100 đề và bài Ngữ văn lớp 9

100 đề và bài Ngữ văn lớp 9

100 ĐỀ VÀ BÀI NGỮ VĂN LỚP 9

ĐỀ SỐ 1

Theo em, Phong cách Hồ Chí Minh có phải là một văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?

DÀN Ý

I. Mở bài

- Phong cách Hồ Chí Minh vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó thuyết minh là phương thức biểu đạt chính.

- Bài viết giúp người đọc hiểu được phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

II. Thân bài

Tính chất thuyết minh của Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những khía cạnh sau :

1. Đối tượng thuyết minh của bài là một vấn đề trừu tượng: phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác được trình bày rõ trên hai phương diện cơ bản :

a) Bác luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.

b) Bác có lối sống vô cùng giản dị nhưng lại rất thanh cao, tiêu biểu cho nét đẹp trong lối sống của dân tộc Việt Nam.

2. Phong cách Hồ Chí Minh được trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể, xác thực, không phải do hư cấu, do tưởng tượng mà ra.

3. Bài viết đã sử dụng các phương pháp của văn bản thuyết minh như : phương pháp phân loại, phân tích (các khía cạnh, các phương diện, các biểu hiện của vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh về văn hoá, lối sống.); phương pháp liệt kê (những nơi Bác đã qua như châu Phi, châu Á, châu Mĩ, châu Âu; những ngoại ngữ mà Người thành thạo (tiếng Pháp, Anh, Hoa, Nga.); phương pháp so sánh (lối sống giảng dị của Bác với các vị hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

4. Bài viết có sử dụng các yếu tố nghệ thuật như kể chuyện, bình luận, nghệ thuật đối lập, văn viết có cảm xúc, nhưng tất cả những yếu tố này chỉ có vai trò phụ trợ. Nội dung giá trị cơ bản của văn bản này vẫn là những tri thức xác thực, khách quan về phong cách Hồ Chí Minh.

III. Kết bài

- Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng, thuyết minh là một trong những phương thức biểu đạt chính.

- Bài viết đã giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp phong cách Bác Hồ là sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, là sự giản dị một cách thanh cao.

- Bài viết làm cho chúng ta thêm tự hào, kính yêu Bác, khơi gợi ở chúng ta ý nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương của Bác.

 

