Bài 16: Văn bẳn: Cố hương

Bài 16: Văn bẳn: Cố hương

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Nắm được những nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương ( xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ) . Thấu hiểu được nội dung chính từng phần trong bố cục, phương thức biểu đạt của văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện,

- Bồi dưỡng lòng yêu thích tác phẩm văn học, tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Đọc, tóm tắt truyện ; soạn bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tình hình lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật người cha (anh Sáu) đối với con trong vb “Chiếc lược ngà”.

(2) Nêu khái quát nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vb “Chiếc lược ngà”.

b) Đáp án :

(1) Tình cảm của người cha – anh Sáu đối với con :

- Khi về phép : ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy con không nhận ra mình -> không nén được bực tức, giận, đánh mắng con -> đau khổ, bất lực chào con ra đi -> sung sướng, cảm động khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ.

- Sau chuyến về phép : nhớ con và ân hận vì đã trót đánh mắng con -> dồn tâm trí và sức lực vào việc làm cây lược ngà cho con -> trao gửi vật kỉ niệm lại cho bạn thân trước lúc hi sinh.

=> Anh Sáu thương con tha thiết, sâu nặng.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 16: Văn bẳn: Cố hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 16 / 76, 77, 78
Văn học ; 	Bài 16 :
Vb : 	CỐ HƯƠNG ( tiết 1 )
	- Lỗ Tấn - 
I. MỤC TIÊU :	 Giúp HS :
Nắm được những nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố hương ( xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,  ) . Thấu hiểu được nội dung chính từng phần trong bố cục, phương thức biểu đạt của văn bản.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, 
Bồi dưỡng lòng yêu thích tác phẩm văn học, tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Đọc, tóm tắt truyện ; soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a) Câu hỏi :
Phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật người cha (anh Sáu) đối với con trong vb “Chiếc lược ngà”.
Nêu khái quát nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vb “Chiếc lược ngà”.
b) Đáp án : 
(1) Tình cảm của người cha – anh Sáu đối với con :
- Khi về phép : ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy con không nhận ra mình -> không nén được bực tức, giận, đánh mắng con -> đau khổ, bất lực chào con ra đi -> sung sướng, cảm động khi con gái yêu đột ngột thay đổi thái độ. 
- Sau chuyến về phép : nhớ con và ân hận vì đã trót đánh mắng con -> dồn tâm trí và sức lực vào việc làm cây lược ngà cho con -> trao gửi vật kỉ niệm lại cho bạn thân trước lúc hi sinh.
=> Anh Sáu thương con tha thiết, sâu nặng.
(2) Nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vb “Chiếc lược ngà” : 
- Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu.
Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu những nét cơ bản về nhà văn Lỗ Tấn và tập truyện ngắn đầu tiên của ông : Gào thét ( theo chú thích (¶)).
- Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, nhưng khi có dịp trở về quê cũ (cố hương) sau bao nhiêu năm xa cách, thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Bời vì, có khi Hạ Tri Chương trong bài Hồi hương ngầu thư :
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức 
Tiếu vấn : khách tòng hà xứ lai ?
- Sau nhiều năm xa cách, khi nhân vật “tôi” trong truyện Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối cùng không chỉ có thế 
	b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tóm tắt, tìm hiểu ngôi kể, giải thích từ khó, bố cục.
* Hd đọc ( giọng chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể , tả ; giọng suy ngẫm ở các câu triết lí ;  ) -> GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc nối -> Góp ý cách đọc của HS.
* Gọi HS tóm tắt toàn truyện ( kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà, đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác ).
* Cho HS nêu những từ ngữ khó -> GV giải thích nghĩa.
-H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể này trong văn bản là gì ? 
* GV : Ngôi thứ nhất - “tôi”, làm tăng đậm tính chất trữ tình cho câu chuyện. (tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). Nhưng không thể đồng nhất “tôi” với tác giả mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là một truyện ngắn ( “tôi” là nhân vật văn học, kết quả sáng tạo, hư cấu nghệ thuật của tác giả ) có cách kể gần như hồi kí, có sử dụng nhiều chi tiết có thực.
- H: Bố cục ? Nội dung chính từng phần trong bố cục ?
* GV thuyết giảng thêm : 
