Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS :

1. Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản:

- Nhận thức được mối hiểm hoạ khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

2. Luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.

3. Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.

B/CHUẨN BỊ:

- GV : Soạn giáo án, chuẩn bị kiến thức về tình hình thời sự những năm 80, về chiến tranh hạt nhân trên TG, bảng phụ.

- HS : Soạn bài.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02	 Ng.soạn:29/08/10
Tiết: 6,7(VH) Ng.dạy:30/08/10 
Bài2: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
1. Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản:
- Nhận thức được mối hiểm hoạ khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2. Luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
3. Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
B/CHUẨN BỊ:
- GV : Soạn giáo án, chuẩn bị kiến thức về tình hình thời sự những năm 80, về chiến tranh hạt nhân trên TG, bảng phụ.
- HS : Soạn bài.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định lớp: Điểm danh.
 II/ Kiểm tra bài cũ:
 1/ Chủ tịch HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh nào?Trình bày cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Người?Em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM ?
 2/ Phân tích sự kì lạ, độc đáo của phong cách HCM?
 III/ Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 -Vào những năm 40 của TK XX,trên thế giới, các nhà khoa học đã phát minh ra nguyên tử, hạt nhân. Có thể nói, đây là bước tiến nhảy vọt của KHKT. Thế nhưng, đồng thời với việc ứng dụng thành tựu này vào sản xuất, phục vụ cho cuộc sống, người ta cũng đã phát minh ra những loại vũ khí huỷ diệt, giết người hàng loạt thật khủng khiếp.
 - Trở lại với những ngày đầu tháng 8/1945, khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc, để gây thanh thế, khẳng định vị trí của mình hòng chia phần sau chiến tranh, Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki, làm cho 2 triệu người bị thiệt mạng, gây nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Cho đến tận bây giờ,dù đã hơn 60 năm trôi qua, thế nhưng mỗi khi nhắc đến sự kiện lịch sử ấy, người ta vẫn chưa hết hãi hùng.
 - Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn.Đặc biệt là hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Chiến tranh, xung đột vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở nhiều nơi trên thế giới, mà gần đây là cuộc chiến tranh xâm lược của liên quân Mĩ-Anh, cuộc xung đột ở Trung Đông giữa I-xra-en và Pa -lex-tin rồi căng thẳng hơn hiện nay là vấn đề hạt
 nhân ở bán đảo Triều Tiên...Thêm vào đó, bọn khủng bố đang hoành hành ở khắp nơi... Loài người đang đứng trước nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân- cuộc chiến tranh huỷ diệt.
 - Vì vậy, đấu tranh cho một thế giới hoà bình là một trong những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng đầy cam go, thách thức. Ta hãy lắng nghe tiếng nói của nhà văn Nam Mĩ Ga-bri-en Gác-xi-a Mac-ket về vấn đề này qua bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
Bước1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm.
-Gọi HS đọc chú thích*-SGK.
-GV chốt lại những nét chính về tác giả (G.Mác-két là nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ, người Cô-lôm-bi-a, tác giả của cuốn tiểu thuyết lừng danh Trăm năm cô đơn, từng đoạt giải thưởng Nô-ben về văn học 1982.)
+ Cho biết xuất xứ của đoạn trích?
Bước2: Đọc, tìm hiểu chú thích, thể loại
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp đến hết(2-3 em).
-GV lưu ý HS các chú thích:1,2,6.
+ Em hãy cho biết thể loại của văn bản?
 +Theo em, văn bản có tính nhật dụng không?Vì sao?(có- vì nó đề cập đến vấn đề chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình an ninh thế giới)
Bước3: Tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ(Bố cục)của bài viết
+ Nêu luận điểm chính của bài viết?
-HS thảo luận, nêu ý kiến.
+ Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
-HS thảo luận, trả lời.
+ Em có nhận xét gì về kết cấu của bài viết?(Bài viết có kết cấu chặt chẽ, hợp lí, lo gíc)
Hoạtđộng 2- tìm hiểu chi tiết đoạn trích
Bước 1: Tìm hiểu luận cứ 1.
-Gọi HS đọc lại đoạn 1
+ Trong đoạn văn mở đầu này, Tác giả nhập đề bằng cách nào?
-HS thảo luận, trả lời.
+ Để thấy rõ hơn sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, tác giả đã đưa ra những lý lẽ nào?
-HS thảo luận, trả lời.(nhóm2)
+ Em có nhận xét gì về cách nhập đề ấy?
-HS thảo luận, trả lời.
Tiết 2:
Bước 2: Tìm hiểu luận cứ 2.
- Cho HS đọc lại các đoạn 2,3,4,5,6.
-GV treo bảng phụ cho HS quan sát, nhận xét.
I/ Đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
1/ Tác giả: (xem chú thích*-đoạn 1).
2/ Xuất xứ đoạn trích:
- Phần văn bản trên được trích từ bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của G.Mác két trong cuộc họp lần thứ 2 tổ chức tại Mê-hi-cô vào tháng 8/1986,của 6 nguyên thủ quốc gia bàn về vấn đề: chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
3/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