doc 126 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "100 đề và bài Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 đề và bài ngữ văn lớp 9
đề số 1
Theo em, Phong cách Hồ Chí Minh có phải là một văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
Dàn ý
I. Mở bài
- Phong cách Hồ Chí Minh vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, trong đó thuyết minh là phương thức biểu đạt chính.
- Bài viết giúp người đọc hiểu được phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
II. Thân bài
Tính chất thuyết minh của Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những khía cạnh sau :
1. Đối tượng thuyết minh của bài là một vấn đề trừu tượng: phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác được trình bày rõ trên hai phương diện cơ bản : 
a) Bác luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. 
b) Bác có lối sống vô cùng giản dị nhưng lại rất thanh cao, tiêu biểu cho nét đẹp trong lối sống của dân tộc Việt Nam.
2. Phong cách Hồ Chí Minh được trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể, xác thực, không phải do hư cấu, do tưởng tượng mà ra.
3. Bài viết đã sử dụng các phương pháp của văn bản thuyết minh như : phương pháp phân loại, phân tích (các khía cạnh, các phương diện, các biểu hiện của vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh về văn hoá, lối sống...); phương pháp liệt kê (những nơi Bác đã qua như châu Phi, châu á, châu Mĩ, châu Âu; những ngoại ngữ mà Người thành thạo (tiếng Pháp, Anh, Hoa, Nga...); phương pháp so sánh (lối sống giảng dị của Bác với các vị hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm)...
4. Bài viết có sử dụng các yếu tố nghệ thuật như kể chuyện, bình luận, nghệ thuật đối lập, văn viết có cảm xúc, nhưng tất cả những yếu tố này chỉ có vai trò phụ trợ. Nội dung giá trị cơ bản của văn bản này vẫn là những tri thức xác thực, khách quan về phong cách Hồ Chí Minh.
III. Kết bài
- Phong cách Hồ Chí Minh là một văn bản nhật dụng, thuyết minh là một trong những phương thức biểu đạt chính.
- Bài viết đã giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp phong cách Bác Hồ là sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, là sự giản dị một cách thanh cao. 
- Bài viết làm cho chúng ta thêm tự hào, kính yêu Bác, khơi gợi ở chúng ta ý nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo gương của Bác.
đề số 2
Dựa vào văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, kênh hình trang 6 (Ngữ văn 9 - Tập I) và những hiểu biết của em, em hãy viết một văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật để giới thiệu về nơi ở và làm việc của Bác tại phủ Chủ tịch.
I. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài : Thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Yêu cầu : Thuyết minh, miêu tả, giới thiệu nơi ở và làm việc của Bác, chủ yếu là ngôi nhà sàn nơi Bác ở. 
 II. Dàn ý
A. Mở bài
- Nếu có dịp được đến Hà Nội, vào lăng viếng Bác, bạn hãy đừng quên viếng thăm ngôi nhà sàn đơn sơ nhỏ bé, nơi vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc nhiều năm ở đó.
- Đến đây, bạn sẽ thêm hiểu, thêm tự hào và kính yêu một con người vĩ đại mà vô cùng bình dị đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
B. Thân bài
1. Địa điểm, không gian: Nơi ở và làm việc của Bác nằm giữa một khuôn viên yên tĩnh thơm ngát hương hoa. 
a) Trước nhà Bác ở là một cái hồ thả cá. Một hàng rào râm bụt chạy quanh trước ngõ như ở quê nhà Nghệ An của Bác. Bác sống hoà mình với thiên nhiên, với đất trời, với quê hương. 
b) Xung quanh nhà Bác trồng rất nhiều loài cây và hoa. Hoa cam, hoa bưởi tháng ba thơm ngào ngạt; hàng dừa xoè bóng mát trên những lối đi; cây vú sữa, quà của đồng bào miền Nam tặng Bác được trồng ở hiên sau nhà; góc vườn trước nhà, bốn mùa rau nối nhau tươi tốt. 
2. Hình dáng ngôi nhà : Nơi Bác ở và làm việc là một ngôi nhà gác nhỏ được thiết kế như kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc. Nhà làm bằng gỗ, mái lợp ngói, bốn bề lộng gió. 
3. Diện tích sử dụng : Khoảng hơn 70 m2. Ngôi nhà sàn đó chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. 
4. Đồ đạc trong nhà hết sức mộc mạc, đơn sơ : 
