300 năm Hà Tiên đất Việt

300 năm Hà Tiên đất Việt

Nói về Hà Tiên là phải nói về 300 năm Hà Tiên đất Việt và Hội Tao đàn Chiêu anh các lừng danh mấy trăm năm trước. Đến Hà Tiên bạn sẽ bị cuốn hút tâm hồn

 Nhờ có đợt đi thực tế sáng tác của Đoàn văn nghệ sĩ Huế trong tháng 8 vừa qua, tôi mới được đến Hà Tiên. Mà hầu như tất cả 20 người trong đoàn đều tới Hà Tiên lần đầu, kể cả nhà thơ Võ Quê, người rất thông thạo Nam Bộ.

Như để bù lại, đất và người Hà Tiên đã cho tôi những cảm xúc ám ảnh đến mức đi xe đường dài mà đêm về không ngủ được.

Lâu nay tôi chỉ lõm bõm biết Hà Tiên là vùng đất phên dậu phía Tây Nam Tổ quốc chịu nhiều cuộc tấn công của ngoại quốc; hay qua thơ Đông Hồ: Mỗi sầu khôn dãi cùng trời đất / Chén rượu đành khuây với nước non; hay hình bóng Phương thành trong thơ Mộng Tuyết: Thành Phương hương điểm mối tình dài.

Từ Cà Mau đến Hà Tiên phía Tây phải đi qua mé U Minh Thượng. Không biết trong rừng U Minh ấy gồm những cây gì, rậm rạp tới đâu, nhưng khi đoàn chúng tôi xuống xe giải lao chút đỉnh mà chân anh nào cũng dính một vài con vắt. Nghe mà nổi da gà.

Tôi nghe nhột nhột sờ chân mình phát hiện ngay một con vắt đang ngo ngoe. Nhưng khi đến nơi rồi, mới hay Hà Tiên là mảnh đất lịch sử, mảnh đất văn vật, tiên cảnh hấp dẫn lắm.

 