a/Đọc: Rõ ràng, dứt khoát, chú ý các từ ngữ phiên âm.
b/Tìm hiểu chú thích: 1,2,6.
c/Thể loại: Nghị luận chính trị- xã hội(nhóm VBND)
4/ Hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản(Bố cục):
* Luận điểm chính: Chiến tranh hạt nhân là 
một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
*Hệ thống luận cứ.
a/Luận cứ 1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.(đ1)
b/Luận cứ 2: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.(đ2,3,4,5,6)
c/Luận cứ 3: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của con người mà còn phản lại sự tiến của tự nhiên nữa.(đ7,8,9)
d/Luận cứ 4: Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hòa bình.(đ10,11)
II/ Tìm hiểu chi tiết đoạn trích:
1/ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất:
- Nhập đề trực tiếp bằng cách đặt câu hỏi.
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết với những số liệu cụ thể để chứng minh: 
+ 50.000 đầu đạn hạt nhân 4 tấn thuốc nổ/người(cả trẻ con)sức công phá 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
- Phép so sánh: “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”.
Nhập đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng, số liệu cụ thể, hình ảnh so sánh độc đáo vừa làm tăng tính thuyết phục, đồng thời nhấn mạnh nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang là hiểm hoạ của loài người. 
2/Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn: (đ2,3,4,5,6)
TT
 Nhu cầu các lĩnh vực đời sống xã hội
Chi phí chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
1
2
3
4
5
100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách về y tế, giáo dục...cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới(UNICEF-1981)
Kinh phí của chương trình phòng bệnh14 năm và phòng bệnh sốt rét cho 1 tỉngười và cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
Năm 1985 theo tính toán của PAO, có 575 triệu người suy dinh dưỡng cần bổ sung ca lo.
 Tiền mua sắm công cụ cần thiết cho các
nước nghèo trong 4 năm
 Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới
 chỉ là giấc mơ
Chi phí sản xuất 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 7.000 tên lửa vượt đại châu
 10 trong số 15 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân hiệu Ni mít mà Mĩ dự định đóng 1986-2000
 kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
 27 tên lửa MX
 tiền 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
 đã và đang được thực hiện.. 
+Qua bảng so sánh trên, cho ta nhận thấy diều gì?
Bước 3: Tìm hiểu luận cứ 3.
- Cho HS đọc lại các đoạn 7,8,9.
- GV treo bảng phụ tóm tắt 2 quá trình - cho HS theo dõi, suy nghĩ, trả lời.
Tính chất phi lí, vô nhân đạo và sự tốn kém ghê gớm của việc chạy đua vũ trang, nó đã cướp đi khả năng cải thiện đời sống con người.
3/Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên nữa:
Quá trình hình thành, phát triển của sự sống
Sự huỷ diệt sự sống bằng vũ khí hạt nhân
- 380 triệu năm, con bướm mới có thể bay
- 180 triệu năm nữa, bông hồng mới nở
- Trải qua 4 kỉ địa chất(hàng chục triệu năm), con người mới được hình thành.
Quá trình tiến hoá của sự sống là vô cùng lâu dài, phức tạp
 Chỉ một cái bấm nút, tất cả sự sống bị huỷ diệt
Sự huỷ hoại thật khủng khiếp và chóng vánh .
+ Em nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả ở đây?
Bước 4:Tìm hiểu luận cứ 4
- Gọi HS đọc phần còn lại.
+ Sau khi cảnh báo hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân, ở đoạn này, tác giả đề cập đến vấn đề gì?
- HS thảo luận, trả lời.
+ Tác giả đã đưa ra sáng kiến gì? Ý nghĩa của nó?
Hoạt động 3 - Tổng kết
+ Em hãy khái quát những nét chính về nội dung, nghệ thuật của bài viết?
*Dùng sơ đồ tư duy: 
+ Em có suy nghĩ gì về việc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân?(GV ghi nội dung trong vòng tròn lên bảng đen, cho HS phát triển thành sơ đồ tư duy)
* Bằng những chứng cứ cụ thể, sinh động từ khoa học địa chất và cổ sinh học, tác giả cho thấy sự phản tiến hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân.
4/ Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặng chiến tranh hạt nhân để bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới:
- Kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, vì một thế giới hoà bình " Chúng ta đến đây...vô ích"
- Đưa ra sáng kiến: lập nhà băng lưu giữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân nổ ra.
Nhắc nhở nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, khắc cốt ghi tâm, căm thù, lên án những thế lực hiếu chiến đã đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: (GK- tr 21)
hạt nhân
IV/ Củng cố : Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài? Em có suy nghĩ gì sau khi học VB này ?
Đi ngược lại lí trí, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên
 V/ Dặn dò : Học thuộc bài, soạn bài "Các phương châm hội thoại "(TT): Tìm hiểu nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
Cướp đi khả năng cải thiện đời sống của con người
 Việc chạy đua vũ trang, 
Hiểm hoạ của loài người
Phi lí, vô nhân đạo
 chuẩn bị chiến tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docDau tranh cho mot the gioi hoa binh.doc