Văn mẫu lớp 9 - Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương

Văn mẫu lớp 9 - Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương

ĐỀ BÀI SỐ 3: Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

 1. Mở bài:

C1: “ Quê hương là gì hở mẹ?

 Mà cô giáo dạy phải yêu

 Quê hương là gì hở mẹ?

 Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả t/y quê hương của mình bằng những vần thơ thật giản dị. Quả thật ai cũng có một quê hương nơi đón nhận tiếng khóc chào đời. Viết về quê hương, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau. Nếu như với Đỗ Trung Quân là chiếc cầu tre nhỏ, với Tế Hanh là chiếc buồm vôi, là “mùi nồng mặn quá” thì nhà thơ Y Phương lại biểu lộ t/y và niềm tự hào về quê hương qua lời tâm sự vói con. Bài thơ “ Nói với con” được in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” là tiếng lòng của một tấm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng của người cha dành cho con. Qua đó, thể hiện t/y quê hương thắm thiết và diễn tả niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.

C2: Trong thành tựu của VH hiện đại VN từ sau CMT8 có đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn.Y Phương là một trong những nhà thơ tiêu biểu sau này. Y Phương là nhà thơ dân tộc tày, thơ ông giàu chất suy tư, trải nghiệm về lẽ sống, đạo lý làm người, gắn bó với quê hương đất nước. Tiêu biểu là bài thơ “Nói với con” được in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1985”. Bằng giọng thơ tâm tình, tha thiết, trìu mến, hình ảnh thơ chân thực bài thơ là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng của người cha dành cho con. Qua đó, thể hiện t/y quê hương thắm thiết và diễn tả niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.

