Sổ tay môn Hóa học

Sổ tay môn Hóa học

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia về mặt hoá học, tham gia tạo thành phân tử.

 Nguyên tử là một hệ trung hoà điện gồm:

  Hạt nhân tích điện dương ở tâm nguyên tử.

  Các electron mang điện tích dương âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Nguyên tố hoá học

Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có điện tích hạt nhân bằng nhau. Các dạng nguyên tử của một nguyên tố có khối lượng khác nhau gọi là các đồng vị của nguyên tố đó.

Ví dụ: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị là và (chỉ số trên là khối lượng nguyên tử, chỉ số dưới là điện tích hạt nhân).

Phân tử

 

doc 94 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1548Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên tử 
    Nguyên tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia về mặt hoá học, tham gia tạo thành phân tử.
    Nguyên tử là một hệ trung hoà điện gồm:
    - Hạt nhân tích điện dương ở tâm nguyên tử.
    - Các electron mang điện tích dương âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Nguyên tố hoá học 
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có điện tích hạt nhân bằng nhau. Các dạng nguyên tử của một nguyên tố có khối lượng khác nhau gọi là các đồng vị của nguyên tố đó.
Ví dụ: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị là  và  (chỉ số trên là khối lượng nguyên tử, chỉ số dưới là điện tích hạt nhân).
Phân tử 
Phân tử là hạt nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập và còn mang những tính chất hoá học cơ bản của chất đó.
Đơn chất 
Đơn chất là chất tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: O2, H2, Cl2, ...
Một nguyên tố hoá học có thể tạo thành một số dạng đơn chất khác nhau gọi là các dạng thù hình của nguyên tố đó. 
Ví dụ:
- Cacbon tồn tại ở 3 dạng thù hình là cacbon vô định hình, than chì và kim cương.
- Oxi tồn tại ở 2 dạng thù hình là oxi (O2) và ozon (O3).
Hợp chất 
Hợp chất là chất cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên tử hoá học. 
Ví dụ: H2O, NaOH, H2SO4,...
Nguyên tử khối 
Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).
Chú ý: Khác với nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử (KLNT) cũng là khối lượng của một nguyên tử nhưng biểu diễn bằng kg. Ví dụ: KLNT của hiđro bằng 1.67.10-27kg, của cacbon bằng 1,99.10-26.
Phân tử khối 
Phân tử khối (PTK) là khối lượng của một phân tử biểu diễn bằng đơn vị cacbon (đ.v.C).
Ví dụ: PTK của H2O = 2 + 16 = 18 đ.v.C, của NaOH = 23 + 16 + 1 = 40 đ.v.C.
Chú ý: Giống như khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử cũng được biểu diễn bằng kg và bằng tổng khối lượng các nguyên tử tạo thành phân tử.
Mol 
Mol là lượng chất chứa 6,02.1023 hạt đơn vị (nguyên tử, phân tử, ion, electron, ...)
- Số 6,02.1023 được gọi là số Avôgađrô và ký hiệu là N (N = 6,02.1023). Như vậy:
1 mol nguyên tử Na chứa N nguyên tử Na.
1 mol phân tử H2SO4 chứa N phân tử H2SO4
1 mol ion OH- chứa N ion OH-.
- Khối lượng của 1 mol chất tính ra gam được gọi là khối lượng mol của chất đó và ký hiệu là M.
Khi nói về mol và khối lượng mol cần chỉ rõ của loại hạt nào, nguyên tử, phân tử, ion, electron... Ví dụ:
- Khối lượng mol nguyên tử oxi (O) bằng 16g, nhưng khối lượng mol phân tử oxi (O2) bằng 32g.
- Khối lượng mol phân tử H2SO4 bằng 98g, nhưng khối lượng mol ion  bằng 96g.
Như vậy khái niệm nguyên tử gam, phân tử gam chỉ là những trường hợp cụ thể của khái niệm khối lượng mol.
- Cách tính số mol chất.