 - Trình tự kể : theo trình tự thời gian trong một chuyến đi (vài ngày), với sự thay đổi không gian : trên đường, trên thuyền, ở quê ; thay đổi thời gian ( nhớ lại quá khứ hồi còn nhỏ dại, đan xen với thời gian hiện tại) . Kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ tính chất trữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của câu chuyện.
 - Đặc điểm “đầu cuối tương ứng” của bố cục : Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hướng. Nhưng đây không phải là sự lặp lại đơn thuần : trên đường rời quê, còn có mẹ “tôi” và Hoàng ; về quê , tôi hình dung, dự đoán thực trạng của quê hương – rời quê, “tôi” ước mơ cố hương đổi mới .
-H: Phương thức biểu đạt ?
* GV : Tuy phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự, song yếu tố biểu cảm cũng có vai trò quan trọng trong tác phẩm này, vì :
 - Truyện có yếu tố hồi kí.
 - Tác giả dùng ngôi thứ nhất để dẫn dắt câu chuyện và biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng.
 - Tình cảm của tác giả thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết.
-H: Trong truyện có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?
* GV nhấn mạnh : 
- Nhuận Thổ cũng là nhân vật chính ( mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và “tôi”, chính sự thay đổi đó là nhân tố tác động mạnh nhất đến tư tưởng, tình cảm của “tôi”) , nhưng không phải là nhân vật trung tâm vì Nhuânï Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ nó, không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của câu chuyện. Truyện gồm ba phần thì trong phần đầu Nhuận Thổ chưa xuất hiện, trong phần cuối Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy tư, cảm nghĩ của “tôi”, thậm chí có thể nói, trong phần cuối, sự xuất hiện của hai hình ảnh Thuỷ Sinh và cháu Hoàng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc gợi cho “tôi” nghĩ về đặc điểm xã hội của tương lai.
-H: Có hai hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt , giàu ý nghĩa biểu tượng và biểu trưng trong truyện. Đó là hình ảnh nào ? 
Hđ 1 : Đọc và tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Tóm tắt truyện.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa của những từ ngữ này.
* Xác định -> Phân tích tác dụng của ngôi kể -> Nêu : ngôi thứ nhất -> làm tăng đậm tính chất trữ tình cho câu chuyện.
* Xác định -> Tìm nội dung chính của từng phần trong bố cục -> Nêu : 
- Đ1 ( từ đầu đến đang làm ăn sinh sống) : Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trên đường về quê.
- Đ2 ( tinh mơ sáng hôm sau  sạch trơn như quét) : Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê : cuộc gặp gỡ với thím Hai Hương, với bố con Nhuận Thổ.
- Đ3 ( phần còn lại ) : Tình cảm và ý nghĩ của “tôi” trên đường rời quê.
* Tự sự (chính) kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
* Nhân vật chính : Nhuận Thổ , “tôi”. “Tôi” là nhân vật trung tâm.
* Cố hương , con đường .
I. Đọc, tìm hiểu chung về vb :
Hđ 2 : Củng cố , dặn dò :
Tập tóm tắt truyện .
Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Nắm nội dung bài giảng của giáo viên.
Tìm hiểu tiếp văn bản : 
 + Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi” trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối . 
 + Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 16 / 77
Văn học ; 	Bài 16:
Vb : 	CỐ HƯƠNG ( tiết 2 )
	- Lỗ Tấn - 
I. MỤC TIÊU :	 Giúp HS :
- 	Thấu hiểu được diễn biến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi” trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối . Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước ; phê phán những thế lực và cái xấu xa phản tiến bộ trong xã hội đè nén con người.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : Thảo luận nhóm.
* HS : Tìm hiểu các nội dung của văn bản : 
 + Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi” trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối . 
 + Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để làm nổi bật nổi bật nội dung trên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a) Câu hỏi :
 Tóm tắt truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn.
 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể này trong văn bản là gì ?
 b) Đáp án :
 (2) Truyện được kể theo ngôi thứ nhất -> làm tăng đậm tính chất trữ tình cho câu chuyện.
Giảng bài mới :
 a) Giới thiệu bài : Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi” trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối ntn ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để làm nổi bật nổi bật nội dung trên ?
 b) Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS phân tích nhân vật “tôi” trong vb.
-H: Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ về cố hương của “tôi” được thể hiện trong chuyến về thăm từ biệt quê hương lần cuối được thể hiện qua mấy giai đoạn ? 
