• - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
• Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
• - Cày đồng đang buổi ban trưa,
• Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
• Ai ơi bưng bát cơm đầy,
• Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ KIỂM TRA BÀI CŨ 1/ Cha: Người sinh ra ta, nam giới, cùng huyết thống, là từ toàn dân. Ơû Nam Bộ được gọi là gì? A/ Ba. B/ Tía. C/ Bố. D/ Cả A,B đều đúng.2/ Đọc một câu ca dao có từ “Cha” ? Giải thích ý nghĩa câu ca dao đó?NÓI QUÁ Tuần: 10Tiết: 37I/ Nói quá và tác dụng của nói quá:Ví dụ:- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Cày đồng đang buổi ban trưa,Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất.- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Đêm tháng năm rất ngắn.- Ngày tháng mười chưa cười đã tối – Ngày tháng mười rất ngắn.- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày – Mồ hôi ướt đẫm.Tác dụng:Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.* Ghi nhớ: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.* Phân biệt nói quá với nói khoác.Ví dụ: Nhà tôi có trái khổ qua,Xắt ra một lát được đà năm ky. Nói lên điều không có thật: Nói khoác. II. Luyện tập:1/ Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:A/ Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.B/ Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sứơt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. C/ [] Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. A/ Sỏi đá cũng thành cơm: Thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; nói lên niềm tin vào bàn tay lao động. B/ Đi lên đến tận trời: Vết thương chẳng có nghĩa lý gì, không phải bận tâm. C/ Thét ra lửa: Người hung dữ, độc ác, làm cho người khác phải khiếp sợ.2/ Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống // để tạo biện pháp tu từ nói quá: Bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.A/ Ở nơi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà. B/ Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng .. C/ Cô Nam tính tình xởi lởi, D/ Lời khen của cô giáo làm cho nó . E/ Bọn giặc hoảng hồn mà chạy.chó ăn đá, gà ăn sỏi bầm gan tím ruột.ruột để ngoài da. nở từng khúc ruột.vắt chân lên cổ 3. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc. - Mẫu: Nàng Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Suy nghĩ 2 phút4. Tìm các thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. - Mẫu: Ngáy như sấm.Câu 1: Nói quá là gì?A/ Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.B/ Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặt trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.C/ Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.D/ Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vậtnày sang một vật khác. Câu 2: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá ? A/ Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu. B/ Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói. C/ Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc. D/ Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.- Về nhà học thuộc bài giảng + Xem lại bài tập đã làm.- Làm bài tập 5.- Soạn bài “Oân tập truyện ký Việt Nam”.
Tài liệu đính kèm: