Bài dự thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”

Bài dự thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”

CÂU 1: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Có mấy chương, điều?

Trả lời:

Được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật có 6 chương và 46 điều.

CÂU 2: Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghiêm cấm những hành vi nào?

Trả lời: Điều 8: Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU PHÁP LUẬT 
VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH”
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Chung 
Đơn vị: THCS Nguyễn Đình Chiểu 
Huyện: Cư Kuin – Đăk Lăk 
CÂU 1: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Có mấy chương, điều? 
Trả lời: 
Được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. Luật có 6 chương và 46 điều.
CÂU 2: Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghiêm cấm những hành vi nào? 
Trả lời: Điều 8: Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
CÂU 3: Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình? 
Trả lời: Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình.
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
CÂU 4: Việc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình được Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định như thế nào? 
Trả lời: Điều 12: Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình. 
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. 
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
a. Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; 
b. Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính. 
Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành
Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải. 
Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.
Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành
1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
CÂU 5: Việc tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế nào? 
Trả lời: TƯ VẤN, GÓP Ý, PHÊ BÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
VỀ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 16. Tư vấn về gia đình ở cơ sở
1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư để phòng ngừa bạo lực gia đình.
2. Tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây:
a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
3. Việc tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc;
d) Người chuẩn bị kết hôn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở.
Điều 17. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư
1. Góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hoà giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
CÂU 6: Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình được Luật quy định như thế nào?
Trả lời: Điều 19: Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ
1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.
CÂU 7: Biện pháp cấm tiếp xúc nạn nhân bạo lực gia đình được áp dụng trong trường hợp nào? Do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền áp dụng? 
Trả lời: Điều 20: Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
 	b) Hành vi b�o lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều này.
Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án
1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình. 
5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều 22. Giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc 
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Toà án có thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có các nhiệm vụ sau đây:
a) Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình thì yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh quyết định cấm tiếp xúc;
b) Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.
3. Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra bạo lực gia đình.
CÂU 8: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình? 
Trả lời: Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân 
 1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Điều 32. Trách nhiệm của gia đình 
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
 CÂU 9: Người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? 
Trả lời: Điều 42: Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có 
hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 10: Theo bạn cần phải làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay? (không quá 300 từ, người dự thi có thể không trả lời câu hỏi này).
Trả lời: Để phòng chống nạn bao lực gia đình có hiệu quả thì phải hiểu rõ ý thức trong lối sống gia đình giữa tình cảm vợ chồng và con cái trong gia đình và sự đồng thuận sẽ chia biết thương yêu nhường nhịn vun đắp cho mái ấm hạnh phúc của gia đình và tương lai của con cái, vì sự phát triển chung của xã hội, quyền bình đẳng như nhau không phân biệt giới tính nam nữ và sự hơn thua trong lối sống, và sự ích kỉ nhỏ nhen. Những cặp vợ chồng thật sự là tấm gương sáng cho sự phát triển của con cái trong gia đình và mai sau. Đây cũng là một sự gợi ý nho nhỏ của bản thân. Tuy chưa nói hết những vấn nạn bạo lực trong gia đình hiện nay trong lối sống gia đình để tránh những va vấp không tốt trong gia đình cũng như xã hội ngày nay. Mọi người chúng ta cũng như xã hội hãy cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình, để cùng một xã hội phát triển, đất nước thêm nở hoa và nụ cười rạng nở trên môi trong mọi nhà trên đất nước Việt Nam ta!
 Ngày 28 tháng 09 năm 2010 
 Người viết
 Nguyễn Thị Hồng Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_phap_luat_ve_phong_chong_bao_luc_gia_din.doc