Số mol n của chất liên hệ với khối lượng a (tính ra gam) và khối lượng mol M của chất đó bằng công thức:
 + Đối với hỗn hợp các chất, lúc đó n là tổng số mol các chất, a là tổng khối lượng hỗn hợp và M trở thành khối lượng mol trung bình M, (viết tắt là khối lượng mol trung bình).
 + Đối với chất khí, n được tính bằng công thức:
 Trong đó, V0 là thể tích của chất khí hay hỗn hợp khí đo ở đktc (00C, 1 atm).
Phản ứng hoá học:
Quá trình biến đổi các chất này thành các chất khác được gọi là phản ứng hoá học. Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.
Các dạng phản ứng hoá học cơ bản:
a) Phản ứng phân tích là phản ứng trong đó một chất bị phân tích thành nhiều chất mới. 
Ví dụ: 
CaCO3 = CaO + CO2 ↑
b) Phản ứng kết hợp là phản ứng trong đó hai hay nhiều chất kết hợp với nhau tạo thành một chất mới. 
Ví dụ.
BaO + H2O = Ba(OH)2.
c) Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử của ngyên tố này ở dạng đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất. 
Ví dụ.
Zn + H2SO4 loãng = ZnSO4 + H2 ↑
d) Phản ứng trao đổi là phản ứng trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau. 
Ví dụ.
BaCl2 + NaSO4 = BaSO4 + 2NaCl.
e) Phản ứng oxi hoá - khử 
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng.
a) Năng lượng liên kết. Năng lượng liên kết là năng lượng được giải phóng khi hình thành liên kết hoá học từ các nguyên tố cô lập.
Năng lượng liên kết được tính bằng kJ/mol và ký hiệu là E1k. Ví dụ năng lượng liên kết của một số mối liên kết như sau.
H - H                                  Cl - Cl                         H - Cl
E1k = 436                             242                             432
b) Hiệu ứng nhiệt của phản ứng là nhiệt toả ra hay hấp thụ trong một phản ứng hoá học. Hiệu ứng nhiệt được tính bằng kJ/mol và ký hiệu là Q.
Khi Q >0: phản ứng toả nhiệt.
Khi Q<0: phản ứng thu nhiệt.
Ví dụ:
CaCO3 = CaO + CO2 ↑ - 186,19kJ/mol.
Phản ứng đốt cháy, phản ứng trung hoà thuộc loại phản ứng toả nhiệt. Phản ứng nhiệt phân thường là phản ứng thu nhiệt.
- Muốn tính hiệu ứng nhiệt của các phản ứng tạo thành các hợp chất từ đơn chất hoặc phân huỷ một hợp chất thành các đơn chất ta dựa vào năng lượng liên kết.
Ví dụ: Tính năng lượng toả ra trong phản ứng.
H2 + Cl2 = 2HCl.
Dựa vào năng lượng liên kết (cho ở trên) ta tính được.
Q = 2E1k (HCl) - [E1k(H2) + E1k(Cl2)] = 2 . 432 - (436 + 242) = 186kJ/mol.
- Đối với phản ứng phức tạp, muốn tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng ta dựa vào nhiệt tạo thành của các chất (từ đơn chất), do đó đơn chất trong phản ứng không tính đến (ở phản ứng trên, nhiệt tạo thành HCl là 186/2 = 93 kJ/mol
Ví dụ: Tính khối lượng hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 cần phải lấy để khi phản ứng theo phương trình.
toả ra 665,25kJ, biết nhiệt tạo thành của Fe3O4 là 1117 kJ/mol, của Al2O3 là 1670 kJ/mol.
Giải:
Tính Q của phản ứng:
3Fe3O4 + 8Al = 4Al2O3 + 9Fe                        (1)
Theo (1), khối lượng hỗn hợp hai chất phản ứng với nhiệt lượng Q là :
                                3 . 232 + 8 . 27 = 912g
Để tỏa ra lượng nhiệt 665,25 kJ thì khối lượng hỗn hợp cần lấy :
Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. 
a) Định nghĩa: Tốc độ phản ứng là đại lượng biểu thị mức độ nhanh chậm của phản ứng. Ký hiệu là Vp.ư. 
Trong đó : C1 là nồng độ đầu của chất tham gia phản ứng (mol/l). 
C2 là nồng độ của chất đó sau t giây phản ứng (mol/l). 
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: 
- Phụ thuộc bản chất của các chất phản ứng. 
- Tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng. Ví dụ, có phản ứng. 
A + B = AB. 
Vp.ư = k . CA . CB. 
Trong đó, k là hằng số tốc độ đặc trưng cho mỗi phản ứng. 
- Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng lớn. 
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng bản thân nó không bị thay đổi về số lượng và bản chất hoá học sau phản ứng. 
c) Phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng hoá học. 
- Phản ứng một chiều (không thuận nghịch) là phản ứng chỉ xảy ra một chiều và có thể xảy ra đến mức hoàn toàn. 
Ví dụ: 
- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng đồng thời xảy ra theo hai chiều ngược nhau. 
Ví dụ: 
CH3COOH + CH3OH CH3COOCH3 + H2O 
- Trong hệ thuận nghịch, khi tốc độ phản ứng thuận (vt) bằng tốc độ phản ứng nghịch (vn) thì hệ đạt tới trạng thái cân bằng. Nghĩa là trong hệ, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng nồng độ các chất trong hệ thống không thay đổi. Ta nói hệ ở trạng thái cân bằng động. 
- Trạng thái cân bằng hoá học này sẽ bị phá vỡ khi thay đổi các điều kiện bên ngoài như nồng độ, nhiệt độ, áp suất (đối với phản ứng của chất khí). 
Hiệu suất phản ứng. 
Có phản ứng: 
A + B = C + D 
Tính hiệu suất phản ứng theo sản phẩm C hoặc D: 
Trong đó: 
qt là lượng thực tế tạo thành C hoặc D. 
qlt là lượng tính theo lý thuyết, nghĩa là lượng C hoặc D tính được với giả thiết hiệu suất 100%. 
Chú ý: 
- Khi tính hiệu suất phản ứng phải tính theo chất sản phẩm nào tạo thành từ chất đầu thiếu, vì khi kết thúc phản ứng chất đầu đó phản ứng hết.
- Có thể tính hiệu suất phản ứng theo chất phản ứng A hoặc B tuỳ thuộc vào chất nào thiếu. 
- Cần phân biệt giữa % chất đã tham gia phản ứng và hiệu suất phản ứng. 
Ví dụ: Cho 0,5 mol H2 tác dụng với 0,45 mol Cl2, sau phản ứng thu được 0.6 mol HCl. Tính hiệu suất phản ứng và % các chất đã tham gia phản ứng. 
Giải: Phương trình phản ứng: 
H2 + Cl2 = 2HCl 
Theo phương trình phản ứng và theo đầu bài, Cl2 là chất thiếu, nên tính hiệu suất phản ứng theo Cl2: 
Còn % Cl2 đã tham gia phản ứng = 
% H2 đã tham gia phản ứng = 
Như vậy % chất thiếu đã tham gia phản ứng bằng hiệu suất phản ứng. 
- Đối với trường hợp có nhiều phản ứng xảy ra song song, ví dụ phản ứng crackinh butan:
 Cần chú ý phân biệt: 
+ Nếu nói "hiệu suất phản ứng crackinh", tức chỉ nói phản ứng (1) và (2) vì phản ứng (3) không phải phản ứng crackinh. 
+ Nếu nói "% butan đã tham gia phản ứng", tức là nói đến cả 3 phản ứng.
+ Nếu nói "% butan bị crackinh thành etilen" tức là chỉ nói phản ứng (2).
Cấu tạo nguyên tử.
Nguyên tử gồm hạt nhân tích điện dương (Z+) ở tâm và có Z electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 
1. Hạt nhân: Hạt nhân gồm: 
- Proton: Điện tích 1+, khối lượng bằng 1 đ.v.C, ký hiệu (chỉ số ghi trên là khối lượng, chỉ số ghi dưới là điện tích). 
- Nơtron: Không mang điện tích, khối lượng bằng 1 đ.v.C ký hiệu 
Như vậy, điện tích Z của hạt nhân bằng tổng số proton. 
