15 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)

15 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)

Câu 1: Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trọng mọi tình huống là biểu hiện

A. Chí công vô tư B. Đức tính tự chủ C. Kỉ luật D. Dân chủ

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân?

A. Thường xuyên dao động trước thử thách

B. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác

C. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu

D. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình

Câu 3: Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân

A. thường xuyên coi trọng tình cảm riêng tư

B. giải quyết công việc theo lẽ phải

C. đặt mọi quyền lợi của mình lên hàng đầu

D. đề cao tất cả nhu cầu cá nhân

Câu 4: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây?

A. Năng động B. Kỉ luật C. Tự chủ D. Dân chủ

 

docx 41 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "15 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
Thời gian: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 10 ĐIỂM)
Câu 1: Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trọng mọi tình huống là biểu hiện
A. Chí công vô tư	B. Đức tính tự chủ	C. Kỉ luật	D. Dân chủ
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ của công dân?
A. Thường xuyên dao động trước thử thách
B. Phụ thuộc hoàn toàn vào người khác
C. Luôn đặt lợi ích riêng lên hàng đầu
D. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình
Câu 3: Người có phẩm chất chí công vô tư luôn công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân 
A. thường xuyên coi trọng tình cảm riêng tư
B. giải quyết công việc theo lẽ phải
C. đặt mọi quyền lợi của mình lên hàng đầu
D. đề cao tất cả nhu cầu cá nhân
Câu 4: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là thể hiện phẩm chất đạo đức nào sau đây?
A. Năng động	B. Kỉ luật	C. Tự chủ	D. Dân chủ
Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là
A. Biện pháp mở rộng địa giới lãnh thổ
B. Xu hướng chạy đua vũ trang giữa các quốc gia
C. Cách thức chiếm lĩnh địa vị thống trị
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa các nước
Câu 6: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, có mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia được gọi là
A. Hòa bình	B. Dân chủ	C. Kỉ luật	D. Tự chủ
Câu 7: Những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Kỉ luật	B. Chí công vô tư	C. Tự chủ	D. Dân chủ
Câu 8: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là nội dung khái niệm nào dưới đây
A. Hợp tác	B. Tự chủ	C. Kỉ luật	D. Dân chủ
Câu 9: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. lãnh thổ này sang lãnh thổ khác	
B. đất nước này sang đất nước khác
C. địa phương này sang địa phương khác	
D. thế hệ này sang thế hệ khác
Câu 10: Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là công dân đã
A. đề cao tư tưởng mê tín dị đoan	
B. góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc
C. Phổ cập tín ngưỡng vùng miền	
D. sùng bái tập quán địa phương
Câu 11: Sau hoạt động trải nghiệm của lớp 9a1, bạn D được cô giáo phân công viết bài thu hoạch cùng các bạn B, K, A. Trong quá trình cùng làm việc, bạn K và A phát hiện bạn B làm thay toàn bộ phần việc của bạn D nên K báo với cô giáo. Xác nhận thông tin này là đúng sự thật, cô giáo đã phê bình cả nhóm trước trước lớp. Những học sinh nào dưới đây vận dụng không đúng nội dung hợp tác ?
A. Bạn K và D	 B. Bạn B, A và K	 C. Bạn B, K và D	 D. Bạn B và D
Câu 12: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có tác dụng gì
A. Góp phần làm nên những kì tích vẻ vang
B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội
C. Góp phần đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
D. Góp phần thực hiện những nhiệm vụ chung
Câu 13: Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây
A. Đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo	
B. Hạn chế sự bùng nổ dân số
C. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ	
D. Khắc phục tình trạng đói nghèo
Câu 14: Mọi công dân cùng làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần
A. Thâu tóm mọi nguồn nhân lực	
B. san bằng lợi ích cá nhân
C. nâng cao chất lượng cuộc sống	
D. chia đều các nguồn thu nhập
Câu 15: Kế thữa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là
A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
B. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác
C. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống
D. Sẽ tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển
Câu 16: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
A. Chí công vô tư là phải thể hiện ở lời nói
B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của con người
C. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện đức tính chí công vô tư
D. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình
Câu 17: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để các nước
A. đồng loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân
B. cùng tích cự chạy đua vũ trang
C. tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
D. can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Câu 18: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A. Là góp phần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người
B. Là góp phần kế thừa và phát huy những làng nghề của dân tộc
C. Là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong một thời gian nhất định
Câu 19: Hoạt động nào dưới đây nhằm bảo vệ hòa bình giữa các quốc gia?
A. Can thiệp vào nội bộ của các quốc gia	
B. Tăng cường mở rộng diện tích lãnh thổ
C. Chiếm lĩnh vị thế bá chủ toàn cầu	
D. Dùng đàm phán để giải quyết xung đột
Câu 20: Thế nào là người năng động, sáng tạo?
A. Là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại
B. Là người luôn say mê, tìm tòi, linh hoạt xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống
C. Là người luôn biết xuất phát từ lợi ích chung và biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng
Câu 21: Thư viện cùng nhau hy vọng của trường THCS Phương Trung là biểu hiện của sự hợp tác giữa
A. Việt Nam- Hàn Quốc	B. Việt Nam- Nhật
C. Việt Nam- Hoa Kì	D. Việt Nam- Nga
Câu 22: Hàng năm chúng ta tỏ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11 là thể hiện
A. Chí công vô tư
B. Đức tính tự chủ
C. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
D. Dân chủ
Câu 23: Câu ca dao:
“ Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”
Nói về người có đức tính nào?
A. Chí công vô tư	B. Năng động, sáng tạo
C. Dân chủ	D. Đức tính tự chủ
Câu 24: Câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân” nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Yêu nước	B. Tôn sư trọng đạo	 C. Lao động	 D. Nhân nghĩa
Câu 25: Câu ca dao: 
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” 
nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Yêu nước	 
 B. Nhân nghĩa	 
C. Lao động	 
D. Đoàn kết
Câu 26: Câu ca dao:
“ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Nói về người có phẩm chất đạo đức nào?
A. Kỉ luật	B. Chí công vô tư	 C. Dân chủ	 D. Đức tính tự chủ
Câu 27: Câu thơ:
“ Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”
Thể hiện:
A. Chí công vô tư	B. Hữu nghị và hợp tác
C. Dân chủ	D. Đức tính tự chủ
Câu 28: Câu ca dao:
“ Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
Nói về người có tính gì?
A. Chí công vô tư	B. Dân chủ
C. Không chí công vô tư	D. Kỉ luật
Câu 29: Câu tục ngữ:
“ Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước”
Nói về người có phẩm chất đạo đức nào?
A. Kỉ luật	B. Chí công vô tư	C. Dân chủ	D. Đức tính tự chủ
Câu 30: Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào để hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác
A. Bình đẳng	B. Tôn trọng	C. Hỗ trợ	D. Giúp đỡ
----------------------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
B
D
B
A
D
A
A
A
D
B
D
B
C
C
A
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
B
C
C
D
B
A
C
B
D
D
D
B
C
A
A

ĐỀ 2
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: (1. điểm) Em hãy hoàn thành bảng sau
Truyền thống 
Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn
1. Đoàn kết

2. 
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
3. Tôn sự trọng đạo

4. Gia đình 

Câu 2: (1 điểm) ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
a. Thái độ và hành vi thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
A. Không thích tất cả các kiểu trang phục dân tộc 
B. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử văn hóa
C. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc
D. Xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điều xấu. 
b. Người năng động sáng tạo là người thế nào? 
A. Luôn làm theo chỉ dẫn B. Luôn tìm ra cái mới
C. Luôn có ý tưởng độc đáo đem lại hiệu quả cao D. Luôn thay đổi kế hoạch
Câu 3: (1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh mỗi nội dung sau:
Những việc làm, biểu hiện thể hiện sự năng động, sáng tạo? 

a. Khi làm việc luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn.

b. Khi thấy việc khó thì từ bỏ

c. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc

d. Tự làm theo ý mình không cần tính toán kĩ
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (2,5 điểm) Đọc thong tin sau và trả lời câu hỏi bên dưới.
Chiều 2/11/2016, MC Phan Anh đã công khai số tiền anh và các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Chỉ sau 1 tuần phát động trên Facebook cá nhân của mình, số tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân của anh lên tới là 24 tỷ đồng. (Theo VOV.VN)
a.	Việc làm của MC Phan Anh và các nhà hảo tâm thể hiện truyền trống quý
báu nào của dân tộc Việt Nam? Em hãy nói những hiểu biết của mình về truyền thống đó? 
b.	Bản thân em có thể làm những việc gì để phát huy những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam? 
Câu 2. (2.5 điểm ) Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Là người dám nghĩ, dám làm, năm 2007, Phạm Văn Hát mạnh dạn vay 3 tỷ đồng đầu tư trang trại trồng rau sạch. Tuy nhiên sau 3 năm anh trở thành người tay trắng. Anh quyết định sang Israel để vừa lao động kiếm sống, vừa học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình làm việc, anh có ý tưởng chế tạo máy móc tăng hiệu suất làm việc, được ông chủ tán thành. Anh đã chế tạo thành công máy rải phân bón. Ông chủ thưởng anh 10.000USD và đề nghị được mua bản quyền; đồng thời nâng lương cho anh từ 1.000USD lên 2.500USD (năm 2010).
Năm 2012, anh quyết định trở về quê nhà, anh đã chế tạo một chiếc máy rải hạt. Năm 2014, chiếc máy gieo hạt của anh lần đầu xuất hiện trên thị trường và lập tức được nhiều người tìm đến đặt mua. Anh gọi sản phẩm của mình là "Robot đặt hạt". Sau hai năm nghiên cứu, chế tạo (2012-2014), "Robot đặt hạt" với thương hiệu Phạm Văn Hát đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn chiếm lĩnh nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan 
Sau 5 năm miệt mài lao động, đến nay, Phạm Văn Hát không những đã trả được hết khoản nợ 3 tỷ đồng, mà còn có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho một số lao động. Với những đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, năm 2016, Phạm Văn Hát được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Anh cũng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. 
a. Phạm Văn Hát đã gặt hái được những thành công gì trong công việc của mình? Những thành công đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh và xã hội, đất nước?
b. Những thành công mà Phạm Văn Hát có được là do đâu? 
c. Em có đánh giá như thế nào về Phạm Văn Hát?
Câu 3. (2 điểm) 
a.	Quan niệm của em về thành công  ... B cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình. Theo bạn B, nếu hợp tác với những người giỏi hơn hoặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng.
Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?
Câu 2. (2,0 điểm):
Tình huống: 
An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống dân thống dân tộc của Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn truyền thống đáng tự hào nào đâu?”
a/ Em có đồng ý với An không? Vì sao?
b/ Em sẽ nói gì với An?
ĐÁP ÁN
I.	TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
C
D
A
D
A
B
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
D
B
D
D
C
A
D
Câu
15
16
17
18
19
20
21
Đáp án
B
C
A
D
C
B
B
Câu
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
D
C
A
D
B
A
B

II.	TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm

1
(1,0 điểm)
Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người vì bất kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng phát triển,

1,0

2
(2,0 điểm)
a/ Em không đồng ý với ý kiến của An
Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý của An)
b/ Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc mà chúng ta còn có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thủy chung, .... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn phát huy những truyền thống đó.

1,0
1,0

ĐỀ 14
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
Thời gian: 45 phút

I/ Trắc nghiệm khách quan: (3điểm - mỗi câu được 0,25 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng 
Câu 1: Câu ca dao sau thể hiện đức tính gì?
 “Dù ai nói ngả nói nghiêng
	 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
 A. Chí công vô tư B. Dân chủ
 C. Kỉ luật. D. Tự chủ.
Câu 2: Biểu hiện nào trái với chí công vô tư?
 A. Giải quyết công việc vì tình . B. Mọi việc cần giải quyết thấu tình đạt lí.
 C. Công bằng cứ theo phép công mà làm. D. Mọi hành động đều vì dân, vì nước.
Câu 3: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của :
 A. Những nước có nền kinh tế B. Những cường quốc về quân sự
 C. Toàn nhân loại. D. Những tổ chức quân sự trên thế giới.
Câu 4: Kỉ luật và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ vì:
 A. Kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và hành động.
 B. Dân chủ tạo điều kiện cho mọi cá nhân được tham gia cống hiến và giám sát.
 C. Kỉ luật và dân chủ giúp cá nhân, xã hội ổn định phát triển ổn đinh, bền vững.
 D. Đây là qui định có tính pháp lí.
Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình :
 A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn.
 B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
 C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
 D. Đấu tranh chống khủng bố.
Câu 6: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là: 
Đối đầu xung đột. 
 B. Chiến tranh lạnh 
 C. Hòa bình ổn định, hợp tác cùng phát triển.
 D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột. 
Câu 7: Chọn cụm từ thích hợp sau điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm 
“hợp tác”:
 A. Giúp đỡ, hợp tác B. Giúp đỡ, hỗ trợ
 C. Bình đẳng, hợp tác D. Đoàn kêt, giúp đỡ.
 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Câu 8: Biểu hiện của người năng động sáng tạo:
 A. Bài khó không làm nữa.
 B. Gặp khó khăn chủ động, tìm cách để làm việc, học tập đạt hiệu quả.
 C. Luôn khao khát được tìm hiểu cái mới, dám nghĩ dám làm.
 D. Bất chấp mọi thứ nhằm thực hiện được điều mình đề ra.
Câu 9: Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào trên thế giới?
 A. Ô-xtrây-li-a ( Úc) B. Mỹ 
 C. Pháp D. Nhật
Câu 10: Câu nào sau đây nói về lối sống biết ơn ?
 A. Thương người như thể thương thân . B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
 C. Uống nước nhớ nguồn . 	 D. Tôn sư trọng đạo .
Câu 11: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” có tên viết tắt là? 
 A. ASEAN B. WHO.
 C. FAO D. UNESCO.
Câu 12: Việc làm nào sau đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên:
 A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
 B. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
 C. Có kế hoạch những không nỗ lực thực hiện.
 D. Học tập tốt, làm việc tốt vì mục đích cống hiến thật nhiều cho đất nước.
II.Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2đ)
 Thế nào là dân chủ? Nêu ví dụ? 
Câu 2: (2đ).
 Em hãy nêu ít nhất 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nêu những hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp trong học sinh.
Câu 3: Tình huống: (3đ)
 Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
ĐÁP ÁN BÀI THI HỌC KỲ I
MÔN: GDCD Lớp 9
*****
I. Trắc nghiệm: (3 điểm ) Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
D
A
C
A,B
C,D
C
B
B,C
A
B,C
A
D

