Tư liệu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn

Tư liệu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn

A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Kiểm tra

Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Họat động kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Trong dạy học có 04 lọai kiểm tra là:

A/ Kiểm tra thăm dò;

B/ Kiểm tra kết quả;

C/ Kiểm tra xếp thứ bậc;

D/ Kiểm tra năng lực tổng thể có định hướng.

Thi cũng là hình thức kiểm tra nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.

2. Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kip thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục tiêu đào tạo) làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học

Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, về những họat động khác có liên quan của nhà trường và ngành giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày càng tiến bộ hơn.

4. Đo

Đo là khái niệm chung dùng để chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với một thước đo hoặc một chuẩn mực và khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.

Đối với tiểu học và trung học cơ sở thường đo trình độ học tập theo 3 mức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

* Nhận biết: là mức độ của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ một học sinh có thể nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng do đã được giảng giải hoặc thí nghiệm. Ví dụ, học sinh có thể nhắc lại đúng một định nghĩa mà chưa cần giải thích hay sử dụng định nghĩa ấy. Đây là mức độ nhận thức thấp, ví nói chung chỉ đòi hỏI vận dụng trí nhớ mà thôi

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tư liệu đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ LIỆU ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN
A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Kiểm tra
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Họat động kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Trong dạy học có 04 lọai kiểm tra là:
A/ Kiểm tra thăm dò;
B/ Kiểm tra kết quả;
C/ Kiểm tra xếp thứ bậc;
D/ Kiểm tra năng lực tổng thể có định hướng.
Thi cũng là hình thức kiểm tra nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
2. Đánh giá
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lý kip thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục tiêu đào tạo) làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.
3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học
Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, về những họat động khác có liên quan của nhà trường và ngành giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện, mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày càng tiến bộ hơn.
4. Đo
Đo là khái niệm chung dùng để chỉ sự so sánh một vật hay một hiện tượng với một thước đo hoặc một chuẩn mực và khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.
Đối với tiểu học và trung học cơ sở thường đo trình độ học tập theo 3 mức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
* Nhận biết: là mức độ của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ một học sinh có thể nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng do đã được giảng giải hoặc thí nghiệm. Ví dụ, học sinh có thể nhắc lại đúng một định nghĩa mà chưa cần giải thích hay sử dụng định nghĩa ấy. Đây là mức độ nhận thức thấp, ví nói chung chỉ đòi hỏI vận dụng trí nhớ mà thôi.
* Thông hiểu: là mức độ cao hơn nhận biết, nó lien quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa những gì học sinh đã biết, đã học. Khi một học sinh lặp lại đúng một định nghĩa, học sinh ấy chứng tỏ đã “biết” định luật ấy, nhưng để chứng tỏ sự “thông hiểu”, học sinh ấy phải giải thích được ý nghĩa của những khái niệm quan trọng trong định nghĩa ấy, hay minh họa bằng một ví dụ về các mối liên hệ được biểu thị bởi định nghĩa ấy.
* Vận dụng: Là khả năng đòi hỏi người học phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Khả năng ứng dụng được đo lường khi một tình huống mới được trình bày ra, và người học phải quyết định nguyên lí nào cần được áp dụng và áp dụng như thế nào trong tình huống như vậy. Điều này đòi hỏi người học phải chuyển di kiến thức từ bối cảnh quen thuộc sang một hòan cảnh mới. Lọai mục tiêu này bao gồm cả những kĩ năng có thể đo lường được qua một bài trắc nghiệm.