a) Phòng họp, phòng tiếp khách chỉ có một bộ bàn ghế, lọ hoa, bộ ấm chén uống nước. 
b) Phòng làm việc có một bộ bàn ghế nhỏ, một chiếc máy chữ, một chiếc đài phát thanh Liên Xô cũ để Bác nghe tin tức, đặc biệt tin từ miền Nam và giúp Bác đỡ cảm thấy cô quạnh trong đêm vắng...
c) Đến thăm phòng ngủ của Bác càng thương Bác hơn: chiếc giường nhỏ bằng gỗ thường, mộc mạc không mùi sơn, trên trải chiếu cói, một chiếc gối vải đã sờn cũ. Trên gối, chiếc quạt nan nằm lặng lẽ. Chiếc quạt nan này đã từng thức cùng vị Chủ tịch trong bao đêm hè oi ả, lòng nặng những lo toan việc nước. Góc phòng, bộ quần áo kaki bạc màu giản dị được treo gọn gàng trên móc áo. Trên ngực áo không có một tấm huân chương, nhưng bên trong lần áo vải là một trái tim nóng bỏng, sáng ngời. Dưới chân giường, đôi dép cao su mòn gót xếp ngay ngắn. Đôi dép ấy đã từng theo chân Bác đi suốt ngàn dặm đường đất nước. 
5. Bác sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài, rộng và bất tử.
C. Kết bài
- Nơi ở của Bác, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đơn sơ, giản dị như câu chuyện về một vị thần tiên trong thần thoại, cổ tích.
- Nơi ở của Người là do chính Người lựa chọn, sự lựa chọn ấy giúp chúng ta hiểu thêm phong cách Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
đề số 3
Em hãy đóng vai là những đồ dùng cá nhân của Bác tự giới thiệu về mình.
 Bài làm
Bác Hồ đã yên nghỉ, nhưng ngày ngày, dòng người vào lăng viếng Bác vẫn nối dài từ sáng đến chiều. Đến thăm nhà Bác ở, người ta trầm ngâm trước từng di vật đơn sơ, mộc mạc đã gắn bó với Bác trong suốt cả cuộc đời. Dường như đoán biết được ý nghĩ, lòng mong muốn của đồng bào, du khách, những đồ vật đã cất lên tiếng nói tự giới thiệu về mình để du khách hiểu thêm về Bác. Chúng ta hãy cùng nghe họ tự thuật nhé.
- Chúng tôi là những đồ dùng cá nhân của Bác Hồ. Chúng tôi được sống bên Bác, được phục vụ, chăm sóc Bác và được Bác yêu mến nâng niu như những đứa cháu nhỏ. Chúng tôi gồm : quần áo, giày dép, mũ nón... Chúng tôi sống rất hoà thuận, luôn bên nhau và luôn bên Bác.
Tôi thuộc dòng họ Quần áo. Họ hàng nhà chúng tôi có hai loại vải được Bác thường dùng là vải ka ki màu trắng đục và vải lụa màu nâu. áo ka ki cúc cài kín cổ, vạt buông, có bốn túi lớn, hai túi trên ngực và hai túi ở hai vạt trước. Anh chàng này thường được Bác mặc khi đi công tác ở nước ngoài, khi ngoại giao, tiếp khách, hoặc khi Bác đi dự những hội nghị, hội thảo quan trọng trong nước và quốc tế... Còn tôi, quần áo vải nâu, được may rộng như kiểu quần áo của bà con nông dân. Tôi được chăm sóc Bác thường xuyên hơn, được Bác mặc khi đi thăm đồng ruộng, gặp gỡ bà con nông dân, các bạn thiếu niên nhi đồng, lúc ở nhà, khi làm việc trong phòng riêng, lúc tưới cây... Bác thương yêu, nâng niu, đối xử với chúng tôi bằng tất cả tấm lòng của một Con Người. Có khi chúng tôi bị sờn rách, các cô chú phục vụ định thay áo mới cho Bác, Bác biết, Bác không chịu, Bác nói vải hãy còn mới hãy may vá lại cho Bác mặc. Chúng tôi cảm động đến nghẹn ngào trước tấm lòng và phong cách sống vô cùng giản dị của một vị lãnh tụ. 
 Tôi thuộc họ giày dép. Cùng với quần áo, tôi cũng rất vinh dự vì luôn được đi theo Bác. Tôi được làm bằng chất liệu cao su, màu đen, có 4 quai, hai quai chéo ở phía trên và hai quai ngang ở phía dưới. Họ hàng chúng tôi, hàng vạn hàng triệu đôi dép như thế đã từng theo bước những chiến sĩ, thanh niên xung phong chống Pháp rồi chống Mĩ trên khắp các chiến trường Nam Bắc. Riêng tôi sung sướng hơn là được ở bên Bác, phục vụ, chăm sóc Bác, được theo Bác đi trên mọi nẻo đường.
 Còn tôi là mũ lá. Chúng tôi tuy Bác dùng ít hơn, nhưng cũng là nhiều lắm đối với những ai không được ở bên Bác. Họ hàng nhà mũ chúng tôi cũng có hai loại: mũ cốt vải và mũ lá. Mũ cốt vải làm bằng vải kaki màu xanh hoặc màu trắng đục. Anh chàng này thường được Bác đội khi đi chiến dịch, khi thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ... Còn tôi, mũ lá được làm bằng lá cọ, lá nón. Tôi được Bác dùng khi đi xuống nhà máy, công xưởng, khi ra đồng cùng với bà con nông dân gặt lúa, tát nước chống hạn hoặc xuống biển với ngư dân kéo lưới... 