-H: Cảnh vật trên đường về quê hiện ra trước mắt tôi ntn ? Nhìn cảnh vật hiện tại, “tôi” nghĩ (hồi tưởng) về điều gì ?
-H: Trước sự đổi thay của quê hương như vậy, tâm trạng, cảm xúc của tôi ra sao ?
-H: Tại sao nhân vật có tâm trạng, cảm xúc ấy ? 
* GV: Vì giữa cái mong ước, hi vọng và tưởng tượng của nhân vật trước và trong chuyến đi xa khác xa với thực tế. Chính cái hình ảnh thôn xó ... ôi” thấy ngột ngạt, trơ trọi. 
 + Tình cảnh của bạn thật thê thảm : con đông, mùa mất 
 + Mất chỗ dựa trong cuộc sống, chỉ còn biết trông cậy vào thần linh phù hộ – xin bộ tam sư để cúng bái.
- Chị Hai Dương sa sút về nhân cách và đạo lí con người : đanh đá, ngoa ngoắt, kể công để xin và lấy đồ đạt.
 b. Những ngày ở nhà.
Cảnh, người, việc hiện tại
Cảnh, người, việc trong hồi ức
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật “tôi”
- Gặp mẹ, bàn chuyện giao nhà, thu dọn đồ đạc, chuẩn bị lên đường.
- Nhắc chuyện nhắn tin cho Nhuận Thổ và anh ta sắp lên thăm.
- Cảnh Nhuận Thổ lên thăm bạn cũ . Sự đổi thay từ hình dáng đến cử chỉ, lời nói. Hoàn cảnh gia đình hết sưcù nghèo túng, khó khăn của Nhuận Thổ.
- Chị Hai Dương đến chào, kể công, lấy đôi tất và hôm đi còn tự lấy cái cẩu sát khí.
- Cảnh bé Thuỷ Sinh và bé Hoàng thân thiết, chơi đùa với nhau.
- Dân làng đến chào, chia tay, mua đồ, xin đồ, vừa mua vừa lấy. Nhuận Thổ xin được vài thứ đồ đạt 
- Hồi ức của tôi về thằng bé Nhuận Thổ đẹp đẽ, khoẻ mạnh, dũng cảm, oai hùng, tay nắm chặt đinh ba đâm con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng. Tình bạn hồn nhiên, trong sáng giữa Tấn và Nhuận Thổ.
- Ngày giỗ tổ linh đình.
- Hồi ức về “nàng Tây Thi đậu phụ”.
=> Càng buồn, đau xót và cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đổi thay, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ ; xót xa vì sự ngăn cách giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Không tìm đâu bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào. Thương cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê hương, với cảnh, với người.
-H: Trên thuyền rời quê, cảm xúc và tâm trạng của “tôi” như thế nào ? “Tôi” nghĩ gì ? 
-H: Các hình ảnh : con thuyền ; thằng bé Nhuận Thổ giữa vườn dưa, đâm tra ; con đường  có dụng ý nghệ thuật gì ?
c. Trên thuyền rời cố hương :
Cảnh vật 
hiện tại
Cảnh vật 
quá khứ
Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm , suy nghĩ của nhân vật “tôi”
Con thuyền rời xa dần, mờ dần ngôi nhà cũ và làng quê trong hoàng hôn.
Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, vòm trời xanh đậm, lơ lửng vầng trăng tròn vàng thắm.
- Lòng tôi không chút lưu luyến ( cái cũ, làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Vậy thì hãy hướng đến tương lai và hy vọng).
- Hi vọng, tin tưởng vào con đường mình đã chọn, hi vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu như thằng Hoàng, thằng Thuỷ Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn mà chúng tôi chưa từng được sống. Suy nghĩ và triết lí về hình ảnh con đường. Con đường từ đâu mà ra ? Nhiều người đi mãi thì thành đường mà thôi. Triết lí về niềm hi vọng trong cuộc sống con người. Hi vọng là gì, sức mạnh tinh thần của hi vọng. Con người nên và cần biết hi vọng.
-H: Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi”, ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất, bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi” đối với cố hương là gì ?
* GV : Đó cũng chính là chủ đề tư tưởng và ý nghĩa sâu sắc của truyện ngắn này.
* Suy nghĩ, khái quát, phát biểu : đó là những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương, gia đình sâu đậm của nhân vật “tôi” : tuy buồn đau vì sự sa sút, nghèo nàn của làng quê nhưng vẫn ước mơ, hị vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ sẽ đêm đến những đổi thay cho quê hương, sẽ được sống cuộc đời hạnh phúc trên quê hương. Và chính chúng sẽ tự làm được điều ấy.
- Nhân vật “tôi” là người có lòng yêu quê hương sâu nặng.
Hđ 2 : Dặn dò.
Nắm nội dung bài giảng và học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Tìm hiểu tiếp các nội dung của vb : 
+ Nhân vật Nhuận Thổ .
+ Hình ảnh “con đường” .
+ Chủ đề của truyện.
Ngày soạn : 
Tuần / tiết : 16\78
Văn học ; 	Bài 16 :
Vb : 	CỐ HƯƠNG ( tiết 3 )
	- Lỗ Tấn - 
I. MỤC TIÊU :	 Giúp HS :
Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích tâm trạng nhân vật và một số hình ảnh mang tính chất biểu trưng trong tác phẩm.
Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước ; phê phán những thế lực và cái xấu xa phản tiến bộ trong xã hội đè nén con người.
II. CHUẨN BỊ :
* GV : Phương án tổ chức lớp : Thảo luận nhóm.
 * 	HS : Tìm hiểu tiếp các nội dung của vb : 
+ Nhân vật Nhuận Thổ .