5. Chuẩn đánh giá
Chuẩn là mức tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm đã tạo ra.
Chuẩn đánh giá chính là biểu hiện cụ thể mức tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được. Thường người ta xây dựng chuẩn đánh giá môn học cho cả cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc chuẩn đánh giá môn học cho một năm học, hoặc cụ thể đối với từng trường 
Ở mỗi cấp độ như thế cần định ra những kiến thức cơ bản và kĩ năng tối thiểu cần phải đạt được.
6. Hình thức kiểm tra
Đánh giá dựa trên những dữ kiện, những thông tin, những số liệu do việc kiểm tra cung cấp. Việc kiểm tra có nhiều dạng: Kiểm tra thường xuyên (hàng ngày), kiểm tra định kì, kiểm tra tổng kết vào cuối năm học, kiểm tra và thi hết môn, hết học phần.
* Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống họat động của các lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập cũng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp cho thầy điều chỉnh cách dạy, trò kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.
* Kiểm tra định kì: Hình thức kiểm tra này được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần của chương trình hoặc sau một học kì. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kì hạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm một khối lượng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương đối lớn; cũng cố mở rộng những điều đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới.
* Kiểm tra tổng kết: Hình thức kiểm tra này được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung, cũng cố mở rộng chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục học chương trình của năm học sau.
Các dạng kiểm tra trên được thực hiện bằng nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
+ Kiểm tra miệng được sử dụng trước khi, trong khi và sau khi học bài mới cũng như trong các kì thi cuối học kì, cuối năm học hoặc kết thúc học phần. Nó giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược nhanh chóng và có tác dụng thúc đẩy người học tích cực học tập một cách thường xuyên có hệ thống.
+ Kiểm tra viết được sử dụng sau khi kết thúc một học trình hoặc một chương mục nào đó. Ví dụ: Kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì, kiểm tra trong các kì thi học sinh giỏi, làm bài tập nghiên cứu,  Nó có tác dụng kiểm tra trình độ nắm vững tri thức của ngườI học và giúp họ rèn luyện năng lực trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết.
 + Kiểm tra thực hành nhằm kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo thực hành đối với các môn học. Việc kiểm tra này có thể tiến hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, xưởng trường, cơ sở sản xuất 
7. Công cụ đánh giá
Trong đánh giá, công cụ được hiểu là phương tiện, kĩ thuật để đánh giá. Phương pháp cũng là một lọai công cụ đánh giá. 
Trong xã hội hiện đại, rất nhiều lọai công cụ có thể phục vụ cho việc đánh giá học sinh. Ví dụ như phòng quan sát, phòng thực nghiệm, các máy móc hiện đại 
Ở nước ta hiện nay, trong đánh giá kết quả học tập, thường sử dụng hai lọai công cụ chủ yếu, gọi là Luận đề và Trắc nghiệm khách quan. Chúng ta không nên quá nhấn mạnh lọai công cụ nào vì mỗi lọai công cụ đều có mặt mạnh và những hạn chế, vấn đề là biết sử dụng chúng một cách hợp lí thì sẽ đạt hiệu quả cao.
8. Trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm (Test) là một lọai hình phương pháp được chuẩn hóa dung để tìm hiểu các đặc điểm nhân cách, xác định một hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân nào đó một cách khách quan.
Bài trắc nghiệm gồm hai lọai:
1/ Các bài tự luận (Luận đề)
2/ Các bài trắc nghiệm khách quan
* Các lọai bài trắc nghiệm khách quan
Người ta thường dung một số lọai bài trắc nghiệm sau đây:
- Trắc nghiệm đúng sai: Lọai này chỉ gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai) là lọai trắc nghiệm đơn giản dễ sử dụng. Tuy nhiên kết quả bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Trắc nghiệm điền khuyết: căn cứ vào các dữ liệu đã cho mà điền vào chổ trống theo yêu cầu bài tập.
- Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: cho sẳn hai nhóm đối tượng sắp xếp tách rời nhau. Học sinh phải nối đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai để đạt yêu cầu đã đề ra trong bài tập.
- Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: bài tập nêu câu hỏi, học sinh viết câu trả lời ngắn thích hợp.
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: lọai này gồm có hai phần:
+ Phần mở đầu: Nêu vấn đề và cách thực hiện
+ Phần thông tin: nêu các câu hỏi để giải quyết vấn đề; trong các câu trả lời này chỉ có một câu trả lời đúng còn các câu trả lời khác đều sai, nhưng phải là những sai lầm học sinh thường mắc phải
Khi làm bài, học sinh chỉ cần lựa chọn một trong các câu trả lời cho sẵn nói trên.
B/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Chuẩn môn học
Chuẩn là mức tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm đã tạo ra. Chuẩn môn học là mức tối thiểu cần có, cần đạt được theo mục tiêu môn học về những kiến thức, kĩ năng thái độ cơ bản nhất được cụ thể hóa trong môn học.
Khi giáo viên xác định chuẩn để kiểm tra chất lượng học tập môn học cũng cần phảI chú ý một số vấn đề sau:
A/ Đảm bảo cụ thể, rõ ràng tránh qui định chung chung.
B/ Đảm bảo tính khả thi, học sinh có thể đạt được trong sự ràng buộc cvủa một hệ điều kiện cụ thể, thực tế.
C/ Thể hiện đầy đủ các nội dung mà mục tiêu môn học đề ra bao gồm cả các nộI dung về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được sau khi học xong một phần, một chủ đề hay cả một năm học.
D/ Qui định rõ mức độ tối thiểu cần phải đạt được đối với từng nội dung đề ra.
2/ Các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập
Đánh giá chất lượng học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của họat động học tập của học sinh so với mục tiêu môn học đã đề ra. Để đánh giá chính xác, khách quan chất lượng học tập cần phải có những tiêu chí cụ thể. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn; từ các chuẩn đó khi tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được cả về số lượng (các chủ đề, các mạch, các lĩnh vực kiến thức) và cả về chất lượng (mức độ kiểm tra trí nhớ, khả năng tư duy linh họat sáng tạo; khả năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn ). Việc xác định các tiêu chí cho một bài kiểm tra cần bảo đảm một số yếu tố:
- Tính toàn diện. các nội dung môn học cần được kiểm tra đầy đủ và thích hợp.
- Tính phân hóa. Các tiêu chí của một đề kiểm tra phải phân lọai học sinh theo các nội dung cần kiểm tra ở những mức độ cần đạt được bao gồm những việc nắm kiến thức, mức độ thành thạo các kĩ năng cơ bản, đặc thù của bộ môn; những thói quen cần thiết của học sinh khi tham gia quá trình học tập.
- Xu thể chuyển đổi hình thức kiểm tra tự luận sang trắc nghiệm, có thể thiết kế các tiêu chí theo cách xây dựng bảng ma trận .
- Đưa ra một cấu trúc hợp lí, cân đối nhằm xác định được đầy đủ các nội dung cần kiểm tra của mỗi chương, phần hay tòan bộ nội dung cần đạt của một môn học.
- Thể hiện được số lượng những câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng như mức độ quan trọng của từng nội dung đã học.
Thể hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ nhận thức của mỗi nội dung cần kiểm tra
3. Các hình thức và lọai bài kiểm tra
Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh bao gồm các hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì. Hiện trong nhà trường vẫn áp dụng các lọai bài kiểm tra: miệng, 15 phút, bài viết 45 phút trở lên và bài kiểm tra học kì. Đổi mới việc ra đề kiểm tra cần lưu ý khắc phục một số hạn chế trong từng lọai bài kiểm tra.
C . ĐỔI MỚI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI KIỂM TRA
1. Đổi mới kiểm tra được căn cứ trên nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS:
- Tích hợp 3 nội dung  ...  bài diễn đạt quá kém dứt khoát không cho tới điểm trung bình.
------------------------------- Hết -----------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN
	 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH	 
NĂM HỌC 2007 – 2008
 ĐỀ CHÍNH THỨC	Môn: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 150 phút
	Ngày thi: 14/6/2008
	( Đề thi này gồm 1 trang có 3 câu )
Câu 1 (2 điểm) 
Cho đọan văn sau:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.” 
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng được dùng trong đọan văn trên.
Chỉ ra sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đọan văn.
