Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)

KIỂM TRA BÀI CŨ:

(?) Thế nào là câu chủ động? Câu sau có phải là câu chủ động không? Vì sao?

 Người lái đò đẩy thuyền ra xa.

Đáp án: Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.

Câu trên là câu chủ động. Vì có chủ ngữ người thực hiện hành động đẩy hướng vào đối tượng của hành động là thuyền.

ppt 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HiỆP ĐỨCTRƯỜNG TH&THCS TRẦN HƯNG ĐẠOMINH HỌA CHUYÊN ĐỀỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG DẠY HỌC CẤP THCSQuế Bình, ngày 04/3/2010Gv: Dương Đình LâmTổ: Khoa học Xã hộiTrường TH&THCS Trần Hưng ĐạoChào mừng quý thầy cô về dự giờ minh họa chuyên đề ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINTRONG DẠY HỌC CẤP THCS (?) Thế nào là câu chủ động? Câu sau có phải là câu chủ động không? Vì sao? Người lái đò đẩy thuyền ra xa. Đáp án: Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. Câu trên là câu chủ động. Vì có chủ ngữ người thực hiện hành động đẩy hướng vào đối tượng của hành động là thuyền.KIỂM TRA BÀI CŨ:CTHĐĐTHĐHĐ (?) Thế nào là câu bị động? Hai câu sau, câu nào là câu bị động? - Em đặt cuốn sách trên bàn. - Cuốn sách được em đặt trên bàn. Đáp án: Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.Cuốn sách được em đặt trên bàn là câu bị động vì có chủ ngữ cuốn sách là đối tượng của hành động đặt (trên bàn).KIỂM TRA BÀI CŨ:ĐTHĐHĐTIẾT 99CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo)I. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: Ví dụ:Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”.CTHĐHĐĐTHĐ=> CÂU CHỦ ĐỘNGb) Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.ĐTHĐHĐ=> CÂU BỊ ĐỘNGc) Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.HĐ=> CÂU BỊ ĐỘNGĐTHĐ* So sánh vd (a) và (b): Câu a có từ được, câu b không có từ được.BÀI TẬP NHANH(?) Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động.a. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.b. Hoài Thanh viết “Thi nhân Việt Nam” năm 1942. Thuyền được đẩy ra xa.“Thi nhân Việt Nam” được viết năm 1942.ĐTHĐHĐĐTHĐHĐ=> Câu bị động=> Câu bị động(?) Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?Ví dụ:Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.Tay em bị đau. Lưu ý: Hai câu (a) và (b) tuy có dùng được / bị nhưng không phải là câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng. Hai câu trên không có câu tương ứng.* Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:- CÁCH 1: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị / được vào sau từ, cụm từ ấy.- CÁCH 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.GHI NHỚ* Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.a. Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây dựng từ thế kỉ XIII.Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn (...) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn (...) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn (...) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 1. Chuyển mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn (...) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu.II. LUYỆN TẬPBÀI TẬP 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động - một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dung từ bị có gì khác nhau.Thầy giáo phê bình em.Em bị thầy giáo phê bình.Em được thầy giáo phê bình.=> Sự đánh giá tích cực=> Sự đánh giá tiêu cựcVí dụ a:Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.=> Sự đánh giá tích cực=> Sự đánh giá tiêu cựcVí dụ b:Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.LƯU Ý: Câu bị động có dùng từ được là câu được chuyển đổi theo hướng tích cực, có lợi cho đối tượng, có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu. Câu bị động có dùng từ bị là câu được chuyển đổi theo hướng tiêu cực, có hại cho đối tượng, có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.Thể lệ: Các em xem tranh và đặt câu chủ động hoặc bị động theo nội dung bức tranh.Xem hình đặt câuXem hình, đặt câu:1. Ông lão thả cá vàng xuống biển.2. Cá vàng được ông lão thả xuống biển.3. Cá vàng được thả xuống biển.DẶN DÒ HỌC TẬP Ở NHÀ- Học bài, làm bài tập sách bài tập. - Tập chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động.- Ôn luyện về cụm chủ - vị và soạn bài mới Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.- Chọn một trong tám đề ở sgk và viết thành một đoạn văn chứng minh trong đó có sử dụng câu bị động để liên kết câu trong đoạn.Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinhđã tham gia tiết minh họa chuyên đề.HẸN GẶP LẠI !

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_99_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_ca.ppt