 2. Thân bài:

* Khái quát: Mượn lời người cha nói với con bài thơ đã bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc với cách tư duy độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể mang phong cách của người dân miền núi – “Nói với con” là khúc tâm tình của người cha dặn dò con. Qua đó bộc lộ tình yêu thương con và mong ước thế hệ can cái sau này sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu lớp 9 - Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ 3: Phân tích vẻ đẹp của tình cha con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương. 
 1. Mở bài: 
C1: “ Quê hương là gì hở mẹ?
 Mà cô giáo dạy phải yêu
 Quê hương là gì hở mẹ?
 Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”. 
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả t/y quê hương của mình bằng những vần thơ thật giản dị. Quả thật ai cũng có một quê hương nơi đón nhận tiếng khóc chào đời. Viết về quê hương, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau. Nếu như với Đỗ Trung Quân là chiếc cầu tre nhỏ, với Tế Hanh là chiếc buồm vôi, là “mùi nồng mặn quá” thì nhà thơ Y Phương lại biểu lộ t/y và niềm tự hào về quê hương qua lời tâm sự vói con. Bài thơ “ Nói với con” được in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1985” là tiếng lòng của một tấm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng của người cha dành cho con. Qua đó, thể hiện t/y quê hương thắm thiết và diễn tả niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.
C2: Trong thành tựu của VH hiện đại VN từ sau CMT8 có đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn...Y Phương là một trong những nhà thơ tiêu biểu sau này. Y Phương là nhà thơ dân tộc tày, thơ ông giàu chất suy tư, trải nghiệm về lẽ sống, đạo lý làm người, gắn bó với quê hương đất nước. Tiêu biểu là bài thơ “Nói với con” được in trong “Thơ Việt Nam 1945 – 1985”. Bằng giọng thơ tâm tình, tha thiết, trìu mến, hình ảnh thơ chân thực bài thơ là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng của người cha dành cho con. Qua đó, thể hiện t/y quê hương thắm thiết và diễn tả niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.
 2. Thân bài: 
* Khái quát: Mượn lời người cha nói với con bài thơ đã bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc với cách tư duy độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể mang phong cách của người dân miền núi – “Nói với con” là khúc tâm tình của người cha dặn dò con. Qua đó bộc lộ tình yêu thương con và mong ước thế hệ can cái sau này sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. 
Luận điểm 1: Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con ( Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương)
+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện và gợi tả khung cảnh một gia đình đầm ấm:
 “ Chân phải bước tới cha
 Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai tiếng tới tiếng cười”.
Đây là một hình ảnh cụ thể về 1 mái ấm gia đình quen thuộc tràn đầy yêu thương hạnh phúc trong sự chăm chút cho con. Phép liệt kê “ Chân phải, chân trái; Một bước, hai bước” đã giúp ta hình dung một không khí gia đình ấm áp, ngọt ngào, ríu rít, quấn quýt trong từng bước đi, tiếng nói bi bô của con trẻ. Con lớn lên trong t/y thương của cha mẹ. Tuy tấm lòng cha mẹ có bao dung, yêu thương rộng lớn đến đâu thì với con cũng là chưa đủ. Con cần đến bầu sữa tinh thần thứ 2: Đó là quê hương. Người cha nói với con về quê hương của mình bằng những h/a thơ thật giản dị: 
 “ Người đồng mình yêu lắm con ơi
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát”.
Quê hương trong thơ của Y Phương là “người đồng mình”. Đó là cách gọi độc đáo, gần gũi, thân thương về những con người sống trên cùng miền đất, quê hương. Người cha đã lý giải với con về những phẩm chất cao quí của người dân quê hương và dạy con yên lấy những gì thân thuộc nhất của người đồng mình. Đó là cốt cách tài hoa và tâm hồn trong sáng. Dưới bàn tay khéo léo của người đồng mình – những nan nứa, nan tre trở thành những nan hoa tuyệt đẹp. Các động từ “ cài, ken” được sử dụng rất uyển chuyển, khéo léo tạo cảm giác quấn quýt, thân thương. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà còn được ken, cài bằng những câu hát trao duyên tìm bạn của những chàng trai chân chất, mộc mạc. Thì ra dưới dáng vẻ thô sơ, mộc mạc ấy là một tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời. Có thể nói Y Phương phải là một người yêu quê hương, gắn bó, tự hào về quê hương, dân tộc mình thì mới có được những cảm xúc và diễn tả hay đến vậy.
 + Quê hương trong lòng nhà thơ là hình ảnh những con đường nghĩa tình và cảnh TN đẹp đẽ của quê hương: “ Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng”.
Bằng cách nói nhân hoá “rừng, con đường” kết hợp với điệp từ “cho” đã làm rõ hình ảnh TN của quê hương thật nghĩa tình. Rừng không chỉ cho con người lâm sản quí giá mà còn chở che. Con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi, lên non xuống bể mà còn soi đường mở lối. Con đường người cha nói với con trong bài thơ có hai hình ảnh độc đáo. Trước hết là con đường đi vào bản làng, đường ra sông, ra suối đến trường. Song đằng sau h/a cụ thể ấy là h/a ẩn dụ rất sáng tạo. Đó cũng chính là con đường đi tới ước mơ, con đường đi đến mọi chân trời, con đường đi tới tương lai của con.
 + Qua lời thơ giản dị người cha muốn nói với con về gia đình, quê hương và khảng định đó cũng là cái nôi nuôi con khôn lớn và nhắc nhở con về ý thức cội nguồn sinh dưỡng: 
 “ Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Người cha đã nhắc đến kỷ niệm khởi đầu cho hạnh phúc để giúp con vững bước trên con đường tương lai dài rộng.
Luận điểm 2: Những pchất cao đẹp của người đồng mình và lời nhắn nhủ con.
 + Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân miền núi với cách nói dân dã, mộc mạc về những phẩm chất cao quý của người dân quê hương. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất người cha mở ra cho con những ký ức đẹp đẽ về gia đình, quê hương thì ở khổ thơ thứ 2 người cha đã nhấn mạnh sự gắn bó của con với những con người quê hương. Cụm từ “Người đồng mình” được điệp đi, điệp lại:
 “ Người đồng mình thương lắm con ơi”. 
