Bài Kiểm tra 15 phút tháng 11 Môn Ngữ văn 9

Bài Kiểm tra 15 phút tháng 11 Môn Ngữ văn 9

I. Phần trắc nghiệm: 6 câu x 1 đ = 6 đ.

Câu 1: Văn bản “Đồng chí” dùng phương thức biểu đạt chính?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Miêu tả D. Tự sự

Câu 2:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đồng chí” là gì?

A. Vẻ đẹp của những miền quê tuy nghèo khó nhưng gần gũi, thân quen,

B. Vẻ đẹp của những chàng trai tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, đầy tình người,

C. Cuộc chiến đấu đầy hi sinh nhưng cao đẹp,

D. Vẻ đẹp dung dị, đầy chất thơ của những con người giản dị, bình thường khát khao lí tưởng chiến đấu vì tổ quốc, dù rất thiếu thốn gian lao.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài Kiểm tra 15 phút tháng 11 Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường
Lớp 9A.
Họ tên: 
Điểm:
Bài Kiểm tra 15 phút tháng 11
Môn Ngữ văn
Ngày 10 tháng 11 năm 2010
I. Phần trắc nghiệm: 6 câu x 1 đ = 6 đ.
Câu 1: Văn bản “Đồng chí” dùng phương thức biểu đạt chính?
A. Biểu cảm 	B. Nghị luận
C. Miêu tả 	D. Tự sự
Câu 2:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đồng chí” là gì?
A. Vẻ đẹp của những miền quê tuy nghèo khó nhưng gần gũi, thân quen,
B. Vẻ đẹp của những chàng trai tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, đầy tình người,
C. Cuộc chiến đấu đầy hi sinh nhưng cao đẹp,
D. Vẻ đẹp dung dị, đầy chất thơ của những con người giản dị, bình thường khát khao lí tưởng chiến đấu vì tổ quốc, dù rất thiếu thốn gian lao.
Câu 3:
	Hai dòng thơ sau có nội dung chính là gì?
	“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
	Làng tôi nghèo đất cày nên sõi đá”.
 (“Đồng chí”- Chính Hữu)
A. Kể về những miền quê nghèo khó,
B. Nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên,
C. Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của những người lính,
D. Nói lên sự đối lập giữa hai miền quê: đồng bằng và đồi núi.
Câu 4:
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” dùng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh,	B. Nhân hóa,
C. Ẩn dụ,	D. Phóng đại.
Câu 5:
	Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa nào trong các ý nghĩa sau?
A. Vừa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng,	B. Chỉ có ý nghĩa thực,
C. Chỉ có ý nghĩa biểu tượng,	D. Là một hình ảnh liên tưởng.
Câu 6:
Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” đã được tác giả khắc họa từ những phương diện nào?
A. Hoàn cảnh xuất thân,	
B. Hoàn cảnh gia đình,
C. Hoàn cảnh quê hương nghèo khó,
D. Hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống nhiều gian lao, thiếu thốn, tình đồng đội đồng chí chân thành, thắm thiết.
II. Phần tự luận: 4 điểm.
Câu 7 (1 điểm):
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” là gì?
Câu 8 (3 điểm):
Phân tích hai dòng thơ sau, trích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:
	“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
	Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Hết
Bài làm
	I. Phần trắc nghiệm: Cẩn thận chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng sau:
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
	II. Phần tự luận: Cẩn thận trả lời vào phần sau:
	Câu 7: ..
.
	Câu 8: 
.
ĐÁP ÁN
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT THÁNG 11
MÔN NGỮ VĂN
LỚP 9
	I. Phần trắc nghiệm: 5 câu x 1 điểm/câu = 5 điểm.
	Đáp án cụ thể:
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Đáp án
A
D
C
B
D
D
	II. Phần tự luận: 5 điểm.
	Định hướng nội dung:
	Câu 7: 2 đ
	Bài thơ “Đồng chí” thể hiện hình ảnh người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua hình ảnh, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực, cô đúc và giàu sức biểu cảm.
	Câu 8: 3 đ
	- Cuộc chiến đấu tuy nhiều thiếu thốn gian lao nhưng tình đồng chí, đồng đội lại thân thiết, gắn bó, keo sơn, họ hiểu rõ và sẳn sàng chia sẻ cho nhau những vất vả gian lao tợ “đôi tri kỉ”.
	- Hình ảnh những người đồng đội “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, “Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỉ” rất tình người, rất lãng mạn, mà cũng hết sức đẹp đẽ, chỉ có được ở những người lính chiến đấu vì chính nghĩa. Từ trong gian lao, những người lính thật dung dị mà cũng rất mực hào hùng.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_15_phut_thang_11_mon_ngu_van_9.doc