+ Ý nghĩa hình ảnh “con đường” trong văn bản.
+ Chủ đề của truyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra 1 phút’) : 
a) Câu hỏi : 
 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể này trong văn bản là gì ?
(2) Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê ntn ? Vì sao “tôi” có tâm trạng như vậy ?
(3) Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm , suy nghĩ của nhân vật “tôi” lúc trên thuyền rời quê ra sao ?
b) Đáp án : 
(1) Truyện được kể theo ngôi thứ nhất -> làm tăng đậm tính chất trữ tình cho câu chuyện.
(2) Buồn, đau xót và cô đơn hơn vì cảnh vật, con người đổi thay, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ ; xót xa vì sự ngăn cách giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Không tìm đâu bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào. Thương cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê hương, với cảnh, với người.
(3) - Lòng tôi không chút lưu luyến ( cái cũ, làng cũ, cảnh cũ, hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không bao giờ trở lại. Vậy thì hãy hướng đến tương lai và hy vọng).
 - Hi vọng, tin tưởng vào con đường mình đã chọn, hi vọng vào tương lai thế hệ trẻ con cháu như thằng Hoàng, thằng Thuỷ Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đời mới, cuộc đời tốt đẹp hơn mà chúng tôi chưa từng được sống. Suy nghĩ và triết lí về hình ảnh con đường. Con đường từ đâu mà ra ? Nhiều người đi mãi thì thành đường mà thôi. Triết lí về niềm hi vọng trong cuộc sống con người. Hi vọng là gì, sức mạnh tinh thần của hi vọng. Con người nên và cần biết hi vọng.
Giảng bài mới : 
Giới thiệu bài : Nhân vật Nhuận Thổ là người ntn ? Ý nghĩa triết lí của truyện là gì ?
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS phân tích nhân vật Nhuận Thổ.
-H: Nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ và trong hiện tại được miêu tả ntn ? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ ? 
-H: Nguyên nhân nào đã khiến cho Nhuận Thổ biến đổi tàn tạ như vậy ?
-H: Theo em, điều không thay đổi ở nhân vật này là gì 
Hđ 1 : Tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ.
* Phát hiện chi tiết -> nêu.
* Biện pháp nghệ thuật chính là hồi ức và đối chiếu .
* Đông con, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh.
2. Nhân vật Nhuận Thổ :
Hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ
Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại
Phẩm chất của Nhuận Thổ
- Tuổi 11- 12, cổ đeo vòng bạc, tăy lăm lăm chiếc đinh ba.
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn.
- Hiêu biết nhiều chuyện lạ lùng mà “tôi” chưa từng biết.
- Cao gấp đôi trước , gặp bạn co ro, cúm rúm. Nước da vàng xạm, có nhiều nếp nhăn sâu hóm, bàn tay thô kệt và nặng nè, nứt nẻ như võ cây thông ; cặp mắt “mi mắt viền đỏ húp, mọng lên”.
- Rất quí bạn cả trong quá khứ và hiện tại
- Thật thà, hiền lành : chỉ xin mấy thứ cần thiết nhất cho cuộc sống vật chất và hi vọng tinh thần nhỏ nhoi, đáng thương của mình 
Hđ 2 : Hd Hs tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh “con đường” trong vb.
-H: Trong truyện có những hình ảnh “con đường” nào ? Hình ảnh “con đường” ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
Nếu bỏ hình ảnh ấy, liệu giá trị của truyện có bị giảm không ? Vì sao ?
Hđ 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh “con đường”.
* Thảo luận nhóm , trả lời.
3. Hình ảnh “con đường” : 
- Con đường sông, đường thuỷ đưa nhân vật “tôi” về quê và đưa gia đình “tôi” rời quê. 
- Con đường trong suy nghĩ, liên tưởng của nhân vật “tôi” -> biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường tự thân hành động, xây dựng và hi vọng của con người. Con đường này không tự nhiên mà có, không do thần linh hay Chúa trời ban tặng mà do chính con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều, góp phần tạo dựng nên.
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
-H: Qua việc phân tích trên, em hãy phát biểu ngắn gọn chủ đề của truyện ngắn ?
-H: Những đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác phẩm ?
Hđ 3 : Tổng kết 
* Khái quát chủ đề của truyện.
* Khái quát -> Trình bày.
III. Tổng kết :
 - Truyện ngắn “Cố hương”, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm ; tác giả hi vọng vào tương lai.
- Nghệ thuật :
 + Truyện ngắn đậm chất hồi kí, đậm chất trữ tình, giọng buồn man mác ;
 + So sánh, đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ ;
 + Sáng tạo những hình ảnh biểu tượng, biểu trưng giàu ý nghĩa triết lí ( con đường, bé Nhuận Thổ ).
Hđ : Dặn dò :
Nắm nội dung kiến thức bài học, học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Soạn bài “Oân tập Tập làm văn”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16 - CO HUONG.doc