docx 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "300 năm Hà Tiên đất Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
300 năm Hà Tiên đất Việt
 Nói về Hà Tiên là phải nói về 300 năm Hà Tiên đất Việt và Hội Tao đàn Chiêu anh các lừng danh mấy trăm năm trước. Đến Hà Tiên bạn sẽ bị cuốn hút tâm hồn 
 Nhờ có đợt đi thực tế sáng tác của Đoàn văn nghệ sĩ Huế trong tháng 8 vừa qua, tôi mới được đến Hà Tiên. Mà hầu như tất cả 20 người trong đoàn đều tới Hà Tiên lần đầu, kể cả nhà thơ Võ Quê, người rất thông thạo Nam Bộ. 
Như để bù lại, đất và người Hà Tiên đã cho tôi những cảm xúc ám ảnh đến mức đi xe đường dài mà đêm về không ngủ được. 
Lâu nay tôi chỉ lõm bõm biết Hà Tiên là vùng đất phên dậu phía Tây Nam Tổ quốc chịu nhiều cuộc tấn công của ngoại quốc; hay qua thơ Đông Hồ: Mỗi sầu khôn dãi cùng trời đất / Chén rượu đành khuây với nước non; hay hình bóng Phương thành trong thơ Mộng Tuyết:  Thành Phương hương điểm mối tình dài. 
Từ Cà Mau đến Hà Tiên phía Tây phải đi qua mé U Minh Thượng. Không biết trong rừng U Minh ấy gồm những cây gì, rậm rạp tới đâu, nhưng khi đoàn chúng tôi xuống xe giải lao chút đỉnh mà chân anh nào cũng dính một vài con vắt. Nghe mà nổi da gà. 
Tôi nghe nhột nhột sờ chân mình phát hiện ngay một con vắt đang ngo ngoe. Nhưng khi đến nơi rồi, mới hay Hà Tiên là mảnh đất lịch sử, mảnh đất văn vật, tiên cảnh hấp dẫn lắm. 
Nghệ sĩ nghiếp ảnh của Hội Văn nghệ Kiên Giang Trương Thạch Vũ dẫn chúng tôi đi thăm phố xá và các di tích danh thắng Hà Tiên. Đường phố ở Hà Tiên rộng rãi, được chăm chút rất cẩn trọng. Phố xá khang trang, buôn bán sầm uất. Không khí bình yên thân thiện thể hiện trong ánh mắt của mỗi người qua đường.  
Chợ Hà Tiên sầm uất. Ba bốn giờ sáng xe cộ đã chở hàng từ khắp các nẻo đường tập kết về chợ. Ấn tượng nhất là những người đạp xe lôi chở khách dọc phố trông từa tựa như xe lôi tôi thấy nhiều ở Bắc Kinh, Trung Quốc. 
Chỉ 15 ngàn đồng, bác xe lôi có thể chở bạn đi cả tiếng đồng hồ ngắm phố. Tôi, nhà văn Nguyễn Quang Hà, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà nghiên cứu văn học dân gian Triều Nguyên đã đi xe lôi đến thăm Nhà lưu niệm cố vợ chồng thi sĩ Đông Hồ - Mộng Tuyết, cặp uyên ương cùng quê Mỹ Đức, Hà Tiên, cùng nổi danh văn chương thơ phú một thời, vẫn bao năm bám trụ ở quê hương. 
Ngôi nhà bày biện lịch lãm do cô cháu bên ngoại quản lý đón khách văn chương trong Nam ngoài Bắc đến thăm hàng ngày. Nhắc đến Đông Hồ -Mộng Tuyết lại nhớ sách “Hà Tiên thập cảnh” ông bà giới thiệu 10 bài thơ Vịnh 10 cảnh đẹp Hà Tiên của Mạc Thiên Tích để giới thiệu với khách du lịch thập phương. 
Anh Vũ cho biết, Thập cảnh nổi tiếng trong thơ từ ba trăm năm ấy nay chỉ còn lại bốn năm thắng cảnh như đảo Kim Dự, núi Bình San, Thạch Động, Châu Nham lạc lộ, thôn Lộc Trì ở Mũi Nai, Đông HồLeo mấy chục bậc tam cấp lên Thạch Động mới cảm phục bàn tay ông Tạo khéo tạc nên bao hình thù kỳ bí. 
Thạch Động có hai đường “ lên trời”.  Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vũ bảo rằng lối lên trời phía Tây có thể nhìn sang nước bạn CămpuchiaCon đường ven biển Hà Tiên nước xanh, cát trắng dẫn ta đến với những đảo đá với muôn vàn hình thù hấp dẫn. 
Trong đó có Hòn Phụ Tử, mà không may  mấy tháng trước hòn Phụ bị đổ do nước biển xâm thực lâu đời. Nhưng không gian vẫn mê hoặc lắm, nên mọi người vẫn tranh nhau chụp ảnh trước Hòn Phụ Tử. Đi một đoạn lại nứt ra một  cái hang, chui vào hóa ra là ngôi chùa trong hang núi gọi là Chùa Hang  thâm u khí lạnh 