Phần II. Tự luận (7đ)
 Câu 1: (1đ)
 - Dân chủ: là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. (1 đ)
 - Ví dụ: Yêu cầu HS nêu được 1 ví dụ đúng. (1 đ)
 Câu 2: (2đ)
 - 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo, đoàn kết. (1 đ)
 - HS nêu được những hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp trong học sinh: tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ, tổ chức trò chơi dân gian, tổ chức đền ơn đáp nghĩa. (1đ)
 Câu 3: (3 đ)
 Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau:
Không tán thành cách làm đó của Dũng. ( 0,5 điểm )
Giải thích: (2 điểm)
 - Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất. ( 0,5 điểm )
Vì: 
 - Mỗi người chỉ làm một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất (0,5 điểm )
 - Đây là một việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. ( 0,5 điểm )
 - Mục đích của việc cô giáo yêu cầu mỗi bạn tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án , qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn. ( 1 điểm )
ĐỀ 15
ĐỀ THI HỌC KỲ I
Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
Thời gian: 45 phút

A. Trắc nghiệm (3 điểm):	
 Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.
Trong đợt bình xét thi đua cuối năm , Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.
Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đỉnh cần xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.
Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo về ông trong mọi việc.
Câu 2: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ?
Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội qui; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội qui.
Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
Thầy chủ nhiệm giao cho Nam điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến.
Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ không tuân theo quyết định của trọng tài.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo?
Mạnh dạng suy nghĩ tìm cách làm bài tập hay nhất,hợp lý nhất.
Không suy nghĩ khi cô giáo hỏi.
Không tham gia ý kiến khi thảo luận nhóm.
Trước một việc gì nên tự hỏi: để làm gì? Có khó khăn gì? Khắc phục như thế nào?
Câu 4: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
Vượt khó để học tập để tiến bộ không ngừng.
Bị cám đỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
Luôn sáng tạo trong lao động và trong học tập.
Không có kế hoạch phấn đấu của bản thân.
Câu 5: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu nói của Bác Hồ: Hạnh phúc, mục đích, ích quốc, quyền lợi.
” Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho .................... của dân tộc và ................... của nhân dân” và ” Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi chỉ theo đuổi một ....................... là làm ........................, lợi dân.”
 B. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của việc làm có năng suất chất lượng hiệu quả. Cho ví dụ.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
Câu 3: Nhà hàng xóm của bạn B chăn nuôi heo nhiều nên mùi hôi thối bay vào nhà bạn B. Bạn B bảo mẹ qua chửi nhưng mẹ bạn B sợ mất lòng nên không nói gì.
Em có đồng tình với cách hành xử của bạn B và mẹ của bạn B không?
Nếu không đồng tình thì cách hành xử của em với sự việc ấy như thế nào?
 ----------Hết--------
 DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC TRÀ MY
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG
MÔN: GDCD 9

Năm học:2016-2017

I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A-D
A-C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5: (1 đ) Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu nói của Bác Hồ: Hạnh phúc, mục đích, ích quốc, quyền lợi.
” Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và Hạnh phúc. của nhân dân” và ” Bất kì bao giờ, bất kì ở đâu tôi chỉ theo đuổi một mục đích là làm ích quốc lợi dân.”
 II. Tự Luận:
 Câu 1: ( 2đ ) Hãy nêu ý nghĩa của việc làm có năng suất chất lượng hiệu quả. Cho ví dụ.
Ý nghĩa: (1đ)
Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
Ví dụ: (1đ)
Câu 2: ( 3 đ )Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
Thực trạng giao thông của nước ta rất phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. (2đ)
Nêu một số giải pháp (1 đ)
Câu 3: ( 2 đ )Nhà hàng xóm của bạn B chăn nuôi heo nhiều nên mùi hôi thối bay vào nhà bạn B. Bạn B bảo mẹ qua chửi nhưng mẹ bạn B sợ mất lòng nên không nói gì.
Em có đồng tình với cách hành xử của bạn B và mẹ của bạn B không?
Không đồng tình (1đ)
Nếu không đồng tình thì cách hành xử của em với sự việc ấy như thế nào?
Sang nhà hàng xóm nói cho họ hiểu cần phải giữ gìn vệ sinh chung. (0,5đ)
Nếu nhà hàng xóm không khắc phục thì cần nhờ chính quyền can thiệp. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docx15_de_thi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_co_dap_an.docx