Cách gọi ấy gợi cảm giác thân quen gây 1 ấn tượng sâu sắc về con người quê hương, lời gọi con cất lên thật tha thiết, chân thành “con ơi”. Người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất của người đồng mình với cách nói cụ thể: 
 “ Cao đo nỗi buồn - Xa nuôi chí lớn”.
Đó là những con người giàu ý chí, nghị lực, luôn luôn vượt lên mọi khó khăn thử thách với bao nỗi buồn, niềm vui của cuộc đời. Nhà thơ lấy sự từng trải để đo chiều cao; lấy ý chí để đánh giá sự bền vững. Hai câu thơ 4 chữ đăng đối như một câu tục ngữ đúc kết 1 thái độ, 1 phương châm ứng xử cao quý, thể hiện 1 bản lĩnh sống đẹp của người dân tộc Tày.
 + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình cứ lần lượt hiện dần lên qua lời tâm tình với con, nhẹ nhàng gieo vào lòng con những cảm xúc chân thành tha thiết. Đó là lối sống thuỷ chung tràn đầy niềm tin của người đồng mình:
 “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
 Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
 Sống trong thung không chê thung nghèo đói
 Sống như sông, như suối
 Lên thác xuống ghềnh
 Không lo cực nhọc”.
Giọng điệu tâm tình của đoạn thơ đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc trước những lời căn dặn thân thương, tha thiết. Đó cũng là ước muốn của người cha dù hoàn cảnh ntn, cuộc sống ra sao, trên đường đời dẫu chiến thắng hay thất bại thì con phải biết chấp nhận và không bao giờ gục ngã. Con hãy sống xứng đáng với người đồng mình bởi người đồng mình không bao giờ sợ gian khổ, sợ nghèo đói. Sự chấp nhận và đương đầu với gian khổ được thể hiện trong các điệp ngữ “ không chê, không lo” và cũng là lời nhắc nhở chân tình mà cha muốn truyền dạy cho con bài học đạo lý làm người: Con phải biết gắn bó với quê hương xứ sở. Ba từ “sống” được đặt ở dầu câu cùng với phép so sánh đã trở thành lời nhắc nhở con về lẽ sống ở đời. Bằng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh” kết hợp các điệp từ “sống” vang lên, đoạn thơ đã khảng định 1 tâm thế, 1 bản lĩnh sống, 1 dáng đứng của người đồng mình và đó cũng là điều mà người cha hy vọng con hãy sống sao cho xứng đáng với quê hương.
 + Phẩm chất cao đẹp của người đồng mình còn được nhà thơ thể hiện bằng cách nói rất cụ thể của bà con dân tộc Tày, không hề biết nói hay, nói khéo:
 “ Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
Đó là vẻ đẹp của tâm hồn cao thượng, của nhân cách làm người được diễn tả qua cách nói tương phản đối lập giữa hình thức và phẩm chất bên trong. Dù mộc mạc, giản dị như cây cỏ thì cũng không được sống tầm thương mà phải ngẩng cao đầu. Bộc lộ những suy nghĩ về người dân quê hương, người cha như nhắn nhủ con phải biết gắn bó, qúi trọng nơi sinh thành; trân trọng yêu mến con người quê hương. Đ có lần Y Phương tâm sự rằng câu thơ “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” là cách nói hết sức bình thường, giản dị đó là dù cuộc sống có thế nào đi nữa thì “người đồng mình” vẫn cao thượng chứ không ích kỉ, hẹp hòi.
 + Chính vẻ đẹp ấy mà người đồng mình sống rất thuỷ chung, nhân hậu:
 “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 Còn quê hương thì làm phong tục”.
Người đồng mình kiên trì, bền bỉ trong công cuộc lao động để vun đắp, xây dựng xóm làng, biết dệt lên những phong tục để tôn vinh quê hương. Với cách nói cụ thể “ đục đá kê cao quê hương” - Nhà thơ đã sử dụng h/a ẩn dụ thật đọc đáo để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, chăm chỉ, chịu khó và ý thức tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ cội nguồn.
Có thể nói người cha đã nói với con tất cả những gì tốt đẹp nhất của con người quê hương – Cái nôi đã sinh ra con, nuôi con lớn khôn và trưởng thành. Một lần nữa quê hương hiện lên như nguồn tiếp sức nhưng không phải là vỗ về, âu yếm giống như thời thơ bé mà giờ đây là lời nhắc nhở con ngẩng cao đầu mà đi.
 + Kết thúc bài thơ là lời khuyên con của người cha thật tha thiết, chân thành với tiếng gọi âu yếm:
 “ Con ơi!
 Tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được 
 Nghe con”. 
Đó cũng là lời căn dặn con không bao giờ được nhỏ bé, tầm thường mà phải biết gữi lấy cái cốt cách giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Hai tiếng “ Nghe con” là cả 1 tấm lòng mênh mông của người cha. Cái điều cha nhắn nhủ thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc biết nhường nào. Ta nghe âm vang của nó như có cả mệnh lệnh của trái tim. Câu thơ ngắn lại, có câu chỉ có 2 tiếng nhưng lại là sức mạnh của người cha đang tiếp cho con, nhắc nhở con phải khắc cốt ghi tâm để khi con bước trên con đường đời phải biết sống cao thượng, tự trọng, xứng đáng với những phẩm chất cao quí của người đồng mình. Câu thơ đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của tình phụ tử cao quý và sự xúc động trước lời căn dặn yêu thương mà người cha muốn con thấu hiểu.
Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá
	Dù quê hương mỗi người chẳng giống nhau nhưng trong sâu thẳm trái tim, quê hương vẫn mãi mãi là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, là nơi chôn rau cắt rốn là nơi có tổ tiên, ruộng vườn của chúng ta. Thế nhưng thực tế vẫn còn đó những con người vẫn tự ruồng bỏ quê hương, là nhiều điều trái với đạo lí làm người. Trong tâm thức của họ, quê hương trở nên xa xôi, mờ nhạt. Đó cũng là điều mà Y Phương không hề mong muốn đối với mỗi chúng ta.
 3. Kết bài: “Nói với con” là 1 bài thơ đặc sắc của Y Phương với thể thơ tự do, bằng cách nói mộc mạc, giàu hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát, các BP điệp từ, điệp ngữ được vận dụng linh hoạt. Bài thơ là một điệp khúc về t/y con, t/y quê hương đất nước, đồng thời cũng là điệp khúc về lòng tự hào về những truyền thống cao đẹp của dân tộc. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của người dân miền núi và ta cũng như đang bắt gặp lại chính làng quê mình, tâm hồn mình. Đọc xong bài thơ, một lần nữa ta cúi đầu thành kính nhớ về cội nguồn với những gì thân thương nhất và đem đến cho chúng ta một bài học làm người : “ Không bao giờ được quên đi xứ sở, cội nguồn. Đó là sức mạnh, là niềm tự hào của lòng ta”.
 ...................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docphan tich noi voi con(1).doc