Câu 1 (1 điểm):
Trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu thơ : “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam, ”
a) Chép thuộc lòng hai câu thơ trước câu thơ này.
b) Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Câu 2 (1 điểm):
Xác định hàm ý trong những câu in đậm dưới đây. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
Thoắt trông nàng đã chào thưa :
“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khẩu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 1 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu thơ : “ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam, ” Chép thuộc lòng hai câu thơ trước câu thơ này. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Câu 2 (1 điểm): Xác định hàm ý trong những câu in đậm dưới đây. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? Thoắt trông nàng đã chào thưa : “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan ! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khẩu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3 (3 điểm): Cha ông ta ngày xưa có hai câu tục ngữ nói về việc học thầy và học bạn : Học thầy không tày học bạn ; Không thầy đố mày làm nên. Em chọn cách học nào trong hai cách học trên ? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 2 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Chép nguyên văn bốn câu thơ nói lên cảnh đoàn thuyền ra khơi trong bài “Đoàn thuyền đánh cá ” và cho biết tác phẩm trích trong tập thơ nào của thi sĩ Huy Cận ? Câu 2 (1 điểm): Nêu ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ : “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) Câu 3 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách. Câu 4 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình cha con sâu nặng trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 3 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Truyền kì mạn lục và Vũ trung tùy bút là hai tác phẩm tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên. Câu 2 (1 điểm): Tìm hàm ý của câu in đậm dưới đây. Cho biết trong hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ? Lan hỏi Huệ : Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa ? Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp. Câu 3 (3 điểm): Bàn về quan niệm sống, nhiều bạn trẻ cho rằng : “Trước hết là phải sống cho riêng mình”. Trong Một khúc ca xuân, Tố Hữu lại viết : “ Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống trong hai ý kiến trên. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Hồ Chí Minh qua nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 4 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Giải thích nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cho biết tác phẩm được trích trong tập thơ nào của thi sĩ Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Truyện Kiều. Câu 2 (1 điểm): Tìm và xác định tên thành phần biệt lập trong các câu sau : a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nhục. (Kim Lân, Làng) b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu Tổ quốc. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau : “ Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” (Trích Đồng chí – Chính Hữu – Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD trang 129) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 5 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm? Câu 2 (1 điểm): Cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào ? a) Ở rừng mùa này thường như thế. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem : - Ái chà ! Nhà này có mớ cá ngon lắm, chiều tớ phải xin cho một bát mấy được. Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin. (Kim Lân, Làng) Câu 3 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm của mình trước cuộc vận động : “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau : “ Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du – Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD trang 94) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 6 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Chiếc lược ngà bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng. Câu 2 (1 điểm): Tìm khởi ngữ trong các câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ : “ Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) “Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm”. Câu 3 (3 điểm): « Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống hữu ích, sống có trách nhiệm, được tôn trọng, và biết yêu thương. Trên hết, điều thật sự có ý nghĩa là : sống cho ai đó, vì cái gì đó, và tạo nên dấu ấn riêng của bạn trên thế gian này. » - Leo C. Rosten Từ câu nói trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về việc lựa chọn mục đích sống tốt đẹp cho mình. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ : “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở : - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?... ” (Trích Bếp lửa – Bằng Việt – Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD trang 143) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 7 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Hãy chép thuộc lòng những câu nói lên nỗi nhớ cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết đoạn trích đó thuộc phần nào của tác phẩm Truyện Kiều ? Câu 2 (1 điểm): Điền tên các thuật ngữ vào chỗ chấm ứng với định nghĩa của nó và cho biết các thuật ngữ này thuộc ngành khoa học nào : /./ là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. /./ là làm hủy hoại dần lớp đất đá phủ lên bề mặt do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 à 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức tính sáng tạo. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai đoạn thơ sau : “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ” (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD trang 58) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ 8 (Đề thi có 1 trang) ĐỀ ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 Ngày 21.06.2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Chép nguyên văn ba câu thơ cuối trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1 – NXBGD). Nêu khái quát nội dung đoạn thơ. Câu 2 (1 điểm): Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau : “ Tôi nghĩ bụng : Đã gọi hi vọng thì không thể nói đâu là thực, là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. ” (Lỗ Tấn, Cố Hương) Câu 3 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau : “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. ” (Y Phương, trích Nói với con) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 1 trang) KÌ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2011 – 2012 Khóa ngày 21, 22, 23 / 6 / 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Xây dựng hình tượng nhân vật luôn hướng về làng chợ Dầu trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân nhưng tại sao ông lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng chợ Dầu? Câu 2 (1 điểm): Hãy chỉ ra phép liên kết câu trong đoạn trích sau : “ Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa ! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (3 điểm): Trong lời hát Lời ru bú mớm nâng niu (Phạm Duy) , có câu : « Con ơi, mẹ là thượng đế ! » Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu hát trên. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau : “ Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước : Chỉ cần trong xe có một trái tim. ” (Phạm Tiến Duật, trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính) .HẾT. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...................... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 : .
Tài liệu đính kèm: