Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học

Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management-viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn đến 2010.

Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành.

Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết thúc vào năm 2010.

Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới.

Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục.

Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường.

 

doc 236 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỜI NÓI ĐẦU
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of Education Management-viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợ Chính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn đến 2010. 
Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc tăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xây dựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vi toàn ngành.
Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006, kết thúc vào năm 2010.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cách hành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cường năng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới. 
Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựng mới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lý cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanh tra, đánh giá và thống kê giáo dục. 
Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng cao năng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học và học suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học. Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnh vực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơ bản đến phức tạp. Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng của từng trường. 
Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dục Việt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáo dục quốc tế. Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thống hóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới. Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thực tiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nước trên thế giới. 
Bộ Tài liệu gồm 6 cuốn:
1. Quản lý nhà nước về giáo dục; 
2. Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học; 
3. Giám sát, đánh giá trong trường học; 
4. Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới; 
5. Công nghệ thông tin trong quản lý trường học
6. Quản trị hiệu quả trường học.
Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trường ngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, những người giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. Một số độc giả khác, có thể là những giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể tham khảo tài liệu này. Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch.
Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạm cũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sư phạm.
Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành các hoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấy những nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này. 
Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nói chung phát triển năng lực quản lý của mình. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dục tại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý trong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phương mình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền. 
Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong các nhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các khóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm. 
Phương pháp sử dụng tài liệu
Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên môn nên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau. Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theo những định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở). Có nghĩa là, người đọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình. Bằng cách này, Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vận dụng vào thực tế đang diễn ra. Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chí trên đường đi công tác. Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình. Tựu chung lại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào.
Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy và thực hành các công việc qua các chủ đề. Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luận với các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác. 
Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác, ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tập huấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn. Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm phát hành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này.
Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các cán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngành giáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tình huống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu.
Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện (trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GDĐT để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục.
Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồi dưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục tiến hành. 
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhà trường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý. 
Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu này thông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc. Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn. 
Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này. 
Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằm tăng hiệu quả giáo dục. Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tới các Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó. 
	 GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
 GS.TS. Phạm Vũ Luận
 THỨ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT 
Lời giới thiệu
Cuốn Quản lý nhà nước về giáo dục tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất về quản lý giáo dục và quản lý hành chính nhà nước nhằm cung cấp cho các hiệu trưởng tầm nhìn bao quát về các nội dung quản lý và các chế tài trong quản lý. Cuốn sách được phát hành cùng đĩa CD các văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT và các Bộ, ngành có liên quan (CẬP NHẬT TỚI THỜI ĐIỂM 30/6/2009). Các văn bản liên quan tới các vấn đề quản lý trong nhà trường cũng được cung cấp trong cuốn sách này. Trong phần bản in, chúng tôi chỉ cung cấp tên các văn bản, bạn đọc có thể tra cứu toàn văn trong đĩa CD phát hành kèm. 
Tóm tắt nội dung cuốn sách:
Chương 1, Chương 2 và Chương 3 giới thiệu một cách tóm lược nhất những qui định, chế tài về quản lý giáo dục. Các qui định về cơ cấu tổ chức trường học; về nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên; về các chế độ chính sách hiện hành đối với giáo viên, học sinh và các cán bộ trong trường học. 