Câu 2 (3 điểm)
	Viết một đọan văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) về chủ đề: Vượt lên số phận.
Câu 3: (5 điểm): 
	Cảm nhận của em về tình cảm của người cháu đối với bà trong đọan thơ sau:
	  Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...
	(Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, 
	tập một, trang 143, NXB Giáo dục, 2006)
	-Hết-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
	 ĐỒNG NAI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN	 
	ĐỀ CHÍNH THỨC	Khóa thi 14 tháng 6 năm 2008
Sở yêu cầu các ông, bà giám khảo Hội đồng chấm thi cần lưu ý những điểm sau đây:
1.Nắm vững bản chất yêu cầu của Đáp án - biểu điểm để đánh giá chính xác bài làm của học sinh trong tương quan giữa nội dung và hình thức. Chấm kỹ lưỡng và thận trọng. 
2.Tuyệt đối không được hạ thấp yêu cầu của biểu điểm khi chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Sở. Cần khuyến khích cho điểm cao những bài có sáng tạo, cảm thụ và diễn đạt tinh tế, giàu chất văn. Những bài diễn đạt quá kém dứt khoát không cho tới điểm trung bình. 
3. Đáp án chỉ nêu những điểm cơ bản, không đi vào chi tiết. Giám khảo nghiên cứu, vận dụng chính xác khi chấm bài. Phần Biểu điểm chỉ nêu một số mức điểm; trên cơ sở này, giám khảo cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho những mức điểm còn lại.Tổng số bài thi được làm tròn số tới 0,25 điểm. 
Câu 1: (2 điểm)
a. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng. (1 điểm)
- Phép nhân hóa (0,25 điểm) làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có sinh khí, có tâm hồn. (0,25 điểm)
- Phép so sánh (0,25 điểm) làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, gợi cảm. (0,25 điểm)
b. Chỉ ra sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đọan văn. (1 điểm)
- Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất (0,25 điểm)
- Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt (0,25 điểm)
- Phép thế: hạt mưa - hạt nọ, hạt kia; cây cỏ - chúng (0,25 điểm)
- Phép nối: và (0,25 điểm)
Câu 2: (3điểm) Viết một đọan văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) về chủ đề: Vượt lên số phận.
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một đọan văn nghị luận theo đúng yêu cầu của đề. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, 
- Yêu cầu về kiến thức: HS có thể viết đọan theo những kết cấu khác nhau (qui nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp) nhưng về cơ bản cần nêu được các ý sau:
Trong thực tế, có nhiều người có hòan cảnh sống khó khăn gian khổ, hoặc chẳng may bị tật nguyền,vv nhưng bằng nghị lực, ý chí và niềm tin, họ đã không đầu hàng số phận, sống có ích cho đời.
Nêu được một hoặc hai tấm gương về những con người vượt lên số phận.
Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục những yếu đuối, sợ hãi trong bản thân mỗi con người; rèn luyện bản lĩnh, vượt qua những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
- Cách cho điểm:
Điểm 3,0: Trình bày đủ các ý nêu trên, diễn đạt tốt.
Điểm 1,5: Trình bày được khỏang nửa số ý, diễn đạt tốt. Hoặc tương đối đủ ý nhưng còn mắc lỗi diễn đạt.
Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
 Lưu ý:
	- Diễn đạt ngắn hoặc dài hơn yêu cầu: trừ 0,5 điểm.
	- Viết thành hai hoặc ba đọan: trừ 0,5 điểm.
Câu 3: (5điểm) 
A/ Yêu cầu chung :
1. Về hình thức : 
- Nắm vững phương pháp nghị luận về một đọan thơ. Không sa vào diễn xuôi đoạn thơ. 
- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
2. Về nội dung:
Học sinh phải nắm vững nội dung và nghệ thuật của đọan thơ. Trên cơ sở phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của đọan thơ, trình bày được những cảm nhận riêng hợp lý, sâu sắc về tình cảm của người cháu dành cho bà trong đọan thơ. 
B/Yêu cầu cụ thể :
Học sinh có thể triển khai các ý cơ bản như sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đọan thơ; nêu nhận xét, đánh giá bước đầu về tình cảm người cháu dành cho bà trong đọan thơ.
2. Lần lượt trình bày những cảm nhận về tình cảm người cháu dành cho bà trong đọan thơ.
2.1. Người cháu yêu bà, hiểu bà, suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà, về ân sâu nghĩa nặng của bà.
Mạch cảm xúc của bài thơ là từ hồi tưởng đến suy gẫm, từ kỉ niệm quá khứ đến hiện tại. Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình.(“Rồi sớm..chứa niềm tin dai dẳng”)
+ Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niềm tin. Bởi vậy, từ bếp lửa bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với nghĩa trừu tượng, khái quát.
+ Ngọn lửa biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ là của riêng bà trong kỷ niệm của cháu ở bài thơ này, mà còn là biểu tượng chung cho toàn dân tộc, đất nước ta trước kia, thắp sáng đến tận ngày nay.
- Bà tần tảo hi sinh chăm lo cho mọi người. Bà “truyền lửa” – ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. (“Lận đận..Ô kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”)
Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho con cháu và mọi người. Đặc biệt là bà đã “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, khơi dậy tình cảm, tâm hồn và sức sống để đứa cháu khôn lớn nên người Chính vì thế, người cháu cảm nhận được trong hình ảnh bếp lủa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa.”
2.2. Người cháu nay đã trưởng thành, nhưng không lúc nào nguôi nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa, như những gì thiêng liêng và gần gũi nhất. (“Giờ cháu đã đi xa..bà nhóm bếp lên chưa?...”)
- Dù người cháu đã lớn khôn, đã đi tới những chân trời xa, có thêm nhiều niềm vui mới, nhưng vẫn luôn nhớ ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước người cháu trong suốt cuộc đời. 
- Nhớ về bà và bếp lửa cũng là nhớ về gia đình, quê hương, đất nước. Từ sự thấu hiểu cuộc đời và tấm lòng của bà mà hiểu thêm hiểu thêm dân tộc mình, nhân dân mình.
- Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
C/Biểu điểm :
Điểm 5:. Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc, có ý sáng tạo riêng của người viết.
Điểm 4: Bài làm đáp ứng phần lớn những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, thể hiện được sự cảm nhận chân thành của người viết; có thể mắc 1,2 lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp...
Điểm 3: Bài làm nói được ½ số ý. Thể hiện được sự cảm nhận chân thành của người viết. Diễn đạt khá trôi chảy. có thể mắc 3,4 lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp...
Điểm 2: Bài đáp ứng một số kiến thức cơ bản của đề nhưng còn nghiêng về diễn xuôi, diễn đạt chưa tốt .
Điểm 1: Bài làm lan man, chưa nắm rõ yêu cầu của đề.
------------------hết---------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
	LỚP 12 THPT NĂM 2008
	Môn: VĂN
	Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
	Ngày thi : 29/1/2008
Câu 1 (8,0 điểm)
	Trong bài Mẹ yêu con, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa được con hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự:
	“Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói “không” trước những đòi hỏi vô lí của con khi mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt”.
	(Rút từ tập Trái tim người mẹ, NXB Trẻ, TP.HCM, 2004)
 Lời tâm sự ấy gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời?
Câu 2 (6,0 điểm)
Nói về qui luật sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ Ra-bin-đra-nat Ta-go có câu:
“Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngòai, chúng ta có thơ” 
(Rút từ tập Mười nhà thơ lớn của thế kỉ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ?
Câu 3 (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đọan thơ sau:
-“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lóang.”
	(Tế Hanh – Nhớ con sông quê hương)
	-“Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
	(Hòang Cầm – Bên kia sông Đuống)
------------hết-------
Một số dạng đề tự luận mở của môn Ngữ Văn
+ Đề trong sách THCS
- Loài cây em yêu (ngữ văn 7 - tập 1 )
- Cảm nghĩ về người thân ( NV7 - tập 1)
- Người ấy sống mãi trong tôi (NV8 - tập1)
- Tôi thấy mình đã khôn lớn ( NV8 - tập 1)
- Công việc đọc sách ( NV9 - tập 1)
- Đức tính khiêm nhường (NV9 - tập 2)
- Hút thuốc có hại (NV9 - tập 2)
+ Đề trong: "Ngữ văn 10 nâng cao"
- Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của một nhân vật văn học mà mình yêu thích.
- Têlêmác kể về buổi cha mình là người Uylitxơ trở về
- Suy nghĩ của anh (chị) về những em bé không nơi nương tựa
- Nghĩ về mái trường thân yêu
- Giới thiệu ca dao Việt Nam
- Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay

Tài liệu đính kèm:

  • docDoi moi KTDG Mon Van.doc