 Tôi nữa, tôi là khăn len. Tuy tôi chỉ được theo Bác vào mùa đông nhưng cũng được Bác nâng niu, yêu mến lắm. Tôi được dệt bằng sợi len, rộng chừng 30 cm, dài chừng 1,2m, hai đầu khăn thắt tua rua bay nhè nhẹ mỗi khi gió thổi. Nếu trời không giá rét quá, tôi được Bác quàng quanh cổ Bác. Trời lạnh, tôi được Bác choàng lên đầu. Tôi rất sung sướng vì được giúp ích cho Bác. 
Chúng tôi là những đồ vật rất bình thường, mộc mạc, đơn sơ, giản dị, nhưng Bác đã chọn chúng tôi. Không những thế, Bác còn yêu thương, gìn giữ, nâng niu chúng tôi. Điều đó làm chúng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Vì vậy, chúng tôi sống bên Bác, đem hơi ấm cho Người, bảo vệ Người khỏi những cơn thất thường của thời tiết, làm mềm sỏi đá dưới những nẻo đường bàn chân Người đi qua. Chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng chúng tôi tự hào vì đã giúp ích cho Bác, góp phần làm nên một phong cách Hồ Chí Minh.
Khi vào thăm nhà Bác, đứng nhìn chúng tôi, nhiều người đã khóc. Chắc họ đang nghĩ đến Bác và cảm động trước tấm lòng bao la rộng lớn, lối sống giản dị thanh cao của Người.
đề số 4
Em hãy viết một bài văn giới thiệu phong cách Hồ Chí Minh dưới dạng cuộc đối thoại giữa một bạn học sinh trong nước và một bạn học sinh Việt kiều đang chuẩn bị vào lăng viếng Bác.
 Bài làm
Tại khuôn viên trước lăng Bác, có hai bạn học sinh, một bạn là Việt kiều mới về thăm quê vào lăng viếng Bác. Họ gặp nhau, làm quen với nhau và sau đây là câu chuyện thú vị giữa họ.
- Xin chào bạn !
- Chào bạn !
- Mình tên là H. , rất vui được làm quen với bạn.
- Mình tên là M. , rất vui được làm quen với bạn.
- Mình xa Việt Nam từ năm 2 tuổi, nay mới có dịp về thăm quê, được vào lăng viếng Bác. Mình rất muốn được hiểu thêm về Bác, về phong cách của Bác. M. có vui lòng làm hướng dẫn viên cho mình không?
- Mình rất sẵn lòng.
- Mình được biết, Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Vậy bạn có thể nói rõ thêm cho mình biết về tầm vóc văn hoá của Bác được không ?
- Bác Hồ không những là một vị lãnh tụ thiên tài, nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn hoá lớn của thế giới thế kỉ XX. Hiếm có vĩ nhân nào trên thế giới đã hội tụ được danh hiệu Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hoá thế giới như UNESCO đã phong tặng Người. Phong cách của Bác là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; giữa dân tộc và nhân loại; uyên thâm nhưng lại rất Việt Nam; vĩ đại, thanh cao nhưng vô cùng giản dị. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Bạn nói, Bác Hồ là một danh nhân văn hoá thế giới, uyên thâm nhưng lại rất Việt Nam nghĩa là thế nào ? Vốn tri thức văn hoá sâu rộng c ...  sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.
 Trong tù không rượu cũng không hoa
 Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này. Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người. 
đề số 99
 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
bài làm
 Nguyên văn chữ Hán : Mộ
 Quyện điều qui lâm tầm túc thụ,
 Cô vân mạn mạn độ thiên không
 Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
 (Theo Thơ Hồ Chí Minh - NXB Giáo dục - 1986)
Hoàng hôn (Bác có bài thơ nhan đề như thế) là buổi chiều, Mộ là chiều tối. Chiều tối trên con đường bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bản dịch khá sát trừ một chỗ, “Sơn thôn thiếu nữ” nghĩa là “thiếu nữ xóm núi” dịch là “cô em xóm núi” mà chúng ta sẽ đề cập ở sau.
Bài thơ tức cảnh “chiều tối” trên đường bị giải đi. Chỉ có cảnh được quan sát, không nói tới mình. Đặt trong hoàn cảnh Nhật kí trong tù ra đời, ta mới biết là thơ làm trên đường bị giải đi của Bác, một người tù. Nếu không, hẳn không ai biết tác giả đã “thành thơ” trong hoàn cảnh nào. Nhật kí trong tù có nhiều bài thơ như thế bởi về mặt tinh thần, Bác không xem mình là tù nhân, bị tù đày. Phương châm này đã được nêu lên từ đầu : “Thân thể ở trong lao ; Tinh thần ở ngoài lao”.Vì vậy không phải trong Chiều tối, trong nhiều bài khác, Bác cũng không phải là “hình ảnh một người tù” bằng xương, bằng thịt. Dù giải đi từ “Gà gáy một lần đêm chửa tan” hay “Năm mươi ba cây số một ngày ; áo mũ dầm mưa ướt hết giày” hoặc qua “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. ở đây cũng thế. Chiều tối mà vẫn trên đường đi, nhưng nhìn phong cảnh dọc đường Bác vẫn vui, vẫn với con mắt, tấm lòng ấm áp, vẫn nên thơ. Nhìn xung quanh “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, nhìn lên trời cao “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” và nhìn về phía xa trong xóm nhỏ của một vùng núi nào đó ở quê người đất khách bị lưu đày “cô em xóm núi xay ngô tối...”