Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7

Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7

Phần I: Trắc nghiệm (1,5 đ)

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?

1. Một văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt đã chắc chắn là một văn bản có tính mạch lạc chưa?

A. Chắc chắn B. Chưa chắc chắn

2. Trong nhóm từ :nhà thơ, thi nhân, thi thư, thi vị, có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ C. Ba từ

D. Bốn từ

3. Trong mỗi câu dưới đây, có mấy câu đúng?

- Bố rất lo lắng con.

- Nam rất thương yêu các em.

- Mẹ thương yêu không nuông chiều con.

- Hoa xinh đẹp nhưng học rất giỏi.

A. Một câu đúng

B. Hai câu đúng C. Ba câu đúng

D. Bốn câu đúng

4. Văn trữ tình có phải là văn biểu cảm không?

A. Phải B. Không phải

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD& ĐT Hải Hậu
 Trường THCS Hải Long 
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Môn: Ngữ Văn 7
Phần I: Trắc nghiệm (1,5 đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất?
1. Một văn bản có các phần, các đoạn, các câu đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt đã chắc chắn là một văn bản có tính mạch lạc chưa?
A. Chắc chắn
B. Chưa chắc chắn
2. Trong nhóm từ :nhà thơ, thi nhân, thi thư, thi vị, có mấy từ Hán Việt?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
3. Trong mỗi câu dưới đây, có mấy câu đúng?
- Bố rất lo lắng con.
- Nam rất thương yêu các em.
- Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
- Hoa xinh đẹp nhưng học rất giỏi.
A. Một câu đúng
B. Hai câu đúng
C. Ba câu đúng
D. Bốn câu đúng
4. Văn trữ tình có phải là văn biểu cảm không?
A. Phải
B. Không phải
5. Bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” nói lên:
A. Tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của Bác.
B. Lòng yêu nước sâu nặng của Bác.
C. Tình yêu với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
D. Phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
6. Từ nào trong các từ sau là từ láy?
A. Tươi tốt
B. Giam giữ
C. Nhỏ nhắn
D. Cỏ cây
Phần II: Tự luận (8,5 điểm)
Câu 1: (1,5 đ)
Thế nào là thành ngữ? Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? Hãy lấy một ví dụ minh họa và giải thích nghĩa của các thành ngữ đó.
Câu 2: (3,0 đ)
Trình bày cảm nhận của em qua các câu thơ sau:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
 (Bà Huyện Thanh quan – Qua Đèo Ngang
Câu 3 (4,0 đ)
Hãy ghi lại cảm xúc của em về một người thân mà em hằng yêu quý.
 Đáp án 
Phần I: Trắc nghiệm
* Yêu cầu:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án đúng
B
C
A
A
C
A
* Cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm, khoanh sai hoặc khoanh thừa cho 0 điểm mỗi câu.
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Trả lời đúng khái niệm thành ngữ (cho 0,5 đ).
- Sử dụng thành ngữ đúng lúc, đúng chỗ, sát hợp với người, với cảnhthì hiệu quả diễn đạt, hiệu quả tác động sẽ rất cao, lời nói sẽ trau chuốt, sinh động, truyền cảm( cho 0,5 đ).
- Học sinh đặt một câu có sử dụng thành ngữ (cho 0,25 đ).
- Giải thích đúng nghĩa của thành ngữ đó (cho 0,25 đ).
Câu 2:
* Yêu cầu cảm nhận:
Bốn câu thơ trên nói lên tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan khi đi ngang qua Đèo Ngang trong buổi chiều tà.
- Hai câu thơ: “nhớ nước.gia gia” đối nhau rất chỉnh, rất độc đáo, nghệ thuật đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ; từ tượng thanh “quốc quốc”, “gia gia”; điển tích con chim cuốc,nhà thơ vừa tiếp tục gợi tả cảnh Đèo Ngang với âm thanh tiếng chim cuốc và chim đa đa, vừa gợi tả nỗi lòng tâm trạng của nhà thơ. Đó cũng chính là tiếng lòng thiết tha, da diết của nhà thơ nhớ nhà, nhớ quá khứ vàng son của dân tộc.
- Hai câu thơ “Dừng chân.ta với ta” vừa miêu tả vừa mang tính biểu cảm trực tiếp thâu tóm toàn cảnh và tình trong bài thơ. Đối lập giữa cảnh Đèo Ngang “trời, non, nước”, với trời đất bao la, núi trập trùng, biển bát ngát là một mảnh tình riêng “ta với ta”, mảnh tình riêng đó phải chăng đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quá khứ vàng son của dân tộc một đi không trở lại. Đó là tâm trạng hoài cổ. Mảnh tình riêng ấy chỉ mình nhà thơ biết và tự chia sẻ với nhà thơ. Cụm từ “ta với ta” nói về một con người, một nỗi buồn, thể hiện sự trống vắng, nhỏ bé, cô đơn tuyệt đối của tác giả. Đó là nỗi buồn thầm kín của nhà thơ.
* Cho điểm:
- Điểm 2,5 – 3,0: 
+ Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
+ Diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
- Điểm 1,5 – 2,0:
+ Cảm nhận tương đối sâu sắc, tinh tế.
+ Diễn đạt đôi chỗ còn vụng về.
- Điểm 0,5 – 1,0: có chi tiết chạm vào yêu cầu của đề.
- Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3:
a, Mở bài: (0,25 đ)
*Yêu cầu: Giới thiệu được người thân mà em yêu quý.
* Cho điểm:
- Cho 0,25 đ: đạt yêu cầu.
- Cho 0 đ: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b, TB: (4 đ)
* Yêu cầu:
Cảm xúc bắt vào hình ảnh về người thân gợi lên những kỉ niệm da diết, buồn vui, gắn bó,trong quá khứ, hiện tại, có thể gợi lên cả những suy ngẫm hướng tới tương lai. Từ đó, rút ra được những hiểu biết về cuộc sống, về tình đời, tình người, về chính bản thân mình.
Cảm xúc phải chân thành, theo dòng mạch tự nhiên, logich, tránh gượng ép, sáo rỗng.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3,0 – 3,5: cảm xúc phong phú,sâu sắc và tinh tế.
- Điểm 2,25 – 2,75: cảm xúc khá phong phú, có chỗ sâu sắc.
- Điểm 1,5 – 2,0: cảm xúc bắt được nhiều điều hay nhưng diễn đạt khô cứng.
- Điểm 0,25 – 1,25: cảm xúc tản mạn, hời hợt, có ý chạm vào yêu câu của đề.
- Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
c, KB: (0,25 đ)
* Yêu cầu: Bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất của mình về người thân.
* Cho điểm:
- Cho 0,25: Đạt yêu cầu.
- Cho 0 đ: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Long.doc