* Khối lượng của hạt nhân coi như bằng khối lượng của nguyên tử (vì khối lượng của electron nhỏ không đáng kể) bằng tổng số proton (ký hiệu là Z) và số nơtron (ký hiệu là N): 	
Z + N ≈ A. 
A được gọi là số khối. 
* Các dạng đồng vị khác nhau của một nguyên tố là những dạng nguyên tử khác nhau có cùng số proton nhưng khác số nơtron trong hạt nhân, do đó có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về khối lượng nguyên tử, tức là số khối A khác nhau. 
2. Phản ứng hạt nhân: Phản ứng hạt nhân là quá trình làm biến đổi những hạt nhân của nguyên tố này thành hạt nhân của những nguyên tố khác. 
Trong phản ứng hạt nhân, tổng số proton và tổng số khối luôn được bảo toàn. 
Ví dụ: 
Vậy X là C. Phương trình phản ứng hạt nhân. 
3. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử. 
Nguyên tử là hệ trung hoà điện, nên số electron chuyển động xung quanh hạt nhân bằng số điện tích dương Z của hạt nhân. 
Các electron trong nguyên tử được chia thành các lớp, phân lớp, obitan. 
a) Các lớp electron. Kể từ phía hạt nhân trở ra được ký hiệu: 
Bằng số thứ tự n = 1 2 3 4 5 6 7  
Bằng chữ tương ứng: K L M N O P Q  
Những electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau. Lớp electron càng gần hạt nhân có mức năng lượng càng thấp, vì vậy lớp K có năng lượng thấp nhất. 
Số electron tối đa có trong lớp thứ n bằng 2n2. Cụ thể số electron tối đa trong các lớp như sau: 
Lớp : K L M N  
Số electron tối đa: 2 8 18 32  
b) Các phân lớp electron. Các electron trong cùng một lớp lại được chia thành các phân lớp. 
Lớp thứ n có n phân lớp, các phân lớp được ký hiệu bằng chữ : s, p, d, f,  kể từ hạt nhân trở ra. Các electron trong cùng phân lớp có năng lượng bằng nhau. 
Lớp K (n = 1) có 1 phân lớp : 1s. 
Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp : 2s, 2p. 
Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp :3s, 3p, 3d. 
Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp  ...  đơn giản lại được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Ví dụ:
- Anbumin: Gồm một số protein tan trong nước, không kết tủa bởi dung dịch NaCl bão hoà nhưng kết tủa bởi (NH4)2SO4 bão hoà. Đông tụ khi đun nóng. Có trong lòng trắng trứng, sữa.
- Globulin: Không tan trong nước, tan trong dung dịch muối loãng, đông tụ khi đun nóng. Có trong sữa, trứng.
- Prolamin: Không tan trong nước, không đông tụ khi đun sôi. Có trong lúa mì,ngô.
- Gluein: Protein thực vật tan trong dung dịch kiềm loãng. Có trong thóc gạo.
- Histon: Tan trong nước và dung dịch axit loãng.
- Protamin: Là protein đơn giản nhất. Tan trong nước, axit loãng và kiềm. Không đông tụ khi đun nóng.
b) Các protein phức tạp: Cấu tạo từ protein và các thành phần khác không phải protein. Khi thuỷ phân, ngoài aminoaxit còn có các thành phần khác như hiđratcacbon, axit photphoric.
Protein phức tạp được chia thành nhiều nhóm.
- Photphoprotein: có chứa axit photphoric.
- Nucleoprotein: trong thành phần có axit nucleic. Có trong nhân tế bào động, thực vật.
- Chromoprotein: có trong thành phần của máu.
- Glucoprotein: trong thành phần có hiđratcacbon.
- Lipoprotein: trong thành phần có chất béo.
4. Sự chuyển hoá protein trongg cơ thể.
- Protein là một thành phần quan trọng nhất trong thức ăn của người và động vật để tái tạo các tế bào, các chất men, các kích thích tố, xây dựng tế bào mới và cung cấp năng lượng.