. Bốn câu thơ tả cảnh, thì hai câu thơ đầu còn thuộc về chiều, nghĩa là còn nhìn được cảnh vật bằng chính nó. Hai câu thơ sau thuộc về tối, nghĩa là Bác vẫn phải đi, tối xuống dần, đến lúc cảnh vật chỉ có thể nhìn khi nó phát sáng, có ánh sáng. Trước hết nhìn thấy lò than rực đỏ thấy cô thiếu nữ xay ngô, nghe tiếng cối xay ngô. Cảnh trước vắng lặng, thoáng nhẹ, ấm áp. Cảnh sau sinh động, rực sáng. Cảnh trước có cái đẹp của chiều rộng, của không gian rộng. Cảnh sau thu vào một điểm, điểm sáng và làm sáng lên cả bài thơ. Trái với cái không gian, thời gian thực của chiều dần dần tối. Nghĩa là ngoại cảnh thì tối dần mà thơ thì bừng sáng.
Hai câu thơ đầu còn thoảng một nỗi buồn khi nhìn cảnh vật. Chim đã có chỗ trú ngụ, mây được tự do nhởn nhơ, vô tư, mà người thì còn phải lặn lội trên đường, không được tự do và bị dày vò bởi bao nỗi băn khoăn, lo nghĩ. Nhưng cũng chỉ một thoáng tư lự, cảnh vật trong mắt nhìn của Bác vẫn không “âm u”, “không sắc màu” như có người cảm nhận. Hai câu thơ sau ghi lại cảnh “cô em xóm núi xay ngo tối” nhưng chính vì thấy “lò than đỏ” mà Bác rũ bỏ hết chút thoáng tư lự vừa đến. Cái màu đỏ được Bác cảm nhận thật nhạy bén nên qua “màu đỏ” ấy người ta có thể nghĩ thêm nhiều điều.
Còn một điều cần nói thêm là, câu 3, nguyên tác viết “Sơn thôn thiếu nữ” - “thiếu nữ xóm núi”, mang màu sắc trung hoà, bản dịch thơ dịch “cô em xóm núi”. “Cô em” mang sắc thái biểu cảm. ở bản dịch thơ, có thêm cái tình, một chút rung động trước “Cô em xóm núi” làm mất tính trung hoà, khiến bài thơ thô hơn, mất phần dung dị đi rất nhiều.
Bài thơ viết về chiều tối nhưng người đọc thấy sáng. ấy là do tác giả của nó - Bác - nhìn chiều tối bằng ánh sáng của tâm hồn, nhãn quan của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. 
đề số 100
 Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu
bài làm
Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.
Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.
 Khi con tu hú gọi bầy
 Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
 Vườn râm dậy tiêng ve ngân
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng dào
 Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.
 Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín ; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.
 Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê... Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mong tưởng.
Về mặt kết cấu doạn một, 6 câu thơ đầu và đoạn hai, 4 câu thơ cuối có thể xem là hai bài thơ riêng biệt. Bài trước được đặt tên là “mùa hè”, bài sau đặt tên là “tiếng chim tu hú”. Thì ra tuy ngay bài đầu câu đầu của bài đã là “Khi con tu hú gọi bầy” nhưng thực ra cái hồn của cả bài thơ này, bài Khi con tu hú lại nằm ở 4 câu sau, ở câu sau cùng :
 Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
Thì ra tiếng chim tu hú ấy tạo “nghịch trạng” trong lòng người thanh niên này. Mùa hè sôi động, rực rỡ, khoáng đạt đã đến rồi mà mình lại bị giam hãm tù túng. Ngoại cảnh (do tưởng tượng vì đã dược nếm trải) tác động vào con người gây một xung động ở con người, khiến con người bức bối, ngột ngạt muốn vùng vẫy, tung phá.
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Nhưng thực tế không thể làm được, nên phải buột ra thành lời than. ấy chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ cuối cùng : “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như tiếng đời cứ lăn náo nức mà con người thì đang đành chịu tù túng. Tiếng chim tu hú ngoài trời kia lại như giục giã đốt nóng tâm can dữ dội.
 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc106 de van hay lop 9.doc