Chương 4 giới thiệu về hệ thống hành chính nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu trưởng có thể tìm thấy những nội dung cô đọng nhất về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, của Bộ GDĐT và một số bộ ngành liên quan. Điều này là hết sức cần thiết với hiệu trưởng vì theo Luật công chức mới ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2010 thì hiệu trưởng sẽ trở thành công chức nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi và phải thực thi các trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức nhà nước.
Chương 5 giới thiệu 2 văn bản quan trọng về quyền trẻ em. Nội dung này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi phần lớn trẻ em đều đang thuộc phạm vi quản lý của nhà trường. Các thầy giáo, cô gi ... n vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thông tư số 111/2008/TT-BTC ngày 24/11/2008 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ).
Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành “Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA”.
Thông tư số 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Quyết định số 1248/2007/QĐ-BKH ngày 30/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 – 2010.
Công văn số 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hình thức hoạt động của các Ban Quản lý dự án.
39. Công tác dân tộc
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, phần này liên quan đến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác dân tộc.
Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc.
Quyết định số 53-CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng Chính phủ về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số.
Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc”.
Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 07/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 – 2010”.
40. Ghi nhãn hàng hóa
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Thông tư số 50/2000/TT-BGDĐT ngày 29/12/2000 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn mác hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
41. Sở hữu trí tuệ
Gồm các văn bản quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. 
Luật số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về sở hữu trí tuệ.
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/05/2009 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17/10/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Liên tịch Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA ngày 12/05/2009 của Liên Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Công an về phối hợp phòng, chống in lậu.
Quyết định số 24/2005/QĐ-BGDĐT ngày 02/8/2005 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ GDĐT.
Thông tư số 29/2009/TT-BTC ngày 10/02/2009 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.
42. Nghĩa vụ quân sự
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự. Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình gồm: giáo viên, học sinh, sinh viên đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học,...
Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30/12/1981.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21/12/1992.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22/6/1994.
Luật số 43/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Nghị định số 83/2001/NĐ-CP ngày 09/11/2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Nghị định số 122/2006/NĐ-CP ngày 26/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Nghị định số 150/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về huấn luyện quân nhân dự bị hạng hai.
Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BYT-BQP ngày 20/11/2006 của liên Bộ Y tế-Quốc phòng hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự,
Thông tư liên tịch số 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 07/8/2007 của liên Bộ Quốc phòng-GDĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
43. Xuất nhập cảnh
Các quy định và thủ tục về xuất cảnh, quản lý người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/1999 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 08/5/2001 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của ngưởi nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.
Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg ngày 11/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân.
Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 của Liên Bộ Công an-Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BCA-BNG ngày 01/2007 của Liên Bộ Công an - Ngoại giao về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư 37/2003/TT-BTC ngày 24/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Thông tư số 88/2007/TT-BTC ngày 19/7/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2003/TT-BTC ngày 24/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Thông tư số 02/2008/TT-BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước và ở nước ngoài theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
&
QUY ƯỚC ĐÁNH BOOKMARK CHO TÀI LIỆU SỐ HÓA
Để giải quyết việc làm dấu (bookmark) truy cập trong tài liệu không bị ảnh hưởng khi cần thêm văn bản, bookmark được chỉ định dấu theo công thức quy ước sau:
 + + + 
Mỗi văn bản được bookmark 8 ký tự. Trong đó:
 là A, B, C,, Đ, E
 là 01, 02, 03, Không thuộc mục nào thì thay bằng 00.
 là A00, B00, C00, K01, K02,Không thuộc tiểu mục nào thì thay bằng 000.
 là 01, 02,10, 11, 12, Với các số thứ tự nhỏ hơn 10 thì thêm số 0 ở trước.
Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Văn bản này thuộc Nhóm A. GIÁO DỤC 	A
Thuộc mục 2. Chủ trương, chính sách	02
Không có tiểu mục 	000
Số thứ tự là 1 	01
Bookmark sẽ là 	A0200001
Ví dụ 2: Quyết định số 17/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10.
Văn bản này thuộc nhóm B. CƠ SỞ GIÁO DỤC	B
Mục 6. Chuẩn cơ sở vật chất	06
Tiểu mục đ) Thiết bị dạy học tối thiểu trung học phổ thông	Đ00
Số thứ tự là 1	01
Bookmark sẽ là	B06Đ0001
Ví dụ 3: Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính - GDĐT hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GDĐT đến năm 2010.
Văn bản này thuộc nhóm E. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH	E
Mục 4. Tài chính	04
Tiểu mục k14. Chương trình mục tiêu	K14
Số thứ tự là 3	03
Bookmark sẽ là	E04K1403
THỐNG KÊ SỐ VĂN BẢN ĐÃ TRÍCH DẪN
Loại văn bản
Số lượng
Hiến pháp
1
Luật
66
Nghị định
232
Nghị quyết (Đảng, Chính phủ)
4
Nghị quyết liên tịch
31
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
27
Chỉ thị bộ ngành
58
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
112
Quyết định BGDĐT
159
Quyết định khác
172
Thông tư của BGDĐT
54
Thông tư của bộ ngành
195
Thông tư liên tịch
104
Công văn của BGDĐT
57
Công văn khác
14
Các loại khác
46
Tổng cộng
1332

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu tap huan hieu truong srem.doc