Khi tiêu hoá, đầu tiên protein bị thuỷ phân (do tác dụng của men) thành các polipeptit (trong dạ dày) rồi thành aminoaxit (trong mật) và được hấp thụ vào máu rồi chuyển đến các mô tế bào của cơ thể. Phần chủ yếu của aminoaxit này lại được tổng hợp thành protein của cơ thể. Một phần khác để tổng hợp các hợp chất khác chứa nitơ như axit nucleic, kích thích tốMột phần bị phân huỷ và bị oxi hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Đồng thời với quá trình tổng hợp, trong cơ thể luôn xảy ra quá trình phân huỷ protein qua các giai đoạn tạo thành polipeptit, aminoaxit rồi các sản phẩm xa hơn, như NH3, ure O = C(NH2)2 tạo thành CO2, nướcQuá trình tổng hợp protein tiêu thụ năng lượng, quá trình phân huỷ protein giải phóng năng lượng.
5. Ứng dụng của protein
- Dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Dùng trong công nghiệp dệt, giày dép, làm keo dán.
- Một số protein dùng để chế tạo chất dẻo (như cazein của sữa).
Định nghĩa:
Những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn (thường hàng ngàn, hàng triệu đ.v.C) do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime.
Ví dụ: Cao su thiên nhiên, tinh bột, xenlulozơ là những polime thiên nhiên.
Cao su Buna, polietilen, P.V.C là những polime tổng hợp.
Cấu trúc và phân loại
1. Thành phần hoá học của mạch polime
a) Polime mạch cacbon:
- Mạch C bão hoà. Ví dụ polietilen.
- Mạch C chưa bão hoà. Ví dụ cao su Buna:
- Polime chứa nguyên tử halogen thế. Ví dụ P.V.C:
- Rượu polime. Ví dụ rượu polivinylic:
- Polime dẫn xuất của rượu. Ví dụ polivinyl axetat:
- Các polime anđehit và xeton. Ví dụ poli acrolein.
- Polime của axit cacboxylic. Ví dụ poliacrilic:
- Polime nitril (có nhóm - C º N). Ví dụ poliacrilonitril:
- Polime của hiđrocacbon thơm. Ví dụ polistiren:
b) Polime dị mạch: Trên mạch polime có nhiều loại nguyên tố.
- Mạch chính có C và O. Ví dụ poliete (poliglicol):
polieste (polietylenglicol terephtalat)
- Mạch chính có C, N. Ví dụ polietylenđiamin :
- Mạch chính có C, N, O. Ví dụ poliuretan :
2. Cấu tạo hình học của mạch polime.
Các phân tử polime thiên nhiên và tổng hợp có thể có ba dạng sau.
a) Dạng mạch thẳng dài: Mỗi phân tử polime là một chuỗi mạch thẳng dài, do các mắt xich polime kết hợp đều đặn tạo ra.
b) Dạng mạch nhánh: Ngoài mạch thẳng dài là mạch chính, còn có các mạch nhánh do các monome kết hợp tạo thành.
c) Dạng mạch lưới không gian: Nhiều mạch polime liên kết với nhau theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ trong cao su đã lưu hóa, trong chất dẻo phenolfomanđehit.
Tính chất của polime.
1. Tính chất vật lý:
- Là những chất rắn tinh thể hoặc vô định hình tuỳ thuộc vào trật tự sắp xếp các phân tử polime. Khi các phân tử polime sắp xếp hỗn độn tạo thành trạng thái vô định hình.
- Hợp chất polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Phần lớn các polime khi đun nóng thì đều ra rồi chảy nhớt. Một số polime bị phân huỷ khi đun nóng.
- Phần nhiều polime khó tan trong các dung môi. Có loại polime hoàn toàn không tan trong các dung môi.
2. Tính chất hoá học:
Phụ thuộc thành phần và cấu tạo của polime.
- Phần lớn các polime bền vững hoá học (đối với axit, kiềm, chất oxi hoá). Có chất rất bền với nhiệt và hoá chất, ví dụ như teflon ( - CF2 - CF2 - )n.
- Một số polime kém bền với tác dụng của axit và bazơ. Ví dụ: Len, tơ tằm, tơ nilon bị thuỷ phân bởi dung dịch axit hoặc kiềm do có nhóm peptit.
- Những polime có liên kết đôi trong phân tử có thể tham gia phản ứng cộng. Ví dụ phản ứng lưu hoá cao su.