Nhưng nói về Hà Tiên là phải  nói về 300 năm Hà Tiên đất Việt và Hội Tao đàn Chiêu anh các lừng danh mấy trăm năm trước. Đến Hà Tiên bạn sẽ bị cuốn hút tâm hồn. Ngày thì  say tìm ngắm, hỏi han, đêm lại mải mê với những trang lịch sử mở cõi cam go của ông cha bao đời để  tạo nên dáng hình đất Việt hôm nay 
Trên đường vào thị xã Hà Tiên, tượng đài Mạc Cửu bằng đá cao 15m đã được dựng xong, một tay tỳ vào đốc kiếm, tay kia cầm cuốn thư văn, mắt nhìn ra biển Đông lộng gió. 
Ngắm tượng đài Mạc Cửu, tôi hình dung về Hà Tiên 300 năm trước Mạc Cửu là người đã lập nên trấn Hà Tiên thuộc Đại Việt vào năm 1708. Và ngày 7/9 năm nay, tỉnh Kiên Giang và nhân dân Hà Tiên sẽ kỷ niệm trọng thể 300 năm Trấn Hà Tiên và khánh thành tượng đài Mạc Cửu. 
Mạc Cửu là người Hoa, có công khai khẩn mở đất Hà Tiên dâng cho Chúa Nguyễn Đằng Trong 300 năm trước. Việc dựng tượng đài lớn của ông chứng tỏ sự đánh giá công bằng, đúng đắn của nhà nước ta đối với những người có công với nước 
Trên núi Bình San, một trong 10 thập cảnh Hà Tiên, có lăng mộ của Cửu Ngọc hầu Tổng binh Hà Tiên Mạc Cửu. Lăng mộ ông nằm cao nhất, ngay trên đỉnh núi. 
Các thế hệ dòng dõi họ Mạc tiếp sau mộ nằm ở các tầng thấp dần. Người  giới thiệu Lăng Mạc Cửu cho biết, về phía con trai, đến đời thứ bảy thì họ Mạc không còn nữa. 
Bây giờ chỉ có con cháu hậu duệ bên ngoại  sinh sống ở khắp các tình Đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày giỗ Tổ thì kéo nhau về. Lăng mộ và đền thờ Mạc Cửu mở cửa  sôi động 24/24 giờ. Phút giây nào cũng khói nhang nghi ngút 
Mở lại lịch sử ta thấy, trước khi Mạc Cửu lập trấn Hà Tiên, người Việt từ Thuận Hóa, Quảng Nam đã tới đây cùng làm nhà sàn, đánh cá, cấy lúa nước... sinh sống với người Ấn, người Đồ Bà (Java) trong các điểm dân cư thưa thớt ven biển, cửa sông. 
Theo sách “Trấn Hà Tiên và Tao đàn Chiêu anh các” của Hà Văn Thủy và một  số tư liệu khác, thì giữa thế kỷ XVII, người Mãn chiếm Trung Quốc, diệt nhà Minh, lập nên triều đình Mãn Thanh. 
Nhiều sĩ phu, tướng thần nhà Minh bỏ  nước ra đi. Thời kỳ này  nhiều nhóm người Hoa đến Việt Nam ở Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An. (Quảng Nam). 
Năm 1679, Trần Thượng Xuyên, Lương Ngạn Địch, Tổng binh Long Môn Quảng Tây đem 300 người trên 50 chiếc thuyền cập bờ cửa Tư Dung (Thừa Thiên Huế) xin chúa Nguyễn cho làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn cho phép nhập cư và hướng dẫn  họ vào cửa Cần Giờ, trú Bàn Lân, Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho 
Trong dòng người Hoa chạy “giặc Mãn” đó, có Mạc Cửu. Mạc Cửu sinh năm 1655 ở huyện Hải Khang, phủ Lê Châu, Quảng Đông. Năm 1671, khi 17 tuổi ông đã cùng gia quyến lên thuyền vượt biển xuống phía Nam. 
Thời kỳ này, theo lệnh chúa Nguyễn, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (một tướng quân Đằng Trong người Quảng Bình) đã cất quân đi kinh lý. Ông lập phủ Gia Định, huyện Phước Long, đặt Dinh Trấn Biên tại Biên Hòa, thành lập huyện Tân Bình (gồm đất Sài Gòn, Chợ Lớn, Long An).v.v.. 
Công lao mở cõi của Nguyễn Hữu Cảnh đối với nước Việt là rất lớn. Tiếc thay việc lớn chưa thành thì Lễ Thành hầu bị thổ huyết tạ thế lúc 51 tuổi ở  Định Tường (Tiền Giang). Vùng lục tỉnh mênh mông vẫn thuộc về Mạc Cửu. 
Lúc này, Mạc Cửu đã đổi tên Mang Khảm thành Hà Tiên, lập thành 7 xã trên một vòng cung 500 km quanh vịnh Thái Lan tới Cà Mau, trong đó có một phần lớn diện tích Lục tỉnh ngày nay như Long Xuyên , Cần Thơ, Sóc Trăng,  Rạch Giá, Cà Mau 
Mạc Cửu nhận ra đất Hà Tiên linh khí có thể dựng nên nghiệp lớn. Tháng 8/1708 ( Mậu Tý) tính chuyện muốn tồn tại  lâu dài thì không thể không  đi với Đại Việt, thế là ông cử cận thần mang ngọc lụa đến Phú Xuân  dâng biểu xưng thần, xin được làm Hà Tiên trưởng . 
Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã rất  vui mừng đón nhận vùng đất mới, liền chấp nhận và đặt là Trấn Hà Tiên của Đại Việt và phong Mạc Cửu tước Cửu Ngọc Hầu , chức Tổng binh. 
Từ đó Mạc Cửu và 30 năm sau nối ngôi là con trai cả Mạc Thiên Tích ( từ năm 1736) đã xây dựng Hà Tiên, có cảng khẩu quốc tế, có cung điện Phương Thành, đồn lũy Giang Thành, có đội thủy quân ứng chiến để bảo vệ thương thuyền qua lại cảng. 
Quân đội của họ Mạc thường xuyên tuần hành mặt biển nên chúa Nguyễn rất yên tâm về tình hình biên thùy phía Nam. Kinh tế Hà Tiên phát triển trong gần 70 năm liền.Hà Tiên buôn bán với Thuận, Quảng, Ma Lai, Xiêm, Đồ Bá, Trung Hoa, Nhật Bản Hà Tiên thời Mạc còn có đội thương thuyền buôn bán với các nước. 
Về Nội trị,  Hà Tiên có Văn Miếu, thiết lập nghĩa học, thu hút thầy giỏi khắp bốn phương, dạy chữ Hán, chữ Nôm cho cả  con cháu dòng dõi họ Mạc lẫn con nhà nghèo. 
Đặc biệt đến đời con Mạc Cửu, tức Mạc Thiên Tích văn chương thơ phú phát triển nổi bật, thu hút  nhân tài thơ văn từ nhiều miền đất nước, cả Trung hoa tham gia xướng họa làm cho danh tiếng Hà Tiên vượt ra ngoài  bờ cõi An Nam 
Trấn Hà Tiên lúc đó như là thủ phủ văn hóa, chính trị, quốc phòng của một vùng rộng lớn gần như phần lớn lục tỉnh Nam Kỳ, chứ không phải chỉ là thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang hôm nay 
Nhưng Trấn Hà Tiên tiền đồn Đại Việt cũng chịu nhiều cuộc tấn công của quân Xiêm và Chân Lạp và bọn cướp biển. 1767, 1769, 1770, 1771, cướp biển và quân Xiêm liên tục tấn công cướp phá  Trấn Hà Tiên. 
Cuộc  tấn công đánh chiếm Hà Tiên năm 1771 của vua Xiêm Trịnh Quốc Anh 3 năm sau (1773) mới rút về, đã làm cho Hà Tiên trở nên tiêu điều, không khôi phục được nữa. 
Mạc Thiên Tích chạy giặc không muốn trở về.  Dưới chế độ diệt chủng Polpot (Campuchia), ngày 14/3/1978, chúng cũng đã cho  quân sang  tàn sát giết hại 130 người dân lành ở xã Mỹ Đức, Hà Tiên, ngay dưới chân Thạch Động. 
Bia căm thù  ghi rành rành ngày tháng. Ngoài khơi Hà Tiên, Phú Quốc, Cà Mau  hiện nay vẫn còn nhiều toán cướp biển rình rập Cho nên đất Hà Tiên muôn đời  vẫn là đất phên dậu phía Nam không được xem thường. 
Những năm sau đó trung tâm thương mại của Đại Việt chuyển về  Sài Gòn - Gia Định, từ đó Hà Tiên mất dần vị trí “thủ phủ” 
63 năm họ Mạc Trấn Hà Tiên đã lập nên một địa danh lịch sử sáng ngời nơi mảnh đất tận cùng Tổ quốc 
3. Theo Hà Văn Thùy trong sách đã dẫn, người con văn võ song toàn của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích. Ông sinh năm 1706, tháng 3 Bính Tuất, con của bà vợ Việt của Mạc Cửu là Bùi Thị Lẫm, quê ở Đồng Môn, trấn Biên Hòa. 
Mạc Thiên Tích được học chữ Hoa, chữ Việt, được nghe người mẹ Việt hát ru, nên ngoài việc thay cha mưu lược quân cơ chèo lái giang sơn Hà Tiên  phát triển  về kinh tế, chính trị, quân sự, ông được giỏi thơ phú văn chương. 
