50 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

50 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Cho đoạn trích:

 Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bấy giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người nggồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái.

- Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè. Ở Lào Cai đi sớm quá .

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,2015)

1. Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa nhưu thế nào trong việc thể hiện nhân vật?

2. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích.

 

docx 182 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 173Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "50 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: (6 điểm):
Cho đoạn trích:
 	Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bấy giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người nggồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái.
- Đây tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè. Ở Lào Cai đi sớm quá.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,2015)
1. Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa nhưu thế nào trong việc thể hiện nhân vật?
2. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích.
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp có sử dụng phép thế để liên kết và một câu bị động, làm rõ nhữung nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm của người thanh niên trong các tác phẩm trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động).
4. Thái độ “mừng quýnh”khi cầm cuốn sách của người con trai gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đề cập tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách, Ghi rõ tên tác giả.
Phần II (4 điểm):
 Nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ bếp lửa, Bằng Việt viết:
 Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2015)
1. Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?
2. Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
3. Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?
Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
............................................Hết...................................................
ĐỀ 2

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
            "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh"  "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
............................................Hết...................................................
ĐỀ 3

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: (4 điểm)
Trong một bài phân tích truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”, có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:
“Ngoài ra, trong tác phẩm, ở chốn Sa Pa lặng lẽ còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.”
1. Hãy cho biết đó là những nhân vật nào được nói đến trong câu văn trên? Nêu ngắn gọn chủ đề của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
2. Hãy hoàn thành đoạn văn khoảng 8 – 10, trình bày theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, sao cho:
- Câu văn ấy là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
- Câu kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ).
Phần 2 (6 điểm)
“Không có kính, ừ thì có bụi”
1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau:
“Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.”
Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)
............................................Hết...................................................
ĐỀ 4

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích)
Phần II: 5 điểm
Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau: 
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.”
(Nói với con – Y Phương)
1) Trong câu thơ: 
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào? 
2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. 
............................................Hết...................................................
ĐỀ 5

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: (7 điểm)
	Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
	“Không có kính không phải vì xe không có kính
	Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
	Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
	“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
	Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
	Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
	Như sa như ùa vào buồng lái.”
	(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).
Phần II (3 điểm)
1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
ĐỀ 6

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: (4 điểm) Mở đầu bài thơ”Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: 	
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó. Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
Câu 2: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc? 
Câu 3: Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí của dân tộc, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông từ trần (tháng 10 – 2013).
Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.
Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả?
Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào?
- Chúc em làm bài tốt –
ĐỀ 7

ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
Môn NGỮ VĂN

Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau : 	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc ... nh, để làm việc có hiệu quả. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là
cách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất.
-	Đối tượng nhịn và thái độ nhịn: Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con, ông bà, cháu...). Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận để giữ hòa khí. Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữ
thái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu.
*Liên hệ
-	Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết
cách “dĩ hòa vi quý”
-	Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ.
-	Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau.
-	“Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền.
Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ: “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc.
ĐỀ SỐ 50	ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1
a. Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp
b. Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là: mái tóc - Đây là cụm danh từ
c. Câu đặc biệt là câu 5: Khuya
d. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7: nhân hóa, so sánh.
Câu 2 Gợi ý
-	Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hàng ngày vô cùng quan
trọng
-	Triển khai các luận điểm để chứng minh cho vai trò quan trọng của lời chào:
+ Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.
+Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.
+ Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai dưới gặp người vài trên mà không biết chào
hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.
+ Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự trân trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.
+ Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc (lời chào cao hơn mâm cỗ).
-	Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.
Câu 3. (5,0 điểm) Gợi ý:
Phân tích đoạn trích 1: Trước khi nhận cha: Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh
Các em dẫn dắt vô bài văn có thể lựa chọn qua: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
(Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má". )
Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không
khóc mà chạy sang nhà ngoại.
→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
Phân tích đoạn trích 2: Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.
Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
Ba...a...a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "Ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "Ba" như vỡ
tung ra từ đáy lòng nó.
"Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên
nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run"
=> Chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả: sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén.
=> Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
ĐỀ SỐ 51	ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
a.	Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu của Hữu Thỉnh
(Ngữ văn 9 - Tập 2)
b.	Nội dụng của đoạn thơ trên: Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
c.	Thành phần biệt lập tình thái: "hình như"
Nêu tác dụng của thành phần biệt lập: Nó giúp câu thơ trở nên thi vị hơn bao giờ hết, dường như người ta cảm nhận bằng tất cả tri giác khi mùa thu về. Đây là một câu hỏi tu từ, nên nó không cần câu trả lời. Hay nói đúng hơn, bản thân câu hỏi đã là câu trả lời: thu đã đến hay chưa, mà đất trời biến chuyển tinh tế đến vậy.
Câu 2 (2 điểm)
I.	Mở bài
–	Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.
–	Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
II.	Thân bài
1.	Giải thích:
–	Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.
2.	Đưa ra các biểu hiện:
Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.
+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.
+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
-	Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
-	Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:
–	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
–	Uống nước nhớ nguồn.
.......
3.	Bàn bạc, mở rộng vấn đề
–	Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.
–	Dẫn chứng:
+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.
+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, ...
III.	Kết bài
–	Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
–	Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.
Câu 3 (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
I.	Mở bài
-	Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
II.	Thân bài
1.	Giới thiệu tình huống truyện
-	Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
-	Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi
ngợi ca con người lao động.
2.	Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
-	Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ
sống trên đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
-	Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)
+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
-	Hành động, việc làm đẹp
+ Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
-	Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
+ Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
+ Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
-	Anh thanh niên đại diện cho người lao động
+ Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
+ Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm
vụ được giao.
III.	Kết bài
-	Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt
mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.
-	Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.
-	Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Tài liệu đính kèm:

  • docx50_de_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.docx