Điều chế polime:
a) Phản ứng trùng hợp: Là quá trình kết hợp nhiều phân tử đơn giản giống nhau (monome) thành phân tử polime, khi đó không có sự tách bớt các phân tử nhỏ nên thành phần nguyên tử của polime và monome giống nhau.
Phân tử monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết kép hoặc có vòng không bền.
Ví dụ:
- Phản ứng trùng hợp có thể xảy ra giữa 2 loại monome khác nhau, khi đó gọi là đồng trùng hợp.
b) Phản ứng trùng ngưng: là phản ứng tạo thành polime từ các monome, đồng thời tạo ra nhiều phân tử nhỏ, đơn giản như H2O, NH3, HCl,
Để có thể tham gia phản ứng trùng ngưng, các phân tử monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng hoặc 2 nguyên tử linh động có thể tách khỏi phân tử monome.
- Trùng ngưng những monome cùng loại:
Ví dụ:
- Trùng ngưng giữa các monome khác nhau:
Giữa điamin và điaxit:
Giữa điaxit và rượu 2 lần rượu:
                                    (tơ lapxan)
Ứng dụng của polime
1. Chất dẻo 
a) Định nghĩa: chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo, tức là có khả năng bị biến dạng dưới tác dụng bên ngoài và giữ được biến dạng sau khi ngừng tác dụng. 
b) Thành phần:
- Thành phần cơ bản: là 1 polyme nào đó. Ví dụ thành phần chính của êbônit là cao su, của xenluloit là xenlulozơ nitrat, của bakelit là phenolfomanđehit.
- Chất hoá dẻo: để tăng tính dẻo cho polime, hạ nhiệt độ chảy và độ nhớt của polime. Ví dụ đibutylphtalat,
- Chất độn: để tiết kiệm nguyên liệu, tăng cường một số tính chất. Ví dụ amiăng để tăng tính chịu nhiệt.
- Chất phụ: chất tạo màu, chất chống oxi hoá, chất gây mùi thơm.
c) Ưu điểm của chất dẻo:
- Nhẹ (d = 1,05 ¸ 1,5). Có loại xốp, rất nhẹ.
- Phần lớn bền về mặt cơ học, có thể thay thế kim loại.
- Nhiều chất dẻo bền về mặt cơ học.
- Cách nhiệt, cách điện, cách âm tốt.
- Nguyên liệu rẻ.
d) Giới thiệu một số chất dẻo.
- Polietilen (P.E) : Điều chế từ etilen lấy từ khí dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí than đá.
Là chất rắn, hơi trong, không cho nước và khí thấm qua, cách nhiệt, cách điện tốt.
Dùng bọc dây điện, bao gói, chế tạo bóng thám không, làm thiết bị trong ngành sản xuất hoá học, sơn tàu thuỷ.
- Polivinyl clorua (P.V.C)
Chất bột vô định hình, màu trắng, bền với dung dịch axit và kiềm.
Dùng chế da nhân tạo, vật liệu màng, vật liệu cách điện, sơn tổng hợp, áo mưa, đĩa hát
- Polivinyl axetat (P.V.A)
Điều chế bằng cách : cho  rồi trùng hợp.
Dùng để chế sơn, keo dán, da nhân tạo.
- Polimetyl acrilat
và polimetyl metacrilat   
Điều chế bằng cách trùng hợp các este tương ứng.
Là những polime rắn, không màu, trong suốt.
Polimetyl acrilat dùng để sản xuất các màng, tấm, làm keo dán, làm da nhân tạo
Polimetyl metacrilat dùng làm thuỷ tinh hữu cơ.
- Polistiren 
Dùng làm vật liệu cách điện. Polistiren dễ pha màu nên được dùng để sản xuất các đồ dùng dân dụng như cúc áo, lươc
- Nhựa bakelit:
Thành phần chính là phenolfomanđehit. Dùng làm vật liệu cách điện, chi tiết máy, đồ dùng gia đình.
- Êbonit: là cao su rắn có tới 25 - 40% lưu huỳnh. Dùng làm chất cách điện.