Vào năm 1736, lúc 30 tuổi, Mạc Thiên Tích  đã lập Tao đàn Chiêu anh các. Đây là Tao đàn đầu tiên ở miền Nam và là Tao đàn thứ hai của đất nước, sau tao đàn Hồng Đức. 
Thơ Tao đàn Hồng Đức là thơ xướng họa trong cung vua, còn thơ tao đàn Chiêu anh các là chuyện thắng cảnh nước non, tình người thôn dã. Đó là một sự kiện văn hóa lớn (Hội Văn nghệ Kiên Giang đã lấy tên Chiêu Anh Các đặt cho tạp chí văn nghệ của Hội là vì ý nghĩa lớn lao đó). 
Mạc Thiên Tích đã làm thơ xướng vịnh 10 thắng cảnh Hà Tiên, in thành tập “Hà Tiên thập cảnh vịnh”. Cảnh đẹp thì nơi nào cũng có. Nhưng cảnh đẹp mà được nhà thơ làm thơ vịnh được phổ biến rộng rãi thì đẹp hơn lên bội phần nên mới đi sâu vào lòng người. Thậm chí có người chưa đến thăm bao giờ cũng nhớ, cũng nhắc. 
Hà Tiên thập cảnh vịnh là: Kim Dự lan đào, Bình san diệp thúy. Tiêu tự thần chung, Giang Thành dạ cổ, Thạch Động thôn Vân; Châu Lam lạc lộ; Đông Hồ ấn nguyệt, Nam phổ trùng ba, Lộc Trĩ thôn cư, Lư khê ngư bạc . 
Mạc Thiên Tích vịnh bằng thơ chữ Hán rồi, lại làm thêm Hà Tiên Quốc âm thập cảnh vịnh bằng chữ quốc ngữ  song thất lục bát. Chứng tỏ thi sĩ này rất thạo tiếng Việt của mẹ mình. 
Hãy đọc một đoạn bài vịnh đảo Kim Dự: Kim dự lan đào . Theo giải  nghĩa của thi sĩ Đông Hồ thì Kim dự lan đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng gió. Chữ Hán: Nhất đảo thôi ngôi diện bích liên / Hoàng lưu kỳ thắng tráng Hà Tiên / Ba đào thế tiệt đông Nam hải / Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên ;  
Bài Kim dự lan đào bằng Quốc âm lại có đến 34 câu ngâm song thất lục bát và một bài thơ bát cú: Kim dự này là núi chốt then / Xanh xanh dành trấn của Hà Tiên / Ngăn ngừa nước dữ không vùng vẫy  / Che chở dân lành khỏi ngả nghiêng  
Trong  bài Đông Hồ ấn nguyệt , Mạc viết : Rộng đã sánh cùng trời bát ngát / Sâu còn so với biển mênh mang . Đó cũng là cái tâm, cái chí. 
Đọc thơ thấy Mạc Thiên Tích là một ngòi bút lão luyện, tung tẩy chữ nghĩa ngang dọc. Sau đó, tập thơ Hà Tiên thập vịnh gửi đi khắp nơi và được 66  thi sĩ khắp nước và cả Trung Quốc họa vần gửi về Hà Tiên được in khắc. 
Tao đàn Chiêu anh các do Mạc Thiên Tích chủ xướng đã xuất bản tới 7 tập sách chữ Hán và một tập thơ chữ Nôm 10 bài họa 10 cảnh Hà Tiên xen những khúc ngâm song thất lục bát dài 422 câu rất điêu luyện. Hoạt động văn chương như thế ngang tầm với một đô thị lớn hiện nay. 
Nữ sĩ Mộng Tuyết (tên là Lâm Thái Úc (Út) ) trong bài ký “Đường vào Hà tiên” viết: “Không biết Thiên thai có hay không? Nếu có, thì Thiên Thai đẹp như thế nào? Chứ Hà Tiên quyết là thiên thai của Út đó". 
Không trách gì nhà thơ Đông Hồ đã lấy một thắng cảnh Hà Tiên trong Hà Tiên thập Vịnh là Đông Hồ Ấn Nguyệt để đặt bút danh thơ của mình. Và tài  thơ của ông đã không hổ với danh tiếng quê nhà. 
Mạc Thiên Tích viết trong lời tựa tập thơ Hà tiên thập Vịnh: ”Do đó biết núi sông  nhờ được phong hóa của tiên quan mà thêm phần tráng lệ, lại được các danh sĩ phẩm đề mà thêm vẻ tinh tú. Thơ này chẳng những chỉ cho chốn ven biển thêm phần tươi đẹp, mà cũng là một trang sử của Hà Tiên vậy”. 
Đó là tâm hồn, tấm lòng và ý chí hun đúc cho một  Hà Tiên nên danh sông núi 300 năm và mãi mãi... 
Hà Tiên - Huế 
Ngô Minh 

Tài liệu đính kèm:

  • docx300_nam_ha_tien_dat_viet.docx