sâu sắc hơn.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất của dạy và học phát triển hiện nay là đi “từ khái quát đến cụ thể”. Trước đến nay dạy và học thơ Đường chúng ta thường chủ yếu khám phá cấu trúc: đề, thực, luận, kết (đối với thể thất ngôn bát cú) hoặc: khai, thừa, chuyển, hợp (đối với thể thất ngôn tứ tuyệt). Nhưng trên thực tế của khối lượng đồ sộ những bài thơ Đường, nó thể hiện cả một trào lưu thơ ca độc đáo: ý tứ, đề tài của trào lưu này thể hiện cả một ý chí sáng tạo. Thi ý thường nhiều tầng nghĩa. Luật bằng trắc: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7. Sự đối ngẫu thường diễn ra ở các câu 3-4, 5-6 ngoài đối thanh “bằng”, “trắc”, còn có tới 24 loại đối thuận, nghịch, tương thành, tương phản mà người giáo viên dạy văn cần quan tâm khai thác trong dạy và học, giúp học sinh hiểu đến cạn kiệt những tầng ý nghĩa trong thi tứ và thi ý của từng câu thơ Đường theo đặc trưng thi pháp, thể loại.
Chẳng hạn khi khai thác, phân tích hai câu thơ cuối của bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch học sinh có thể hiểu và cảm đươc sự tuyệt hay của hai câu thơ. Hay về lời và ý: về lời là ngôn ngữ trong sáng, giản đơn, dễ hiểu, từ ngữ đối nghịch trong (từ cử-đê; vọng-tư; minh nguyệt-cố hương). Về ý diễn tả được tư thế và tâm trạng của tác giả. Tư thế của Lý Bạch ở đây hoàn toàn trái ngược (khi ngẩng đầu nhìn trăng thì phấn khởi vui vẻ, thoải mái - khi cúi đầu là buồn rầu tưởng nhớ đến quê hương).
2.4 HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm đối với khối 8. Để biết được kết quả của việc vận dụng “kinh nghiệm trong khâu đọc - hiểu các thể loại văn học nước ngoài”. Tôi đã tiến hành khảo sát ở các tiết văn học của khối 8. Cách khảo sát được tiến hành như ở phần: Điều tra thưc trạng trước khi nghiên cứu.
Kết quả khảo sát ban đầu:
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
8
61
2
3,3
4
6,6
25
41
30
49,1
Kết quả khảo sát sau khi vận dụng như sau:
Khối
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
8
61
4
6,6
7
11
40
66
10
16,4
- Kết quả: Giỏi: Tăng 3,3% (Từ 3,3% lên 6,6%); Khá: Tăng 4,4% (Từ 6,6% lên 11%)
 Trung bình: Tăng: 25% (Từ 41% lên 66%); Yếu: Giảm: 32,7% (Từ 49,1% xuống 16,4%)
Với kết quả khảo sát như trên, qua việc đối chiếu, so sánh kết quả ở hai đợt khảo sát. Tôi nhận thấy rằng những biện pháp và hình thức dạy-học các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy-học tác phẩm văn học nước ngoài.
Phần lớn học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài hoc, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của các tác phẩm văn, thơ nước ngoài. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những tác phẩm văn chương nước ngoài theo đặc trưng, thể loại.
Qua kết quả trên đây, tôi rất hy vọng các em có cách học tốt nhất và hiệu quả cho những năm học tiếp theo. 
3. KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa:
Tác phẩm văn chương nước ngoài là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của những con người sống rất xa ta về không gian và thời gian nhưng lai có cùng một nhịp đập trái tim với chúng ta. Ta phải vận dụng cả những tình cảm và hiểu biết nhiều khi tưởng như không dính dáng đến tác phẩm một cách linh hoạt, sáng tạo để đưa các em đến những bến bờ xa lạ của thế giới văn học nhân loại, để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ của các em. Có như thế, việc dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Để dạy – học tốt phần văn học này, giáo viên cần phải có một vốn hiểu biết rộng rãi, vốn sống, vốn ngoại ngữ, sự am hiểu các nền văn minh, văn hoá thế giới và đặc biệt là tấm lòng say mê văn chương để có thể khám phá những tinh hoa văn hoá thế giới.
“Những kinh nghiệm trong dạy và học các loại thể văn học nước ngoài ở THCS” trên thể áp dụng cho tất cả các thầy cô giáo được phân công giảng dạy môn văn học ở THCS. Đặc biệt có thể vận dụng và sử dụng có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và năng khiếu văn ở THCS.
Có thể áp dụng ở tất cả các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu ở tất cả các khối lớp và ở tất cả các trường học khi tìm hiểu phần văn học nước ngoài.
3.2 Bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian nghiên cứu cùng các đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy phần văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 8, tôi thấy đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn khi đứng trước những tác phẩm văn học nước ngoài có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương đó để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các tiết dạy-học văn. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
* Với giáo viên:
- Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc đã sản sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy.
- Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước ngoài phải dạy.
- Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể, đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài.
* Với học sinh:
- Các em phải là những bạn đọc thưc sự say mê, yêu thích văn học đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài.
- Mỗi học sinh luôn có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi qua phần đọc - hiểu văn bản.
- Mỗi học sinh luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương nước ngoài.
Vận dụng tốt những kinh nghiệm trên, theo tôi kết quả các giờ học văn phần văn học nước ngoài mới có kết quả cao. Đồng thời khắc phục được tình trạng lười học, chán học và ngại học bộ môn do quan niệm phần văn học này là khó của học sinh.
3.3 Ý kiến kiến nghị:
 	Thực tiễn bản thân khi tôi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này ở trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành - Quỳnh Nhai - Sơn La đã đạt được những kết quả rất khả quan:
 	Học sinh rất hứng thú, tích cực với việc học các văn bản nước ngoài. Vì vậy tôi rất mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của huyện nhà nói chung. Tôi mong muốn được áp dụng phương pháp của mình ở tất cả các khối lớp của trường. 
 	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, những chỗ chưa chặt chẽ, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Thực tế trường THCS Nguyễn Tất Thành là trường mới thành lập, mặc dù đã và đang nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo song cơ sở vật chất đặc biệt là trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, các tài liệu tham khảo của giáo viên cũng như của học sinh, đặc biệt là các tác phẩm văn học nổi tiếng của nước ngoài chưa có, rất mong nhà trường và các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hơn nữa để chất lượng dạy và học của thầy và trò ngày càng được nâng cao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mường Giàng, ngày 25 tháng 5 năm 2010
 Người viết và thực hiện đề tài
 Đinh Ngọc Đích
Tài liệu tham khảo
1, Sách giáo khoa ngữ văn 6, 7, 8, 9
Nhà xuất bản giáo dục
2, Sách giáo bài tập ngữ văn 6, 7, 8, 9
Nhà xuất bản giáo dục
3, Sách giáo viên ngữ văn 6, 7, 8, 9
Nhà xuất bản giáo dục
4, Thơ Đường
Nhà xuất bản văn hoá thông tin
5, Phương pháp đổi mới dạy học ngữ văn THCS
Nhà xuất bản giáo dục
6, Tâm lí học lứa tuổi từ sơ sinh đến 17 tuổi
Nhà xuất bản văn hoá thông tin
* XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH.
Nhất trí xếp loại: ..
Mường Giàng, ngày tháng năm .
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
* THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SKKN
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN QUỲNH NHAI.
.
Nhất trí xếp loại:.
Quỳnh Nhai, ngày tháng năm ...
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN VAN(1).doc