- Têflon : rất bền nhiệt, không cháy, bền với các hoá chất. Dùng trong công nghiệp hoá chất và kỹ thuật điện.
2. Cao su 
Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hồi, có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong kỹ thuật.
a) Cao su thiên nhiên: được chế hoá từ mủ cây cao su.
- Thành phần và cấu tạo: là sản phẩm trùng hợp isopren.
n từ 2000 đến 15000
- Mạch polime uốn khúc, cuộn lại như lò xo, do đó cao su có tính đàn hồi.
Cao su không thấm nước, không thấm không khí, tan trong xăng, benzen, sunfua cacbon.
- Lưu hoá cao su: Chế hoá cao su với lưu  huỳnh để làm tăng những ưu điểm của cao su như: không bị dính ở nhiệt độ cao, không bị dòn ở nhiệt độ thấp.
Lưu hoá nóng: Đung nóng cao su với lưu huỳnh.
Lưu hoá lạnh: Chế hoá cao su với dung dịch lưu huỳnh trong CS2.
Khi lưu hóa, nối đôi trong các phân tử cao su mở ra và tạo thành những cầu nối giữa các mạch polime nhờ các nguyên tử lưu huỳnh, do đó hình thành mạng không gian làm cao su bền cơ học hơn, đàn hồi hơn, khó tan trong dung môi hữu cơ hơn.
b) Cao su tổng hợp:
- Cao su butađien (hay cao su Buna)
Là sản phẩm trùng hợp butađien với xúc tác Na.
Cao su butađien kém đàn hồi so với cao su thiên nhiên nhưng chống bào mòn tốt hơn.
- Cao su isopren.
Có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên, là sản phẩm trùng hợp isopren với khoảng 3000.
- Cao su butađien - stiren
Có tính đàn hồi và độ bền cao:
- Cao su butađien - nitril: sản phẩm trùng hợp butađien và nitril của axit acrilic.
Do có nhóm C º N nên cao su này rất bền với dầu, mỡ và các dung môi không cực.
3. Tơ tổng hợp:
a) Phân loại tơ:
Tơ được phân thành:
- Tơ thiên nhiên: có nguồn gốc từ thực vật (bông, gai, đay) và từ động vật (len, tơ tằm)
- Tơ hoá học: chia thành 2 loại.
+ Tơ nhân tạo: thu được từ các sản phẩm polime thiên nhiên có cấu trúc hỗn độn (chủ yếu là xenlulozơ) và bằng cách chế tạo hoá học ta thu được tơ.
+ Tơ tổng hợp: thu được từ các polime tổng hợp.
b) Tơ tổng hợp:
- Tơ clorin: là sản phẩm clo hoá không hoàn toàn polivinyl clorua.
Hoà tan vào dung môi axeton sau đó ép cho dung dịch đi qua lỗ nhỏ vào bể nước, polime kết tủa thành sợi tơ. Tơ clorin dùng để dệt thảm, vải dùng trong y học, kỹ thuât.
Tơ clorin rất bền về mặt hoá học, không cháy nhưng độ bền nhiệt không cao.
- Các loại tơ poliamit: là sản phẩm trùng ngưng các aminoaxit hoặc điaxit với điamin. Trong chuỗi polime có nhiều nhóm amit - HN - CO - :
+ Tơ capron: là sản phẩm trùng hợp của caprolactam 
+ Tơ enan: là sản phẩm trùng ngưng của axit enantoic 
+ Tơ nilon (hay nilon): là sản phẩm trùng ngưng hai loại monome là hexametylđiamin 
và axit ađipic
                 :
Các tơ poliamit có tính chất gần giống tơ thiên nhiên, có độ dai bền cao, mềm mại, nhưng thường kém bền với nhiệt và axit, bazơ. Dùng dệt vải, làm lưới đánh cá, làm chỉ khâu.
- Tơ polieste: chế tạo từ polime loại polieste. Ví dụ polietylenglicol terephtalat.
Tơ lapsan rất bền cơ học, bền nhiệt và bền với axit, bazơ hơn tơ nilon.

Tài liệu đính kèm:

  • docSO_TAY_HOA_HOC.doc